DANH MỤC

Mobile / Zalo: 0989 490 980
Vay Margin tại HSC tỉ lệ 1:4

Cập nhật cổ phiếu MPC – Duy trì khuyến nghị mua vào với giá mục tiêu 47.700 đồng/cp

Lượt xem: 1,171 - Ngày:

Sự kiện: Công bố KQKD kiểm toán năm 2020

Doanh thu thuần đã kiểm toán năm 2020 đạt 14,3 nghìn tỷ đồng (giảm 15,7%) và lợi nhuận thuần đạt 668 tỷ đồng (tăng trưởng 28,3%). Lợi nhuận thuần sau kiểm toán cao hơn 8,3% so với 617 tỷ đồng trước khi kiểm toán (được công bố cách đây 1 tháng).Cổ phiếu MPC

Đồ thị cổ phiếu MPC phiên giao dịch ngày 19/03/2021. Nguồn: AmiBroker

Lợi nhuận thuần sau kiểm toán cao hơn kết quả chưa kiểm toán do 1) giá vốn hàng bán là 12.801 tỷ đồng, thấp hơn 0,4% so với kết quả sơ bộ; 2) lãi thuần từ HĐ tài chính là 77 tỷ đồng cao hơn 5,5% so với kết quả sơ bộ và 3) khoản lỗ “khác” sau kiểm toán là 3,9 tỷ đồng thấp hơn khoản lỗ “khác” trước kiểm toán là 8,7 tỷ đồng.

Doanh thu giảm phản ánh thị trường Mỹ vs Canada yếu kém

Như đã đề cập trong các báo cáo trước đây, trong năm 2020 doanh thu xuất khẩu của MPC sụt giảm do cuộc điều tra chống bán phá giá tại thị trường trọng điểm của Công ty là Mỹ (chiếm khoảng 26% tổng doanh thu) và tác động của dịch COVID-19 đối với kênh dịch vụ thực phẩm tại các thị trường trọng điểm. Nhìn chung, 50% doanh thu xuất khẩu của MPC đến từ ngành dịch vụ thực phẩm.

Theo thị trường trọng điểm:

  • Doanh thu tại thị trường Bắc Mỹ (bao gồm Mỹ và Canada) giảm 35,9% xuống 5.775 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu do cuộc điều tra chống bán phá giá của các cơ quan chức năng của Mỹ.
  • Doanh thu tại Nhật Bản và Hàn Quốc lần lượt tăng 7% và 318,7% so với cùng kỳ lên lần lượt 3.437 tỷ đồng và 622 tỷ đồng. MPC chuyển sang tập trung vào các thị trường này khi đối mặt với những thách thức tại Mỹ.
  • Doanh thu xuất khẩu sang châu Âu tăng 2,6% so với cùng kỳ lên 2.073 tỷ đồng.
  • Các thị trường khác có doanh thu giảm 10,5% so với cùng kỳ do nhu cầu sụt giảm trong giai đoạn COVID-19.

Bảng 1: KQKD kiểm toán năm 2020, MPC Cổ phiếu MPC

Lợi nhuận thuần tăng 51,6% chủ yếu nhờ lãi thuần từ HĐ tài chính tăng

Tỷ suất lợi nhuận gộp năm 2020 tăng nhẹ lên 10,7% từ 9,9% trong năm 2019, chủ yếu nhờ chi phí đầu vào giảm do dịch COVID-19. Theo Công ty, sự thành công của công nghệ nuôi 2-3-4 tại các khu tự nuôi tại Minh Phú Lộc An và Minh Phú Kiên Giang đã giúp tăng nguồn tôm tươi nguyên liệu tự cung cấp trong năm 2020. Do đó, chi phí đầu vào năm 2020 thấp hơn năm 2019, điều này giúp giảm giá vốn hàng bán và tăng tỷ suất lợi nhuận gộp.

Lợi nhuận gộp giảm 9,2% xuống 1,5 nghìn tỷ đồng, nhưng lợi nhuận gộp giảm nhẹ hơn mức giảm 15,7% của doanh thu.

Tuy nhiên, lợi nhuận thuần tăng trưởng 51,6% lên 668 tỷ đồng nhờ lãi thuần từ HĐ tài chính và lợi nhuận từ các công ty liên kết và liên doanh tăng.

  • Lãi thuần từ HĐ tài chính khả quan, đạt 77 tỷ đồng trong năm 2020 so với lỗ 131 tỷ đồng trong năm 2019. Trong đó, thu nhập lãi thuần đạt 24 tỷ đồng so với lỗ 65 tỷ đồng trong năm 2019 và lãi thuần thực hiện từ chênh lệch tỷ giá lãi thuần từ chênh lệch tỷ giá đã thực hiện là 37 tỷ đồng so với lỗ 76 tỷ đồng trong năm 2019.
  • Lợi nhuận từ các công ty liên kết và liên doanh tăng trưởng 160% lên 37 tỷ đồng từ 14 tỷ đồng trong năm 2019.

Hoàn thuế chống bán phá giá 308 tỷ đồng

Trong BCTC kiểm toán năm 2020, MPC cho biết Công ty đã nộp 13 triệu USD (308 tỷ đồng) thuế chống bán phá giá cho Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ (CBP) trong quá trình điều tra. Vì CBP hiện đã gỡ bỏ thuế chống bán phá giá đối với MPC, Công ty sẽ có thể được hoàn nhập số tiền này.

Tuy nhiên, chúng tôi chưa có thông tin về cách thức hoặc thời điểm Công ty có thể nhận được khoản bồi hoàn này. Xin nhắc lại, vào ngày 11/2/2021, MPC đã nhận được quyết định từ Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ gỡ bỏ thuế chống bán phá giá đối với MSeafood, một công ty con của MPC, ban đầu được áp dụng vào ngày 13/10/2020.

Theo quyết định này, CBP xác định rằng MPC không trộn lẫn tôm xuất xứ Ấn Độ với tôm xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu sang Mỹ thông qua công ty con MSeafood. Do đó, các sản phẩm của MPC hiện không bị áp thuế chống bán phá giá tại Mỹ.

Lưu ý, số tiền thuế chống bán phá giá đã nộp là 13 triệu USD, cao hơn so với ước tính gần đây của chúng tôi là 5,3 triệu USD, theo đó, có rủi ro KQKD thực tế sẽ cao hơn so với dự báo lợi nhuận năm 2021-2022.

Duy trì khuyến nghị Mua vào, giá mục tiêu và dự báo

Chúng tôi giữ nguyên khuyến nghị Mua vào đối với Cổ phiếu MPC với giá mục tiêu là 47.700đ. Tại thị giá hiện tại, tiềm năng tăng giá của MPC là 26,5%.

Chúng tôi giữ nguyên dự báo năm 2021 với lợi nhuận thuần dự báo đạt 796 tỷ đồng (tăng trưởng 15,7%), trong khi doanh thu thuần năm 2021 dự báo tăng trưởng 18,8% lên 17.025 tỷ đồng. Doanh thu tăng do chúng tôi kỳ vọng Công ty sẽ có lại được doanh thu tại thị trường Mỹ sau khi thuế chống bán phá giá được gỡ bỏ.

Mỹ là thị trường quan trọng nhất của MPC và đóng góp khoảng 26% -30% vào doanh thu hàng năm. Do đó, việc gỡ bỏ thuế chống bán phá giá sẽ giúp thúc đẩy doanh thu của MPC trong những năm tới.

Trong năm 2022, chúng tôi dự báo doanh thu thuần đạt 19.084 tỷ đồng, tăng trưởng 12,1% và lợi nhuận thuần là 903 tỷ đồng, tăng trưởng 13,4%.

Nguồn: HSC

CÁC TIN LIÊN QUAN

Đối tác

Gọi ngay
Messenger
Zalo chát
Mở tài khoản
Góp ý