DANH MỤC

Mobile / Zalo: 0989 490 980
Vay Margin tại HSC tỉ lệ 1:4

Cập nhật cổ phiếu MBB – KQKD Q3/2021: 9 tháng đạt 80% dự báo cả năm

Lượt xem: 1,007 - Ngày:

Sự kiện: Công bố KQKD Q3/2021

MBB đã công bố KQKD Q3/2021 với lợi nhuận thuần tăng 28,2% so với cùng kỳ và đạt 3.022 tỷ đồng, chủ yếu nhờ tăng trưởng tín dụng tốt và thu nhập ngoài lãi tăng trưởng mạnh mặc dù chi phí dự phòng cũng tăng mạnh từ nền thấp của năm ngoái. Lợi nhuận thuần 9 tháng đầu năm đạt 9.171 tỷ đồng (tăng 44,8% so với cùng kỳ), cao hơn kỳ vọng và đạt 80,3% dự báo của HSC cho cả năm 2021.

Đồ thị cổ phiếu MBB phiên giao dịch ngày 28/10/2021. Nguồn: AmiBroker

Tín dụng tiếp đà tăng trưởng nhờ trái phiếu doanh nghiệp

Tổng tín dụng Q3/2021 tiếp tục tăng trưởng tốt, tăng 3,9% so với quý trước (tăng 15,1% so với đầu năm) đạt 377,2 nghìn tỷ đồng, sử dụng hết hạn mức được NHNN giao. Trong đó, cho vay khách hàng tăng nhẹ 1,6% so với quý trước (tăng 12,8% so với đầu năm) đạt 336,4 nghìn tỷ đồng trong khi trái phiếu doanh nghiệp tăng mạnh 27,5% so với quý trước (tăng 38,3% so với đầu năm) đạt 40,7 nghìn tỷ đồng.

Cụ thể, cho vay khách hàng của Ngân hàng mẹ Q3/2021 tăng 1,1% so với quý trước (tăng 12,1% so với đầu năm) đạt 318,3 nghìn tỷ đồng, chủ yếu nhờ cho vay khách hàng cá nhân (tăng 2,2% so với quý trước và tăng 13,8% so với đầu năm). Dư nợ cho vay của MCredit tăng 3,7% so với quý trước (tăng 9,4% so với đầu năm) đạt 11,1 nghìn tỷ đồng trong khi cho vay ký quỹ của Chứng khoán MB tiếp tục tăng 28,5% so với quý trước (tăng 69,6% so với đầu năm) đạt khoảng 7 nghìn tỷ đồng.

Bảng 1: KQKD Q3/2021 và 9T/2021, MBB 

Trong khi đó, tiền gửi khách hàng gần như đi ngang trong kỳ, đạt 343,9 nghìn tỷ đồng (tăng 10,6% so với đầu năm). Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn tiếp tục cải thiện, tăng 4,3% so với quý trước (tăng 7,7% so với đầu năm); theo đó tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn cải thiện lên mức 36,1% (từ 34,7% tại thời điểm cuối Q2/2021).

Tỷ lệ NIM bắt đầu giảm mặc dù tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn tăng

Như dự tính, tỷ lệ NIM của MBB trong Q3/2021 giảm 5 điểm cơ bản so với quý trước (tăng 22 điểm cơ bản so với đầu năm) xuống còn 5,32% – lợi suất gộp giảm 11 điểm cơ bản so với quý trước (giảm 34 điểm cơ bản so với đầu năm) xuống còn 7,89%, trong khi chi phí huy động giảm 7 điểm cơ bản so với quý trước (giảm 63 điểm cơ bản so với đầu năm) xuống còn 2,82%. Trong Q3/2021, lợi suất gộp giảm mạnh hơn chi phí huy động. Điều này là vì MBB triển khai các gói cho vay ưu đãi lãi suất và lãi dự thu từ các khoản vay tái cơ cấu tăng (không được ghi nhận vào thu nhập từ lãi).

Tóm lại, thu nhập lãi thuần trong Q3/2021 tăng 26,1% so với cùng kỳ (bằng so với quý trước) đạt 6.515 ty đồng; theo đó thu nhập lãi thuần 9 tháng đầu năm đạt 19.030 tỷ đồng (tăng 31,4% so với cùng kỳ).

Thu nhập ngoài vẫn tăng trưởng mạnh

Tổng thu nhập ngoài lãi tiếp tục tăng mạnh trong Q3/2021, tăng 39,1% so với cùng kỳ đạt 2.185 tỷ đồng với những điểm nổi bật như sau:

  • Lãi thuần HĐ dịch vụ tăng 16,4% so với cùng kỳ đạt 926 tỷ đồng, nhờ thu nhập dịch vụ thanh toán và bán bảo hiểm.
  • Lãi thuần HĐ kinh doanh ngoại hối tăng gấp đôi so với cùng kỳ đạt 356 tỷ đồng.
  • Lãi mua bán trái phiếu đạt 408 tỷ đồng (tăng 162% so với cùng kỳ).
  • Thu nhập từ thu hồi nợ xấu đạt 393 tỷ đồng (tăng 15,5% so với cùng kỳ).

Lũy kế 9 tháng đầu năm, thu nhập ngoài lãi tăng ấn tượng, tăng 50,8% so với cùng kỳ đạt 7.788 tỷ đồng nhờ lãi thuần HĐ dịch vụ tăng trưởng mạnh, cùng với khoản lợi nhuận đáng kể từ kinh doanh, đầu tư trái phiếu và thu hồi nợ xấu tốt.

Chi phí hoạt động được kiểm soát tốt; hiệu quả hoạt động cải thiện

Tổng chi phí hoạt động trong Q3/2021 tăng 6,6% so với cùng kỳ lên 3.024 tỷ đồng và 9 tháng đầu năm 2021 là 8.914 tỷ đồng (tăng 21,8% so với cùng kỳ). Chi phí hoạt động tại cả Ngân hàng mẹ (tăng 19% so với cùng kỳ) và công ty con (tăng 27,7% so với cùng kỳ) đều tăng đáng kể. Theo đó, hệ số CIR 9 tháng đầu năm 2021 là 33,2% so với 37,3% trong 9 tháng đầu năm 2020.

Chủ động trích lập dự phòng; chất lượng tài sản của MCredit kém đi

Tại Ngân hàng mẹ, tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ nợ nhóm 2 lần lượt tăng lên 0,76% và 0,6% từ 0,58% và 0,48% tại thời điểm cuối Q2/2021. Ngân hàng đã trích lập 1.382 tỷ đồng chi phí dự phòng (tăng 192% so với cùng kỳ) trong Q3/201 và không xóa nợ xấu. MBB thường xóa nợ xấu trong Q4 thay vì Q3 nên HSC cho rằng Cổ phiếu MBB đã chủ động trích lập dự phòng bổ sung cho các khoản vay tái cơ cấu trong kỳ.

Đồng thời, MCredit đã chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực hơn của đợt dịch Covid-19 gần nhất với tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ nợ nhóm 2 công bố lần lượt là 6,78% và 16%; tăng từ 6,5% và 9,2% tại thời điểm cuối Q2/2021. Chi phí tín dụng giảm còn 14,5% (từ 15,3% trong Q2/2021 và 17,3% trong năm 2020) nhưng nhiều khả năng sẽ tăng trong quý tới vì nợ quá hạn tăng.

Tóm lại, tỷ lệ nợ xấu hợp nhất tăng lên 0,95% (từ 0,76% tại thời điểm cuối Q2/2021) trong khi tỷ lệ nợ nhóm 2 cũng tăng lên 1,1% (từ 0,75% tại thời điểm cuối Q2/2021). Hệ số LLR vẫn ở mức cao là 233% (tại thời điểm cuối năm 2020 là 134%).

Bảng 2: Nợ xấu và chi phí dự phòng của MBB 

HSC đang xem xét lại khuyến nghị, giá mục tiêu và dự báo

Hiện HSC đưa ra giá mục tiêu dựa trên phương pháp thu nhập thặng dư cho MBB là 33.500đ. Nhưng chúng tôi sẽ giá mục tiêu, khuyến nghị và dự báo sau khi Ngân hàng công bố KQKD 9 tháng đầu năm 2021.

Nguồn: HSC

CÁC TIN LIÊN QUAN

Đối tác

Gọi ngay
Messenger
Zalo chát
Mở tài khoản
Góp ý