Sự kiện: Công bố KQKD Q2/2021
MBB công bố KQKD Q2/2021 với lợi nhuận thuần tăng 14,7% so với cùng kỳ lên 2.596 tỷ đồng. Kết quả này được thúc đẩy nhờ tín dụng tăng trưởng mạnh mẽ, tỷ lệ NIM tiếp tục cải thiện và thu nhập hoạt động dịch vụ tăng ổn định. Tuy nhiên, chi phí hoạt động và trích lập dự phòng tăng đã kéo tăng trưởng giảm.
Đồ thị cổ phiếu MBB phiên giao dịch ngày 23/07/2021. Nguồn: AmiBroker
Lợi nhuận thuần lũy kế 6 tháng đầu năm 2021 đạt 6.149 tỷ đồng (tăng 54,7% so với cùng kỳ), hoàn thành 61% kế hoạch của Ngân hàng và đạt 54% dự báo cả năm của chúng tôi. Nhìn chung, KQKD 6 tháng đầu năm 2021 vượt dự báo của chúng tôi.
Duy trì đà tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ
Tín dụng tăng mạnh 10,8% so với đầu năm (tăng 1,6% so với quý trước) lên 363,1 nghìn tỷ đồng. Trong đó, cho vay khách hàng tăng 11% so với đầu năm (tăng 1,7% so với quý trước) lên 331,2 nghìn tỷ đồng trong khi đầu tư TPDN tăng 8,4% so với đầu năm (tăng 1,1% so với quý trước) lên 31,9 nghìn tỷ đồng. Mới đây, MBB đã được NHNN tăng hạn mức tín dụng lên 15% (từ 10,5%).
Cụ thể, cho vay khách hàng tại Ngân hàng mẹ tăng 10,9% so với đầu năm (tăng 1,4% so với quý trước) lên 315 nghìn tỷ đồng, dẫn dắt bởi cho vay KHCN (tăng 11,8% so với đầu năm hoặc tăng 5,1% so với quý trước). Tổng dư nợ cho vay của MCredit tăng 5,5% so với đầu năm (tăng 3,9% so với quý trước) lên 10.736 tỷ đồng trong khi cho vay ký quỹ của MB Securities tăng 32% so với đầu năm (tăng 15% so với quý trước) lên 5.443 tỷ đồng.
Mặt khác, tổng vốn huy động tăng 9,3% so với đầu năm (tăng 4,6% so với quý trước) lên 395,6 nghìn tỷ đồng, chủ yếu nhờ tiền gửi khách hàng tăng 10,5% so với đầu năm (tăng 4,7% so với quý trước). Hệ số LDR điều chỉnh tăng nhẹ lên 91,5% (từ 90,5% vào thời điểm cuối năm 2020). Tiền gửi không kỳ hạn tăng 3,3% so với đầu năm (tăng 6,6% so với quý trước), tương ứng với tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn là 34,7% (so với 37% vào thời điểm cuối năm 2020).
Bảng 1: KQKD Q2/2021 & 6 tháng đầu năm 2021, MBB
Tỷ lệ NIM tiếp tục cải thiện
Tỷ lệ NIM tăng 20 điểm cơ bản so với quý trước (tăng 27 điểm cơ bản so với đầu năm) lên 5,37%, nhờ lợi suất gộp tăng 17 điểm cơ bản so với quý trước (giảm 23 điểm cơ bản so với đầu năm) và chi phí huy động giảm 4 cơ bản so với quý trước (giảm 56 điểm cơ bản so với đầu năm).
Nhìn chung, thu nhập lãi thuần tăng ấn tượng 42% so với cùng kỳ trong Q2/2021 lên 6.563 tỷ đồng; theo đó, thu nhập lãi thuần trong 6 tháng đầu năm 2021 đạt 12.515 tỷ đồng (tăng 34,3% so với cùng kỳ).
Tăng trưởng thu nhập ngoài lãi mạnh mẽ
Tổng thu nhập ngoài lãi tăng 21,2% so với cùng kỳ trong Q2/2021 lên 2.362 tỷ đồng với những điểm nổi bật chính như sau:
- Lãi thuần HĐ dịch vụ tăng nhẹ 9% so với cùng kỳ lên 1.030 tỷ đồng. Thu nhập phí bảo hiểm tăng bị bù trừ bởi chi phí hoa hồng và bảo hiểm tăng mạnh.
- Lãi thuần HĐ kinh doanh ngoại hối tăng lên 322 tỷ đồng (tăng 77,6% so với cùng kỳ).
- Lãi kinh doanh trái phiếu đạt 329 tỷ đồng (tăng 52% so với cùng kỳ).
- Thu hồi nợ xấu đạt 507 tỷ đồng (tăng 12,4% so với cùng kỳ).
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, thu nhập ngoài lãi tăng 56% so với cùng kỳ lên 5.603 tỷ đồng nhờ hoạt động kinh doanh mạnh mẽ và khoản thu hồi nợ xấu bất thường trong Q1/2021.
Chi phí hoạt động tiếp tục tăng
Tổng chi phí hoạt động tăng 27% so với cùng kỳ lên 3.087 tỷ đồng trong Q2/2021; trong đó, chi phí nhân viên tăng 12,6% so với cùng kỳ lên 1.697 tỷ đồng trong khi cả chi phí liên quan đến tài sản (tăng 53,8% so với cùng kỳ) và chi phí công vụ/tiếp thị khác (tăng 49,4% so với cùng kỳ) đều tăng mạnh trong kỳ.
Trong nửa đầu năm 2021, Cổ phiếu MBB đã thực hiện một số chiến dịch để có thêm khách hàng mới và hạch toán chi phí khấu hao cho tòa nhà văn phòng mới, điều này là nguyên nhân khiến chi phí tài sản và nhân viên tăng mạnh. Chi phí hoạt động lũy kế 6 tháng đầu năm 2021 tăng 31,4% so với cùng kỳ lên 5.890 tỷ đồng, theo đó, hệ số CIR trong 6 tháng đầu năm 2021 là 32,5% so với 34,7% trong 6 tháng đầu năm 2020.
Chất lượng tài sản tốt, trích lập dự phòng tăng gấp đôi so với cùng kỳ
Chi phí dự phòng tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ lên 2.431 tỷ đồng trong khi Ngân hàng đã xử lý 1.788 tỷ đồng nợ xấu trong kỳ. Chi phí tín dụng của MCredit vẫn được kiểm soát tốt ở mức 15,3% (giảm từ 17,3% trong năm 2020).
Nhờ đẩy mạnh xóa nợ xấu và trích lập dự phòng, và tỷ lệ nợ xấu thấp (0,04% tổng dư nợ), tổng nợ xấu đã giảm 22,1% so với đầu năm (giảm 39,5% so với quý trước) xuống còn 2.531 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu giảm xuống 0,76% (từ 1,09% vào cuối năm 2020 và 1,29% vào cuối Q1/2021), mức thấp kỷ lục của Ngân hàng. Trong khi đó, tỷ lệ LLR cải thiện rõ rệt lên 237% (từ 134% vào cuối năm 2020), đạt mức cao kỷ lục.
Bảng 2: Nợ xấu vì trích lập dự phòng
HSC đang xem xét lại khuyến nghị, dự báo và giá mục tiêu
Giá mục tiêu theo phương pháp thu nhập thặng dư của chúng tôi đối với MBB hiện là 29.630đ, tuy nhiên, chúng tôi đang xem xét lại khuyến nghị, dự báo và giá mục tiêu sau khi Ngân hàng công bố KQKD nửa đầu năm 2021.
Nguồn: HSC