DANH MỤC

Mobile / Zalo: 0989 490 980
Vay Margin tại HSC tỉ lệ 1:4

Cập nhật cổ phiếu LPB – KQKD 9 tháng vượt kỳ vọng nhờ kiểm soát tốt chi phí hoạt động

Lượt xem: 1,278 - Ngày:

Sự kiện: Q3/2021 tăng trưởng nhẹ nhờ chi phí hoạt động được kiểm soát

LPB đã công bố KQKD Q3/2021 với lợi nhuận thuần đạt 612 tỷ đồng (tăng 3,8% so với cùng kỳ), nhờ tổng thu nhập hoạt động tăng trưởng (tăng 12,8% so với cùng kỳ) và chi phí hoạt động bất ngờ được kiểm soát tốt (chỉ tăng 5,2% so với cùng kỳ); nhưng trái lại chi phí dự phòng tăng mạnh (tăng 157% so với cùng kỳ).

Đồ thị cổ phiếu LPB phiên giao dịch ngày 28/10/2021. Nguồn: AmiBroker

Lợi nhuận thuần 9 tháng đầu năm 2021 đạt 2.229 tỷ đồng (tăng 60% so với cùng kỳ), đạt 86% dự báo của HSC cho cả năm 2021 (sát kế hoạch của Ngân hàng cho năm 2021) và vượt kỳ vọng một chút.

Tín dụng tăng trưởng tốt trong khi vốn huy động giảm

Tổng tín dụng trong Q3/2021 tăng 10,7% so với đầu năm (lên 195,9 nghìn tỷ đồng), ở mức trung bình trong các ngân hàng HSC khuyến nghị. Trong đó, cho vay khách hàng tăng 10,9% so với đầu năm (tăng 2,6% so với quý trước đạt 195,8 nghìn tỷ đồng) trong khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp giảm mạnh xuống còn 89 tỷ đồng tại thời điểm cuối Q3/2021 từ 403 tỷ đồng tại thời điểm cuối Q4/2020.

Về mặt huy động, tiền gửi khách hàng chỉ tăng 2,5% so với đầu năm (giảm 4,2% so với quý trước) lên 178,8 nghìn tỷ đồng và giấy tờ có giá chỉ tăng 4,3% so với đầu năm (giảm 5,3% so với quý trước) lên 33,6 nghìn tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng giảm trong Q3 so với quý trước chủ yếu là vì khách hàng doanh nghiệp rút tiền gửi (giảm 13% so với quý trước) trong khi tiền gửi từ khách hàng cá nhân tăng nhẹ (tăng 1,3% so với quý trước).

Bảng 1: KQKD Q3/2021, LPB 

Bên cạnh đó, tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn tại thời điểm cuối Q3/2021 giảm mạnh còn 7,4% từ 10,7% tại thời điểm cuối Q2/2021 và 14,6% tại thời điểm cuối năm 2020. Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn của LPB tại thời điểm cuối Q3/2021 hiện đang ở đáy của 5 năm, nhiều khả năng là do Bảo hiểm xã hội Việt Nam – một khách hàng chính của LPB – rút tiền kể từ năm 2017. Chúng tôi tin rằng việc rút tiền của Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã gần kết thúc, theo đó tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn có thể tăng trở lại trong những quý tới.

Với tăng trưởng tín dụng cao hơn tăng trưởng huy động, hệ số LDR điều chỉnh đã tăng lên 92,2% tại thời điểm cuối Q3/2021 từ 86,3% tại thời điểm cuối Q2/2021 và 85,4% tại thời điểm cuối năm 2020.

Tỷ lệ NIM thu hẹp một chút

Tỷ lệ NIM trong Q3/2021 giảm 5 điểm cơ bản so với quý trước xuống còn 3,45% (nhưng vẫn tăng 34 điểm cơ bản so với cùng kỳ) vì lợi suất gộp giảm 4 điểm cơ bản so với quý trước xuống còn 8,7% (giảm 28 điểm cơ bản so với cùng kỳ) và chi phí huy động tăng 5 điểm cơ bản so với quý trước xuống lên 5,27% (giảm 62 điểm cơ bản so với cùng kỳ). Lợi suất gộp giảm trong kỳ phản ánh gói cho vay hỗ trợ lãi suất với quy mô 11,7 nghìn tỷ đồng (bằng 6% tổng dư nợ cho vay).

Cho Q4/2021, HSC cho rằng động thái hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 sẽ tiếp tục làm giảm tỷ lệ NIM của LPB.

Thu nhập HĐ dịch vụ Q3/2021 bị ảnh hưởng tiêu cực

Lãi thuần HĐ dịch vụ đạt khiêm tốn trong Q3/2021, chỉ tăng 5,3% so với cùng kỳ (giảm 32% so với quý trước) vì hoạt động bancassuarance chịu ảnh hưởng của giãn cách xã hội.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2021, lãi thuần HĐ dịch vụ đạt 546 tỷ đồng (tăng 53% so với cùng kỳ) và thu nhập ngoài lãi đạt 754 tỷ đồng (tăng 56% so với cùng kỳ) nhờ đà tăng mạnh của mảng bancassuarance và dịch vụ thanh toán trong 6 tháng đầu năm 2021. Thu nhập các HĐ dịch vụ khác nói chung không đáng kể.

Hiệu quả hoạt động tiếp tục cải thiện

Chi phí hoạt động Q3/2021 chỉ tăng 5,2% so với cùng kỳ với chi phí nhân viên tăng 22% so với cùng kỳ được bù lại nhờ chi phí công vụ giảm (giảm 13% so với cùng kỳ). Quá trình chuyển đổi hoạt động tiếp tục là động lực chính giúp chi phí hoạt động cải thiện. Chúng tôi nhấn mạnh rằng việc kiểm soát chi phí hoạt động là nhân tố chính giúp KQKD Q3/2021 vượt kỳ vọng.

Nói chung, hệ số CIR 9 tháng đầu năm 2021 giảm còn 47,4% từ 59,8% trong năm 2020, tuy rằng vẫn ở mức cao trong số các ngân hàng HSC khuyến nghị.

Chất lượng tài sản vẫn cần được theo dõi sát

Tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ nợ nhóm 2 tại thời điểm cuối Q3/2021 lần lượt tăng nhẹ lên 1,42% và 0,86% từ 1,34% và 0,81% tại thời điểm cuối Q2/2021. Hệ số LLR cũng tăng lên 98,2% từ 96,5% tại thời điểm cuối Q2/2021 và 89,6% tại thời điểm cuối Q4/2020.

Chi phí dự phòng trong Q3/2021 tăng mạnh 157% so với cùng kỳ lên 271 tỷ đồng, theo đó chi phí tín dụng theo năm là 0,58% (năm 2020 là 0,44%). Chi phí dự phòng 9 tháng đầu năm 2021 là 887 tỷ đồng, tăng 176% so với cùng kỳ, bằng 77% và sát dự báo của chúng tôi cho cả năm.

Lãi dự thu của Cổ phiếu LPB giảm 2,2% so với quý trước (tăng 6,3% so với đầu năm) còn 6.429 tỷ đồng, tương đương 2,74% tổng tài sản sinh lãi so với 2,89% tổng tải sản sinh lãi tại thời điểm cuối Q2/2021.

Nói chung, chúng tôi thấy dịch Covid-19 chưa ảnh hưởng nhiều đến chất lượng tài sản của LPB trong Q3. Tuy nhiên, vì chưa có thông tin cụ thể về các khoản vay tái cơ cấu của LPB và lãi dự thu vẫn ở mức cao nhất trong số các ngân hàng HSC khuyến nghị, chúng tôi vẫn giữ quan điểm thận trọng về chất lượng tài sản của LPB.

HSC đang xem xét lại khuyến nghị, giá mục tiêu và dự báo

Sau nhiều tháng có diễn biến giá cổ phiếu kém khả quan, LPB hiện đang có P/B dự phóng năm 2022 không đắt, là 1,33 lần. HSC đang xem xét lại giá mục tiêu, khuyến nghị và dự báo. Hiện giá mục tiêu dựa trên phương pháp thu nhập thặng dư của LPB là 28.300đ.

Nguồn: HSC

CÁC TIN LIÊN QUAN

Đối tác

Gọi ngay
Messenger
Zalo chát
Mở tài khoản
Góp ý