DANH MỤC

Mobile / Zalo: 0989 490 980
Vay Margin tại HSC tỉ lệ 1:4

Cập nhật cổ phiếu HSG – Khuyến nghị BÁN với giá mục tiêu 3.200đ

Lượt xem: 2,014 - Ngày:

Tôn Hoa Sen (Cổ phiếu HSG) là doanh nghiệp dẫn đầu ngành Tôn mạ, chiếm thị phần 34%, nhưng đang sụt giảm so với 37.5% (2015) do một số đối thủ trong nước như NKG, Tôn Đông Á gia tăng thị phần khi được bảo hộ mậu dịch. HSG có thị phần thứ hai trong mảng ống thép (18%) sau HPG.

Đồ thị cổ phiếu HSG phiên giao dịch ngày 21/12/2018. Nguồn: AmiBrokerĐồ thị cổ phiếu HSG phiên giao dịch ngày 21/12/2018. Nguồn: AmiBroker

Ngành và vị thế công ty

Sản lượng thép, tôn mạ trên đầu người tại Việt Nam năm 2016 mới chỉ ở mức 241 kg/người, vẫn thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực như Malaysia, Phillipine, Singapore, Thailand. Tuy nhiên, các doanh nghiệp đầu ngành như HSG NKG HPG liên tục tăng công suất khiến sản lượng tăng nhanh và mức độ cạnh tranh đã trở nên gay gắt. – Giá của thành phẩm và bán thành phẩm VLXD cũng tăng mạnh kể từ đầu năm do Trung Quốc siết chặt các HĐ công nghiệp nặng làm giảm cung toàn cầu. Điều này làm ảnh hưởng tới các DN như HSG, NKG do chuỗi SX bắt đầu từ bán thành phẩm (thép cán nguội) chứ không có chuỗi khép kín như HPG.

Tôn Hoa Sen là doanh nghiệp dẫn đầu ngành Tôn mạ, chiếm thị phần 34%, nhưng đang sụt giảm so với 37.5% (2015) do một số đối thủ trong nước như NKG, Tôn Đông Á gia tăng thị phần khi được bảo hộ mậu dịch. HSG có thị phần thứ hai trong mảng ống thép (18%) sau HPG.

Mô hình kinh doanh

Cơ cấu DT: Sản phẩm Tôn mạ chiếm 74%, còn lại là ống thép xây dựng (23% DT) và ổng nhựa (3%).

Trong 9T2018, sản lượng tiêu thụ tôn mạ lẫn thép ốn đều tăng trưởng 10.7% và 12.5%, chủ yếu tới từ thị trường nội địa.

Tuy nhiên LNST giảm mạnh so với cùng kỳ do:

(1) Giá HRC đầu vào tăng 20% kể từ đầu năm, dẫn tới biên LNG giảm mạnh xuống còn 8.5% trong quý 4 năm tài chính 2017 – 2018 (Q3 trong năm 2018) là mức thấp nhất kể từ 2011.

(2) CP bán hàng/DT là 5.2% và CP quản lý/DT là 2.6%, cao hơn đáng kể so với các DN cùng ngành do HSG vẫn đang tăng cường mở rộng hệ thống phân phối và thuê nhiều nhân sự.

(3) Áp lực CP lãi vay: HSG chủ yếu sử dụng vay nợ để mở rộng công suất SX và hệ thống phân phối. CP lãi vay tăng 68% do công ty tiếp tục gia tăng nợ ngân hàng thêm 21%.

Ngoài các HĐKD cốt lõi, HSG có tham gia vào một số lĩnh vực khác (BĐS và du lịch).

Triển vọng doanh nghiệp

Triển vọng của HSG không mấy sáng sủa khi HĐKD cốt lõi đang chịu lỗ:

(1) Tăng trưởng tiêu thụ tôn mạ đang chững lại, cho thấy nhu cầu nội địa đã bước qua giai đoạn tăng trưởng nhanh. Cạnh tranh sẽ ngày càng gắt gao khi các DN khác như HPG, NKG, Tôn Đông Á đều tăng cường mở rộng SX.

(2) Tiêu thụ ống thép có vẻ khó khăn ở cả thị trường nội địa và XK, khi trong nước cung đã vượt cầu với tốc độ tăng công suất của các DN trong ngành, còn thuế chống bán phá giá cho hàng XK tăng. Cạnh tranh gia tăng khiến HSG đã phải giảm giá bán để giữ thị phần.

(3) Nợ vay tiếp tục tăng trong Q4 niên độ 2017 – 2018, dự báo áp lực chi phí lãi vay rất lớn trong các năm tiếp theo đặc biệt trong bối cảnh lãi suất đang có xu hướng tăng.

(4) HSG cũng đang tham gia một số các lĩnh vực ngoài ngành (chủ yếu là BĐS) gây phân bổ nguồn lực trong khi HĐKD cốt lõi vẫn đang lỗ. Nhiều khả năng HSG sẽ phải chuyển nhượng bớt các dự án BĐS để bù lỗ cho HĐKD cốt lõi.

BLĐ mới đây đã thông báo tái cấu trúc hệ thống phân phối để đáp ứng quy mô SX, tăng năng lực cạnh tranh, tập trung gom thị phần miền Bắc – Trung. Tuy nhiên trong bối cảnh nợ vay đã ở mức quá cao, tác động chỉ từ khâu phân phối là không đủ để kéo HSG ra khỏi thời kỳ khó khăn như hiện nay.

Sức khỏe tài chính

Sức khỏe tài chính rất kém: dư nợ ở mức đáng báo động 10,800 tỷ nợ ngắn hạn và 3,462 tỷ dài hạn, tỉ lệ nợ/VCSH là 3 lần, chỉ số thanh toán hiện hành 0.92 lần.

CFO/LN ròng âm liên tục từ 2016 cho thấy chất lượng LN kém, HĐKD kém hiệu quả.

Dự báo LNST niên độ 2018 – 2019 đạt 623 tỷ đồng.

Nguồn: HSC

 

CÁC TIN LIÊN QUAN

Đối tác

Gọi ngay
Messenger
Zalo chát
Mở tài khoản
Góp ý