DANH MỤC

Mobile / Zalo: 0989 490 980
Vay Margin tại HSC tỉ lệ 1:4

Cập nhật cổ phiếu HDB – Q2/2020: HĐKD cốt lõi của Ngân hàng mẹ khả quan

Lượt xem: 1,047 - Ngày:

Sự kiện: Công bố KQKD Q2/2020

HDB công bố KQKD Q2/2020 khả quan với lợi nhuận thuần hợp nhất đạt 1.320 tỷ đồng (tăng 47,3% so với cùng kỳ) nhờ cho vay tăng trưởng mạnh (tăng 9,6% so với đầu năm) và tỷ lệ NIM cải thiện (tăng 0,78% so với cùng kỳ); từ đó giúp thu nhập lãi thuần tăng trưởng mạnh (tăng 19,7% so với cùng kỳ). Thu nhập ngoài lãi cũng tăng trưởng khá (tăng 8,1% so với cùng kỳ). Chi phí hoạt động giảm (giảm 12,6% so với cùng kỳ) nhưng chi phí dự phòng lại tăng (tăng 33,4% so với cùng kỳ).

Cổ phiếu HDB

Đồ thị cổ phiếu VIB phiên giao dịch ngày 04/08/2020. Nguồn: AmiBroker

Lợi nhuận thuần 6 tháng đầu năm đạt 2.322 tỷ đồng (tăng 30,8% so với cùng kỳ). Kết quả này cao hơn 15% dự báo của HSC cho 6 tháng đầu năm và bằng 57,3% dự báo cho cả năm.

Ngân hàng mẹ: thu nhập lãi thuần là động lực giúp LNST Q2 tăng 65,2%

Thu nhập lãi thuần tăng mạnh 22,2% so với cùng kỳ trong Q2/2020 nhờ cho vay khách hàng tăng 9,8% so với đầu năm (tăng 15,4% so với cùng kỳ và tăng 5,5% so với quý trước) và tỷ lệ NIM tăng 0,72% so với cùng kỳ đạt 3,7%.

Cho vay khách hàng của HDB tăng 9,8% so với đầu năm (tăng 5,5% so với quý trước đạt 46,9 nghìn tỷ đồng); là mức cao so với toàn ngành (cho vay khách hàng toàn ngành tăng 3,5% so với đầu năm). Tiền gửi khách hàng cũng tăng rất mạnh, tăng 18,8% so với đầu năm (tăng 12,7% so với quý trước, đạt 149,8 nghìn tỷ đồng); theo đó hệ số LDR thuần đã giảm còn 98% từ 106% tại thời điểm cuối năm 2019.

Tiền gửi không kỳ hạn tăng 15,5% so với đầu năm trong khi tiền gửi có kỳ hạn tăng 19,2% so với đầu năm. Theo đó; tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn giảm còn 12,3% từ mức 12,6% tại thời điểm cuối năm 2019.

Chi phí huy động bình quân được kiểm soát tốt, giảm 0,13% so với cùng kỳ còn 4,93% trong khi lợi suất gộp tăng ấn tượng, tăng 0,6% so với cùng kỳ lên 8,48% nhờ lợi suất cho vay tăng 0,77% so với cùng kỳ lên 10,6%.

Bảng 1: Tóm tắt KQKD Q2/2020 của HDB Cổ phiếu HDB

Theo đó, tỷ lệ NIM đã cải thiện đáng kể so với cùng kỳ (tăng 0,72% so với cùng kỳ lên 3,7%). Ảnh hưởng của dịch Covid-19 chỉ thể hiện rõ nếu so với quý trước, cụ thể lợi suất gộp Q2/2020 giảm 0,23% và tỷ lệ NIM giảm 0,28% so với quý liền trước.

Thu nhập ngoài lãi nói chung gây thất vọng mặc dù vẫn tăng 16,2% so với cùng kỳ và đạt 262 tỷ đồng. Lãi thuần HĐ dịch vụ giảm mạnh 86,2% so với cùng kỳ, chỉ đạt 5,6 tỷ đồng. Lãi thuần HĐ kinh doanh ngoại hối giảm 27,5% so với cùng kỳ còn 44,1 tỷ đồng.

Lãi thuần mua bán trái phiếu đạt 123,2 tỷ đồng; tăng 4 lần so với cùng kỳ và là một điểm nhấn trong thu nhập ngoài lãi. Thu nhập khác tăng 34,7% đạt 88,7 tỷ đồng.

Theo đó, tổng thu nhập hoạt động trong Q2/2020 đạt 2.128 tỷ đồng (tăng 21,4% so với cùng kỳ) và trong 6 tháng đầu năm 2020 đạt 4.188 tỷ đồng (tăng 25,9% so với cùng kỳ).

Chi phí hoạt động giảm đáng kể còn 1.025 tỷ đồng (giảm 28,4% so với cùng kỳ và giảm 43,1% so với quý trước). Chi phí hoạt động tăng mạnh trong Q1/2020 do Ngân hàng trích trước chi phí dự phòng nhằm chuẩn bị cho những ảnh hưởng của dịch Covid-19. Theo đó, chi phí hoạt động đã được kỳ vọng sẽ giảm trong những quý tiếp theo.

Chi phí hoạt động trong 6 tháng đầu năm 2020 vẫn tăng 10% so với cùng kỳ; nhưng nhờ tổng thu nhập hoạt động tăng trưởng mạnh, nên tỷ lệ CIR vẫn giảm còn 38,4% từ mức 43,9% trong 6 tháng đầu năm 2019.

Tỷ lệ nợ xấu của Cổ phiếu HDB tăng nhẹ lên 1,12% tổng dư nợ cho vay so với 0,98% tại thời điểm cuối năm 2019. Nợ nhóm 2 giảm (giảm 14,5% so với đầu năm) và chiếm 0,98% tổng dư nợ cho vay.

Chi phí dự phòng trong Q2/2020 là 150 tỷ đồng (tăng 45% so với cùng kỳ) và trong 6 tháng đầu năm 2020 là 221,2 tỷ đồng (tăng 71,3% so với cùng kỳ). Hệ số LLR giảm còn 84,4% từ 95,4% tại thời điểm cuối năm 2019. Nhìn chung, ảnh hưởng của dịch Covid-19 chưa tác động nhiều lên KQKD Q2/2020.

Lợi nhuận thuần của Ngân hàng mẹ đạt 1.116 tỷ đồng trong Q2/2020 (tăng 65,2% so với cùng kỳ) và đạt 1.887 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2020 (tăng 35,2% so với cùng kỳ), bằng 50,5% dự báo của HSC cho cả năm 2020. Kết quả thực hiện 6 tháng cao hơn 5% so với kỳ vọng của chúng tôi.

HDSaison: tăng trưởng ổn định

Dư nợ cho vay của HDSaison tăng ổn định, tăng 7,24% so với đầu năm (tăng 2,2% so với quý trước) đạt 13,5 nghìn tỷ đồng; đóng góp 8,4% tổng dư nợ cho vay hợp nhất.

Dù không có thông tin đầy đủ, chúng tôi ước tính tỷ lệ NIM của HDSaison giảm 0,18% so với cùng kỳ còn 27,46%. Theo đó, thu nhập lãi thuần của HDSaison tăng 14,9% so với cùng kỳ và đạt 914 tỷ đồng; đóng góp 32,9% vào thu nhập lãi thuần hợp nhất. Chúng tôi ước tính thu nhập ngoài lãi giữ nguyên ở 153 tỷ đồng; tổng thu nhập hoạt động đạt 1.067 tỷ đồng (tăng 12,3% so với cùng kỳ).

Chi phí hoạt động tăng 15% so với cùng kỳ mặc dù số lượng nhân viên giảm 3,9% so với cùng kỳ (giảm 6,7% so với đầu năm). Hệ số CIR giữ ổn định tại 52,4%.

Tỷ lệ nợ xấu tại HDSaison tăng lên 6,25% (từ 5,44% tại thời điểm cuối năm 2019) và tỷ lệ nợ nhóm 2 tăng lên 7,4% (từ 4,9% tại thời điểm cuối năm 2019). Chi phí dự phòng tăng 27,5% lên 258 tỷ đồng trong Q2/2020. Tính chung 6 tháng đầu năm, chi phí dự phòng là 479 tỷ đồng. Trong tổng cộng 700 tỷ đồng chi phí dự phòng hợp nhất, chỉ có 221 tỷ đồng dự phòng trích lập tại Ngân hàng mẹ trong khi 479 tỷ đồng là chi phí dự phòng trích lập tại công ty tài chính tiêu dùng HDSaison.

Lợi nhuận thuần của HDSaison trong Q2/2002 ước đạt 204,5 tỷ đồng (giảm 7,1% so với cùng kỳ và giảm 11,2% so với quý trước) và trong 6 tháng đầu năm 2020 ước đạt 434,6 tỷ đồng (tăng 14,4%). Kết quả 6 tháng bằng 61,9% dự báo của HSC cho cả năm 2020 và vượt 20% kỳ vọng của chúng tôi cho 6 tháng đầu năm 2020.

Dự báo đang được xem xét lại

Chúng tôi duy trì đánh giá Mua vào với giá mục tiêu dựa trên phương pháp thu nhập thặng dư là 33.700đ. Chúng tôi sẽ xem xét lại dự báo của mình. Dự báo hiện tại của HSC đối với LNST hợp nhất năm 2020 là 4.052 tỷ đồng (tăng trưởng 0,78%).

Nguồn: HSC

CÁC TIN LIÊN QUAN

Đối tác

Gọi ngay
Messenger
Zalo chát
Mở tài khoản
Góp ý