Ngành và vị thế công ty trong ngành:
- Ngành xây dựng tăng trưởng mạnh đi kèm với sự phát triển của thị trường bất động sản. Mặc dù có lo ngại về việc Phân khúc nhà ở cao cấp đã đạt đỉnh, Phân khúc nhà ở cao tầng có mức giá rẻ đến trung cấp ở các khu vực vành đai 3 vẫn sẽ thu hút các gia đình có nhu cầu ở thực, và là giải pháp duy nhất cho việc giãn mật độ dân cư tại các khu vực nội đô.
- Bất động sản công nghiệp và hạ tầng được kỳ vọng tăng trưởng tốt nhờ sự hồi phục chung của nền kinh tế, chính sách tài khóa đang mở rộng của chính phủ giúp hoạt động đầu tư công tăng mạnh, và chính sách tiền tệ mở rộng với lãi suất thấp và tăng trưởng tín dụng cao >20%. Tốc độ tăng trưởng ngành xây dựng năm 2016 là 10.1%, cao hơn so với GDP là 6.21%.
- Hòa Bình (Cổ phiếu HBC) là doanh nghiệp niêm yết lớn thứ 2 trên sàn, chỉ sau CTD.
Đồ thị cổ phiếu HBC phiên giao dịch ngày 13/08/2018. Nguồn: AmiBroker
Mô hình kinh doanh:
- Xây dựng vẫn là hoạt động kinh doanh chính của HBC, chiếm tới 93% tổng doanh thu. Trong đó, ~47% đến từ xây TTTM và cao ốc văn phòng, 28% từ nhà ở, 17% từ xây khách sạn và resort
- Hòa Bình đã triển khai mô hình Tổng thầu Design & Build (Thiết kế & Xây dựng) giúp giảm thời gian triển khai và tiết kiệm chi phí tới 30% so với mô hình truyền thống.
- Năm 2016 là năm bản lề cho hoạt động tái cấu trúc của HBC, nhất là việc đồng quản trị rủi ro với ngân hàng, từ việc quản trị dòng tiền, vốn lưu động cho tới thẩm định dự án, chủ đầu tư. Mối quan hệ gắn kết lợi ích với các ngân hàng lớn như BIDV, Vietinbank giúp HBC tận dụng được nguồn lực vốn vay tín chấp để liên tục tăng trưởng cao trong 2016 – 2017.
Tiềm năng doanh nghiệp:
- Giá trị backlog chuyển sang năm sau các năm 2015-2017 lần lượt là 9.42K tỷ, 17.1K tỷ, và 21.6K tỷ; tổng giá trị
hợp đồng ký mới qua 3 năm lần lượt là 9.5K tỷ, 18.6K tỷ, và 20.5K tỷ. Tốc độ tăng doanh thu đang chậm dần. - Các dự án lớn là khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất (3,000 tỷ), Imperia Sky Garden (2,600 tỷ), Times Garden (2,000 tỷ), Aeon Mall Ha Dong (2,053 tỷ)…
- HBC chấp nhận dòng tiền từ HĐKD (CFO) âm trong ngắn hạn để dùng vốn vay giá rẻ tài trợ vốn lưu động (Phải trả Nhà cung cấp) từ đó có được chiết khấu đầu vào tốt. Tuy nhiên, điều này cũng khiến HBC phải tăng vay ngân hàng để tài trợ vốn lưu động, khiến chi phí lãi vay tăng nhanh.
- Ngoài ra, tỷ suất LN gộp sẽ giảm mạnh trong năm 2018 do chi phí nguyên vật liệu như giá thép đang tăng nhanh, chi phí lãi vay cũng tạo ra gánh nặng lớn.
- Phân khúc nhà giá rẻ mới bắt đầu xu hướng phát triển và sẽ phải xây cao tầng sẽ là tiềm năng cho các công ty xây dựng lớn như CTD, HBC. Ngoài ra, việc CTD giảm tỷ trọng tại một số khách hàng lớn như VIC (để giảm rủi ro tập trung) cũng tạo ra cơ hội cho HBC tăng thị phần.
Tình hình tài chính của HBC khá tệ:
- Dư nợ vay là 4.7K tỷ, chiếm 35% tổng tài sản; tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu lên tới 4.17 lần
- Dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh cũng kém khả quan khi âm lần lượt -1.1K tỷ và -242 tỷ trong năm 2017 và Q1 2018
- Tuy vậy, số dư tiền cũng là ~575 tỷ
- HBC đã trích lập thêm 36 tỷ/ tổng 315 tỷ dự phòng nợ xấu cho Hải Quân, Tập đoàn FLC… Với tình hình thị trường xây dựng hiện nay, khó dự báo HBC sẽ phải trích lập thêm hay được hoàn nhập dự phòng từ các khoản nợ quá hạn.
- Dự báo LNST 2018-2019 đạt 685 và 740 tỷ, tương đương EPS sau Khen thưởng Phúc lợi đạt 2,989đ và 3,228đ.
Nguồn: Research HSC
Từ khóa: HBC