DANH MỤC

Mobile / Zalo: 0989 490 980
Vay Margin tại HSC tỉ lệ 1:4

Cập nhật cổ phiếu FMC – Cập nhật ĐHCĐ 2019

Lượt xem: 2,231 - Ngày:
2018 là năm kinh doanh thành công nhất của FMC (Cổ phiếu FMC) khi Công ty ghi nhận kim ngạch xuất khẩu ở mức 164 triệu USD. Doanh thu thuần đạt 3.807 tỷ đồng (+8,8% YoY) và LNTT đạt 194 tỷ đồng (+71,3% YoY).

Đồ thị cổ phiếu FMC phiên giao dịch ngày 09/04/2019. Nguồn: AmiBrokerĐồ thị cổ phiếu FMC phiên giao dịch ngày 09/04/2019. Nguồn: AmiBroker

Năm 2017 giá tôm tăng tốt đã kích thích nông dân các nước thả nuôi nhiều trong năm 2018. Thời tiết tốt cũng góp phần làm sản lượng tôm của nhiều nước sản xuất chính như Ấn Độ, Ecuador, Indonesia tăng mạnh. Nguồn cung tăng mạnh đã dẫn đến giá tôm thế giới sụt giảm nghiêm trọng. Ngoài ra, tôm Việt Nam cũng gặp phải cạnh tranh gay gắt ở thị trường Mỹ do Trung Quốc đẩy mạnh xuất khẩu tôm và nhiều loại thủy sản vào Mỹ từ quý 3/2018 nhằm tránh việc bị tăng thuế nhập khẩu từ 10% lên 25% từ đầu năm 2019 (điều này rốt cuộc đã không xảy ra do Mỹ và Trung Quốc đang trong quá trình đàm phán thương mại).

Tuy nhiên, lợi nhuận của FMC vẫn tăng trưởng mạnh mẽ là nhờ các yếu tố sau:

  • Nhiều hợp đồng lớn đã được chốt từ cuối năm 2017 và trong quý 1/2018, thời điểm giá nguyên liệu và giá xuất khẩu còn ở mức cao.
  • Giá nguyên liệu trong năm diễn biến thuận lợi khi giảm mạnh trong quý 2 và chỉ tăng nhẹ trong nửa cuối năm.

Do các nước sản xuất tôm chính tiếp tục đẩy mạnh gia tăng sản lượng trong năm 2019, Công ty dự báo giá tôm nguyên liệu và giá tôm thành phẩm trên thế giới sẽ có xu hướng giảm. Nhiều nhà máy mới quy mô lớn sắp đi vào hoạt động tại Bạc Liêu và Sóc Trăng (các vùng thu mua nguyên liệu chính của FMC) sẽ tạo ra sự cạnh tranh gay gắt về nguồn nguyên liệu và lao động chế biến với FMC. Theo đó, giá bán giảm, chi phí nguyên liệu và chi phí lương dự kiến gia tăng là các yếu tố dẫn đến việc Công ty đặt kế hoạch lợi nhuận thấp hơn năm 2018.

Phát hành tăng 20% vốn điều lệ cho cổ đông hiện hữu trong năm 2019. Công ty sẽ phát hành 8,04 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá không thấp hơn giá trị sổ sách tại thời điểm 31/12/2018 (17.082 đồng/cp) và gần sát giá thị trường. Giá thị trường bình quân 60 phiên từ ngày 5/4/2019 trở về trước là 29.725 đồng/cp. Số tiền thu được sẽ được dùng để mở rộng vùng nuôi. Với giả định giá phát hành đạt 29.700 đồng/cp, chúng tôi ước lượng Công ty có thể thu về khoảng 238 tỷ đồng.

Kết thúc quý 1/2019, FMC đạt doanh số 33 triệu USD (18% kế hoạch) và LNTT 40 tỷ đồng (22% kế hoạch). Do tiêu thụ tôm thường sôi động trong nửa cuối năm khi các thị trường vào mùa lê hội, với mức độ hoàn thành kế hoạch của quý 1 như trên, chúng tôi cho rằng Công ty hoàn toàn có khả năng hoàn thành kế hoạch cả năm 2019.

Tầm nhìn dài hạn

  • Tận dụng cơ hội từ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và Hiệp định EVFTA. Tôm Trung Quốc nhiều khả năng sẽ bị áp thuế 25% và không thể vào Mỹ. FMC sẽ tận dụng cơ hội này để giành thị phần tôm tẩm bột của Trung Quốc tại Mỹ do tôm tẩm bột không bị áp thuế chống bán phá giá. Hiệp định EVFTA nhiều khả năng sẽ được ký kết trong năm 2019 và dự kiến có hiệu lực từ 2020, tôm Việt sẽ được miễn thuế nhập khẩu vào châu Âu. Hiện nay, FMC đang phải chịu mức thuế trung bình 10% khi vào thị trường này.
  • Thay đổi cơ cấu sản phẩm, khách hàng. Công ty sẽ tăng tỷ trọng của các mặt hàng chiên ăn liền như tôm tẩm bột (bán vào Nhật và Mỹ), tôm luộc và kakiage để bán vào các hệ thống phân phối cao cấp. Châu Âu sẽ là thị trường trọng tâm nhưng tỷ trọng tối đa sẽ giới hạn ở mức 50% để đề phòng rủi ro. Các thị trường Canada, Hàn Quốc, Úc mỗi nước sẽ chiếm khoảng 5-10% tổng doanh số.
  • Gia tăng năng lực sản xuất: Nhà máy Tin An hiện tại đang chế biến nhiều loại sản phẩm với công suất khoảng 3.000 tấn/năm sẽ được chuyển đổi công năng dần dần để tập trung chế biến tôm tẩm bột với công suất 4.000-5.000 tấn/năm. Nhà máy chế biến nông sản An San cũng sẽ được mở rộng dần. Vốn đầu tư sẽ được tài trợ bằng nguồn lợi nhuận giữ lại. Công ty chưa công bố nhu cầu vốn cho các hạng mục này.
  • Tăng tỷ lệ tự chủ nguyên liệu. Công ty vừa tăng quỹ đất nuôi tôm thêm 30 ha từ 160 ha hiện có. Ngoài ra, trong năm 2019, công ty cũng sẽ nhận quyền sử dụng 90 ha đất do UBND tỉnh Sóc Trăng giao với tổng chi phí đền bù giải tỏa và đầu tư cơ sở vật chất khoảng 200-300 tỷ đồng. Nguồn tài trợ sẽ đến từ đợt phát hành 20% vốn điều lệ cho cổ đông hiện hữu sắp tới. Dự kiến vùng nuôi mới 90 ha sẽ hoạt động từ năm 2020. Khả năng tự chủ nguyên liệu sẽ nâng lên mức 30% từ mức 10% hiện nay.
  • ESOP 2% hàng năm nhằm động viên và giữ chân nhân viên có thâm niên và thành tích tốt.

Quan điểm

Trong khi ngành tôm Việt Nam luôn phải đối mặt với rất nhiều biến động, FMC vẫn thể hiện đà tăng trưởng bền vững qua nhiều năm. Đây là lý do chúng tôi đánh giá cao chiến lược phát triển thận trọng và khả năng quản trị của FMC.

Hoạt động của FMC trong năm 2019 sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng bất lợi của giá tôm thế giới thấp khi các nước sản xuất tôm chính đều có kế hoạch tăng mạnh sản lượng. Tuy nhiên, các chiến lược dài hạn về sản phẩm, thị trường, tăng năng suất chế biến và đầu tư mở rộng vùng nuôi sẽ giúp công ty gia tăng năng lực cạnh tranh đồng thời cải thiện lợi nhuận.

Nguồn: VDSC

 

CÁC TIN LIÊN QUAN

Đối tác

Gọi ngay
Messenger
Zalo chát
Mở tài khoản
Góp ý