DANH MỤC

Mobile / Zalo: 0912 842 224
Đầu tư Cổ phiếu Group Facebook

Cập nhật cổ phiếu FCN – Chờ đợi sự tăng trưởng mạnh về lợi nhuận

Lượt xem: 2,255 - Ngày:
Chia sẻ

Trong đợt ĐHĐCĐ bất thường năm 2017 sắp tới, FCN sẽ trình đại hội thông qua phát hành 60,5 triệu cổ phần (tương đương 605 tỷ đồng tính theo mệnh giá) cho CĐ hiện hữu, ESOP và đối tác chiến lược với giá phát hành thấp nhất 10.000 đồng đến cao nhất 22.000 đồng. 

Đồ thị cổ phiếu FCN phiên giao dịch ngày 15/08/2017. Nguồn: AmiBroker

Đồ thị cổ phiếu FCN phiên giao dịch ngày 15/08/2017. Nguồn: AmiBroker

Gần đây, chúng tôi có cuộc trao đổi với đại diện CTCP Fecon (FCN-HSX) về tình hình triển khai các dự án và triển vọng kinh doanh của Công ty như sau. FCN hiện đang tập trung vào 03 mảng cốt lõi: (1) Thi công nền móng, (2) Thi công công trình ngầm và (3) Xây dựng hạ tầng giao thông. Đến 30/6/2017, Công ty đã kí kết tổng giá trị các gói thầu lên đến 2500 tỷ đồng và các dự án mới có thể kí kết trong 6 tháng cuối năm với giá trị tăng thêm gần 1000 tỷ đồng. Do đặc thù quyết toán các công trình rơi vào các quý cuối năm, KQKD 6T2017 của Công ty chỉ mới hoàn thành 25% và 31% kế hoạch doanh thu và lợi nhuận đặt ra.

Thi công nền móng đóng góp ¾ doanh thu hàng năm của FCN. Trong 6T2017, Công ty đã kí kết các hợp đồng xử lý nền móng trị giá gần 800 tỷ đồng. Dự kiến, trong Q3/2017, Công ty sẽ công bố gói thầu thi công nền móng cho NM Thép Hòa Phát Dung Quất với giá trị gần 500 tỷ đồng. Cạnh tranh trong lĩnh vực này khá gắt gao do công nghệ xử lý nền móng áp dụng hiện tại xuất phát từ Trung Quốc với quá trình chuyển giao không phức tạp.

Hiện tại, FCN đang áp dụng 03 công nghệ xử lý nền móng gồm (1) Đóng cọc khoan nhồi, (b) Đóc cọc bê tông dự ứng lực đúc sẵn và (c) Xử lý nền bằng miếng thấm chân không. Trong đó, Công ty có lợi thế ở công nghệ số (2) cho các gói thầu ở KV Bắc Trung Bộ do đã có sẵn nhà máy đúc cọc tại Thanh Hóa và Hà Nam. Ngoài ra, Công ty cũng triển khai thử nghiệm công nghệ số (3) tại một số công trình nhỏ tại Myanmar (gói thầu 2-3 triệu USD). Với thời gian xử lý có thể rút ngắn ½ so với các công nghệ trước, tiềm năng triển khai rộng rãi công nghệ này là rất lớn đặc biệt là tại các dự án BĐS thương mại do có thể giúp chủ đầu tư đưa dự án vào kinh doanh sớm hơn.

Để gia tăng doanh thu và LN, FCN tiếp tục mở rộng sang mảng thi công công trình ngầm. Động lực tăng trưởng của mảng này nằm ở các dự án metro đô thị ở Hà Nội và TPHCM. Trong năm 2017, tổng giá trị kí kết có thể đạt 400 tỷ đồng bao gồm gói thầu cung cấp nhân sự khoan ngầm ở dự án Metro Bến Thành – Suối Tiên (100 tỷ đồng) và gói thầu xây tường vây cho tổng thầu Huyndai tại dự án Metro 3 Hà Nội (300 tỷ đồng).

Nếu tiến độ giải ngân các dự án như kế hoạch, chiến lược đẩy mạnh đi sâu vào mảng công trình ngầm sẽ tạo ra khối lượng công việc lớn cho FCN giai đoạn 2018-2020. Theo quy hoạch, Việt Nam sẽ xây dựng gần 100km metro trong đó chiều dài các công trình ngầm đối với Metro Bến Thành (2,6Km), Metro 3 Hà Nội (6 Km) và Metro 2 TP.HCM (10Km). Theo ước tính của Công ty, suất đầu tư các công trình metro ngầm vào khoảng 175 triệu USD/Km (Hà Nội) và 100 triệu USD/Km (TPHCM). Trong đó, phần xây lắp chiếm khoảng ½ giá trị và FCN có thể tham gia 30% khối lượng này (tương đương 600 tỷ đồng/Km).

Để tham gia thi công ở Metro 3 Hà Nội, FCN dự kiến sẽ đầu tư 1 đến 2 robot khoan ngầm (10-12 triệu USD/robot). Với thương hiệu khẳng định tại thị trường Việt Nam và sự tin tưởng từ các tổng thầu Nhật, FCN có nhiều ưu thế so với các DN nội cùng ngành trong huy động vốn đầu tư trang thiết bị để tham gia thi công các công trình ngầm giá trị lớn trong thời gian tới.

Đối với mảng xây dựng hạ tầng giao thông, FCN sẽ tham gia với tư cách vừa là nhà đầu tư và nhà thầu thi công. Công ty định hướng sẽ tham gia góp vốn vào các dự án BOT cầu đường nhằm tạo mối quan hệ để trúng thầu là nhà thầu thi công chính các công trình này. Chiến lược này phù hợp với tiềm lực tài chính của FCN giúp Công ty có thể xoay chuyển vốn đầu tư nhanh cho các dự án tiếp theo tạo ra hiệu quả cao hơn việc phải “ngâm” vốn dài hạn tại các dự án BOT với LN định mức.

Trước nhu cầu đầu tư khá lớn, FCN đang lên kế hoạch thoái vốn khỏi nhiều khoản đầu tư gồm (1) vốn góp tại dự án BOT Phủ Lý, (2) dự án Nhiệt điện Bình Thuận (FCN sở hữu mảnh đất tiềm năng và có thể thoái khoản đầu tư này sau khi thành lập pháp nhân), (3) khoản đầu tư vào  BĐS tại Phú Quốc. Theo đó, FCN có thể thu về khoảng 67 tỷ đồng và ghi nhận ~11 tỷ đồng LN tài chính từ việc chuyển nhượng 20% (trong tổng cộng 40% vốn góp) cho các đối tác Nhật Bản. Bên cạnh đó, FCn cũng dự kiến thu về dòng tiền gần 170 tỷ đồng từ việc chuyển nhượng dự án BĐS tại Phú Quốc (LN tài chính dự kiến 60-80 tỷ đồng).

Trong đợt ĐHĐCĐ bất thường năm 2017 sắp tới, FCN sẽ trình đại hội thông qua phát hành 60,5 triệu cổ phần (tương đương 605 tỷ đồng tính theo mệnh giá) cho CĐ hiện hữu, ESOP và đối tác chiến lược với giá phát hành thấp nhất 10.000 đồng đến cao nhất 22.000 đồng. Ngoài ra, FCN vẫn còn 327,5 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi đáo hạn vào 21/4/2019. Nếu chuyển đổi tại mức giá 19.900 đồng/cp, FCN sẽ phải phát hành tăng thêm 16,5 triệu cổ phần. Như vậy, VĐL của FCN có thể tăng 2,4 lần từ 542,5 tỷ đồng hiện tại lên 1312,5 tỷ đồng vào năm 2019. Điều này sẽ tạo áp lực rất lớn lên BLĐ Công ty trong kinh doanh để đảm bảo tốc độ tăng tưởng LN đi đôi với tốc độ tăng vốn. Giả sử FCN có thể tạo ra thêm 1500 tỷ doanh thu từ việc tham gia các dự án metro tương ứng với LN ròng tạo ra thêm khoảng 105 tỷ đồng (LNST bình quân 300 tỷ đồng/năm). EPS pha loãng của FCN sẽ là 2.057 đồng (P/E forward pha loãng là 11x).

Nguồn: RongViet Reseach

CÁC TIN LIÊN QUAN

Đối tác

Gọi ngay
Messenger
Zalo chát
Mở tài khoản
Góp ý