Sự kiện: Công bố KQKD Q1/2020
EIB ghi nhận lợi nhuận thuần quý 1/2020 tăng 30,5% so với cùng kỳ đạt 366 tỷ đồng; chỉ hoàn thành 20.7% kế hoạch đầy tham vọng ban đầu là 1.770 tỷ đồng nhưng bằng 63,7% dự báo cả năm của HSC. Như thường lệ, EIB duy trì thông lệ trích lập dự phòng thấp hay thậm chí là hoàn nhập dự phòng trong trong nửa đầu năm; Tuy vậy, chi phí dự phòng sẽ tăng đáng kể trong các quý sau và khiến lợi nhuận cả năm suy giảm.
Đồ thị cổ phiếu EIB phiên giao dịch ngày 07/05/2020. Nguồn: AmiBroker
Thu nhập lãi thuần tăng nhẹ 3,2% so với cùng kỳ
Cho vay khách hàng tăng 7,8% so với cùng kỳ trong Q1/2020 nhưng giảm 3,9% so với đầu năm còn 108.870 tỷ đồng. Trong khi đó, tiền gửi khách hàng tiếp tục giảm, giảm 7,3% so với đầu năm còn 129,1 nghìn tỷ đồng. Theo đó, hệ số LDR thuần tăng len 84% từ 81% tại thời điểm cuối năm 2019. Cho dù vậy, EIB là một trong các ngân hàng có hệ số LDR thấp nhất ngành.
Tỷ lệ NIM giảm 0,11% so với cùng kỳ nhưng tăng 0,04% so với quý trước đạt 2,26%. Trong Q1/2020, lợi suất gộp bình quân gần như giữ nguyên ở mức 7,79% do lợi suất cho vay khách hàng tăng bị “trung hòa” do lợi suất trái phiếu đầu tư giảm. Bên cạnh đó, chi phí huy động được kiểm soát hiệu quả nhờ chi phí huy động khách hàng gần như được giữ nguyên.
Theo đó, tổng thu nhập lãi thuần tăng 3,2% so với cùng kỳ đạt 856 tỷ đồng.
Tổng thu nhập ngoài lãi tăng nhẹ 4% so với cùng kỳ
Tổng thu nhập ngoài lãi tăng 4% so với cùng kỳ trong Q1/2020 đạt 196 tỷ đồng; đóng góp 18,6% tổng thu nhập hoạt động. Trong đó lãi thuần HĐ dịch vụ giảm 5% so với cùng kỳ còn 75 tỷ đồng. Trong khi đó, trong bối cảnh hoạt động xuất nhập khẩu suy giảm, lãi thuần HĐ kinh doanh ngoại hối vẫn tăng mạnh 131% so với cùng kỳ đạt 54 tỷ đồng.
Bảng 1: KQKD Q1/2020
Chi phí hoạt động giảm 6,6% so với cùng kỳ
Do thị trường khó khăn và nhu cầu vay vốn giảm, Cổ phiếu EIB đã tập trung vào kiểm soát chi phí hoạt động trong Q1/2020. Theo đó, tổng chi phí hoạt động chỉ tăng 6,6% so với cùng kỳ lên 629 tỷ đồng. Cả số lượng và lương nhân viên giảm nhằm hỗ trợ lợi nhuận. Do đó, chi phí nhân viên (chiếm nhiều nhất trong chi phí hoạt động) đã giảm 10,7% so với cùng kỳ còn 392 tỷ đồng.
Hệ số CIR trong Q1/2020 là 59,8% so với mức 66,2% trong Q1/2019 và 60,2% trong cả năm 2019.
Lợi nhuận Q1/2020 được hỗ trợ từ hoàn nhập dự phòng
Tương tự cùng kỳ năm ngoái, EIB đã không trích lập nhiều chi phí dự phòng trong Q1/2020. Thay vào đó, Ngân hàng còn hoàn nhập 35 tỷ đồng chi phí dự phòng so với 7 tỷ đồng trong Q1/2020. Theo đó, KQKD Q1/2020 rất khả quan nhưng có thể dự đoán trong KQKD cả năm chi phí dự phòng sẽ cao hơn nhiều, được trích lập trong các quý tiếp theo.
Tổng nợ xấu chỉ tăng 4,4% so với đầu năm, và đây là diễn biến tích cực trong bối cảnh nợ xấu tăng mạnh tại nhiều NHTM khác. Tỷ lệ nợ xấu của EIB tại thời điểm cuối Q1/2020 là 1,85% so với 1,71% tại thời điểm cuối năm 2019. Tuy nhiên nợ Nhóm 2 tăng mạnh 44,6% so với đầu năm lên 882 tỷ đồng; tương đương 0,81% tổng dư nợ so với mức 0,54% tại thời điểm cuối năm 2019. Tác động về mặt kinh tế của dịch Covid-19 vẫn chưa phản ánh hết trên KQKD và nợ Nhóm 2 có khả năng trở thành nợ xấu trong các kỳ tiếp theo và cần được theo dõi kỹ.
Gánh nặng dự phòng trái phiếu VAMC vẫn còn. Đến cuối năm 2020, tổng trái phiếu VAMC sau khi trừ đi dự phòng lũy kế trích lập, là 2.104 tỷ đồng, tương đương 1,93% tổng dư nợ và bằng 1,92 lần LNTT năm 2019. Theo ước tính của chúng tôi, trong điều kiện kinh doanh bình thường, EIB sẽ mất ít nhất 2 năm nữa để trích lập hết cho trái phiếu VAMC.
Tại thời điểm cuối Q1/2020, hệ số LLR là 53% trong khi đệm dự phòng cụ thể gần như giữ nguyên ở 24,1%.
Duy trì đánh giá Giảm tỷ trọng với giá mục tiêu giữ nguyên ở 12.500đ
Chúng tôi duy trì đánh giá Giảm tỷ trọng và giá mục tiêu (dựa trên phương pháp giá trị thặng dư) là 12.500đ; thấp hơn 16,7% so với thị giá hiện tại.
Trở lại lớn nhất đối với Ngân hàng là sự bất động nồi bộ giữa các nhóm cổ đông lớn trong việc giành quyền kiểm soát. Cho đến khi vấn đề này chưa ngã ngũ, Ngân hàng sẽ còn tiếp tục hoạt động mà không có định hướng rõ ràng với KQKD kém.
Ngoài ra, chúng tôi cho rằng chi phí dự phòng sẽ tăng lên trong năm. Ngoài 2.104 tỷ đồng trái phiếu VAMC chưa trích lập (tại thời điểm cuối Q1/2020), nợ xấu tăng do ảnh hưởng của dịch Covid-19 cũng đặt ra thêm thách thức trong việc trích lập dự phòng.
Nguồn: HSC