Sự kiện: ĐHCĐ được tổ chức sáng ngày 25/4/2024
DHC đã tổ chức ĐHCĐ sáng ngày 25/4/2024 và tất cả các tờ trình đã được thông qua. Tại ĐHCĐ, BLĐ DHC cũng đã công bố KQKD sơ bộ Q1/2024 và cập nhật về triển vọng của ngành, với những nội dung chính như sau:
Đồ thị cổ phiếu DHC phiên giao dịch ngày 13/05/2024. Nguồn: AmiBroker
KQKD Q1/2024 kém tích cực với lợi nhuận thuần giảm 35% so với cùng kỳ
Tại đại hội, BLĐ DHC đã công bố KQKD Q1/2024 kém tích cực, với lợi nhuận thuần đạt 55,6 tỷ đồng (giảm 35,4% so với cùng kỳ và giảm 25,9% so với quý trước) trên doanh thu thuần 811 tỷ đồng (giảm 4,3% so với cùng kỳ và giảm 0,6% so với quý trước). Tỷ suất lợi nhuận giảm mạnh trong Q1/2024 chủ yếu do:
- Giá NVL OCC tăng mạnh. Đây là chi phí đầu vào chính cho HĐSX giấy. Theo đó, giá bình quân của OCC trong Q1/2024 ở mức 160 USD/tấn, tăng 10,3% so với quý trước. Trong khi đó, giá bán bình quân chỉ tăng khiêm tốn 3,5% so với quý trước, lên 358 USD/tấn, tương đương 9.100đ – 9.200đ/kg tại thị trường trong nước.
- DHC đã dừng hoạt động nhà máy giấy Giao Long 1 trong 4 ngày và Giao Long 2 trong 2 ngày do sự cố từ các nhà cung cấp hơi nước. Sự cố đã ảnh hưởng đến sản lượng và sản lượng tiêu thụ, cũng như chi phí sản xuất trên mỗi sản phẩm trong tháng 2/2024.
- Ngoài ra, các chi phí đầu vào khác như giá hơi nước, giá điện cũng tăng trong Q1/2024.
Bảng 1: KQKD sơ bộ Q1/2024, DHC
Theo đó, KQKD Q1/2024 thậm chí còn thấp hơn dự báo khá thận trọng của HSC ở mức 65 tỷ đồng (giảm 25% so với cùng kỳ) do giá OCC cao hơn dự kiến.
KHKD năm 2024: Mục tiêu lợi nhuận đi ngang
ĐHCĐ đã thông qua KHKD cho năm 2024, với mục tiêu doanh thu thuần không đổi ở mức 3.279 tỷ đồng và lợi nhuận thuần đạt 300 tỷ đồng (giảm 3% so với năm 2023). Mục tiêu này thấp hơn nhiều so với dự báo hiện tại của HSC với doanh thu thuần đạt 3.569 tỷ đồng (tăng trưởng 9,5%) và lợi nhuận thuần đạt 359 tỷ đồng (tăng trưởng 16,2%).
Do KQKD Q1/2024 thấp hơn dự báo, HSC đang xem xét lại các dự báo nhằm phản ánh giá OCC tăng cao hơn dự kiến. KQKD này của DHC đã bằng 16% dự báo lợi nhuận thuần cho cả năm 2024 của HSC.
Triển vọng đầy thách thức của ngành giấy
Theo BLĐ DHC, doanh thu từ giấy đóng góp đến 88% doanh thu của cả Công ty. Trong khi đó, doanh thu từ mảng bao bì carton chỉ đóng góp 12% doanh thu hợp nhất. Vì vậy, nhu cầu bao bì carton có tăng mạnh cũng không thể bù đắp cho sự sụt giảm chung của ngành giấy.
Ngành công nghiệp giấy tại thị trường Việt Nam rất cạnh tranh do dư thừa sản phẩm từ các doanh nghiệp FDI vốn đang chiếm lĩnh thị trường. Một số công ty FDI trong ngành này bao gồm các công ty Lee&Man, Chenglong, và NineDragons của Trung Quốc hay VinaKraft của Thái Lan và Marubeni của Nhật Bản. Do nhu cầu tại thị trường Trung Quốc thấp, các công ty Trung Quốc tại Việt Nam đã bắt đầu bán phá giá sản phẩm từ Q3/2023. Hầu hết các đối thủ cạnh tranh của DHC đều đang hoạt động ở mức không lợi nhuận do có vốn đầu tư cao. Ngoài ra, 2 trong số 5 công ty vừa được nêu tên đang cân nhắc bán lại cơ sở sản xuất của mình tại Việt Nam.
Đối mặt với tình hình thị trường khó khăn, DHC vẫn đạt được kết quả lợi nhuận dương, mặc dù giảm mạnh so với cùng kỳ, do DHC là nhà sản xuất giấy có chi phí thấp nhất Việt Nam nhờ đầu tư vốn cho các cơ sở sản xuất ở mức thấp nhất. Điều này đã giúp DHC trụ vững trên thị trường trong bối cảnh rất nhiều thách thức và Công ty dự kiến sẽ phục hồi từ nửa cuối năm 2024 trở đi. DHC có nhiều khả năng sẽ tăng giá bán bình quân (hiện đang ở mức 9.200đ9.500đ/kg) sớm trong tháng 5, để phần nào bù đắp khoản chi phí do giá OCC tăng. Giá giấy OCC hiện đang giao dịch ở mức 180 USD/tấn tại thị trường EU, cao hơn mức USD160/tấn trong Q1/2024.
Cập nhật tiến độ nhà máy Giao Long 3
DHC đã được cấp phép xây nhà máy Giao Long 3 (dự án đã được điều chỉnh). Theo đó, vốn đầu tư của dự án được điều chỉnh giảm xuống 1,8 nghìn tỷ đồng từ 2,6 nghìn tỷ đồng, sau khi có điều chỉnh giảm về công suất thiết kế xuống 1.000 tấn/ngày từ 1.200 tấn/ngày. Sản phẩm chính của nhà máy Giao Long 3 là giấy testliner và draftliner.
Thời gian khởi công xây dựng và đưa vào sản xuất được lùi sáu tháng so với kế hoạch ban đầu. Các mốc thời gian mới như sau:
- Triển khai xây dựng: Q1/2025 đến Q4/2026.
- Vận hành thử nghiệm: Q1/2027 đến Q2/2027
- Vận hành chính thức: Q3/2027
Kế hoạch huy động vốn
ĐHCĐ đã thông qua phương án huy động vốn cho DHC như sau:
- Phát hành quyền mua theo tỷ lệ 1:10. Cổ đông sở hữu 10 cổ phiếu hiện hữu sẽ được quyền mua 1 cổ phiếu mới với giá 25.000đ/cp. Số tiền thu được dự kiến sẽ là 201 tỷ đồng, dùng để tài trợ cho dự án GL3. Thời gian phát hành vào Q2-Q4/2024.
- Phát hành cổ phiếu ESOP – Phát hành 3 triệu cổ phiếu với giá 25.000đ/cp. Kế hoạch phát hành này sẽ dẫn đến tỷ lệ pha loãng 3,73% tổng số cổ phiếu đang lưu hành. Tiền thu được từ việc phát hành ESOP sẽ được sử dụng để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động. Thời gian phát hành ESOP rơi vào Q4/2024 với thời gian hạn chế chuyển nhượng là 3 năm.
Hiện tại, Cổ phiếu DHC có 80,5 triệu cổ phiếu đang lưu hành. Sau khi phát hành quyền mua cổ phiếu cho cổ động hiện hữu và cổ phiếu ESOP, tổng số cổ phiếu lưu hành sẽ tăng lên 91,55 triệu cổ phiếu, với tỷ lệ pha loãng cổ phần là 13,7%.
Chính sách chi trả cổ tức năm 2023-2024
ĐHCĐ đã thông qua kế hoạch chi trả cổ tức bằng tiền mặt cho năm 2023 ở mức 2.000đ/cp (lợi suất cổ tức 5%). Trong đó, mức 1.000 đ/cp đã được chi trả trong năm ngoái. Phần cổ tức cho năm 2023 còn lại 1.000đ/cp sẽ được chi trả sau ĐHCĐ. Cho năm 2024, Công ty đề xuất chi trả cổ tức với tỷ lệ 20% mệnh giá, có thể bằng tiền mặt hoặc cổ phiếu.
Xem xét lại khuyến nghị, giá mục tiêu và dự báo
HSC đang xem xét lại khuyến nghị, giá mục tiêu và và dự báo đối với DHC.
Nguồn: HSC
Tuyên bố miễn trách nhiệm: Báo cáo chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và nhà đầu tư chỉ nên sử dụng báo cáo phân tích này như một nguồn tham khảo. Dautucophieu.net sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm nào trước nhà đầu tư cũng như đối tượng được nhắc đến trong báo cáo này về những tổn thất có thể xảy ra khi đầu tư hoặc những thông tin sai lệch về doanh nghiệp.