DCM (Cổ phiếu DCM) là doanh nghiệp lớn với thị phần tiêu thụ ~25%. Đặc biệt, DCM hiện là doanh nghiệp nội duy nhất sản xuất được phân Urea hạt đục, phù hợp với tập quán canh tác của người dân ĐBSCL và thị trường Cambodia.
Đồ thị cổ phiếu DCM phiên giao dịch ngày 02/11/2018. Nguồn: AmiBroker
Ngành và vị thế công ty
- Sau giai đoạn bị ảnh hưởng mạnh bởi nguồn cung giá rẻ từ TQ tràn về (2016-2017), thị trường phân bón VN đã ổn định trở lại và tập trung chủ yếu trong các doanh nghiệp nội tốt, được thị trường đánh giá cao.
- Việc TQ xóa thuế XK phân Urea từ cuối năm 2016, và VN hạ thuế nhập khẩu phân NPK từ 30% còn 20%, cùng với thực trang lượng phân bón sử dụng trung bình của VN đang ở mức cao nhất khu vực (441 kg/ha vs. 226 kg/ha) có thể tiếp tục đặt các DN sản xuất phân bón nội vào bài toán cạnh tranh lớn trong các năm tiếp theo.
- DCM là doanh nghiệp lớn với thị phần tiêu thụ ~25%. Đặc biệt, DCM hiện là doanh nghiệp nội duy nhất sản xuất được phân Urea hạt đục, phù hợp với tập quán canh tác của người dân ĐBSCL và thị trường Cambodia.
Mô hình kinh doanh
- Trong cơ cấu doanh thu của DCM, các sản phẩm phân Urea chiếm tới hơn 90%, còn lại là NH3 và các hóa phẩm khác. Thị trường của DCM tập trung chính tại khu vực Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ và Campuchia, với thị phần tương ứng 65%, 25%, và 40%. Vị trí nhà máy hiện tại rất thuận lợi cho việc cung ứng cho các thị trường chính của DCM.
- Công suất hiện tại của tổ hợp là 800,000 tấn/năm. Tuy có cùng công suất tổng với DPM, nhưng mức vốn đầu tư của DCM lại cao gần gấp đôi (779 Triệu USD so với 397 Triệu USD).
- Đề án thoái vốn của PVN khỏi DCM từ tỉ lệ 60% hiện tại còn 51% đã được thông qua, với dự kiến sẽ tiến hành vào cuối năm 2018.
Triển vọng doanh nghiệp Triển vọng phát triển của DCM ở mức trung tính:
- Thị phần của DCM trong tương lai gần tại các thị trường trọng điểm vẫn sẽ được đảm bảo do vị trí địa lý thuận lợi cho cung ứng và tập quán canh tác sử dụng phân hạt đục của nông dân trong vùng.
- Dự thảo quy định mới về khấu trừ thuế VAT đang trong giai đoạn lấy ý kiến. Nếu được thông qua sẽ giúp DCM tiết kiệm từ 150 đến 200 tỷ đồng chi phí mỗi năm.
- Giá CP trong ngắn hạn sẽ có những biến chuyển tích cực do kỳ vọng thoái vốn từ PVN.
- Thời hạn hưởng ưu đãi về giá khí của PVGAS cho DCM để đảm bảo tỉ suất ROE 12% như dự toán sẽ hết vào cuối năm 2018. Yếu tố này cùng với việc chi phí khấu hao của DCM đang ở mức rất cao (chiếm tới ~37% chi phí sản xuất), trong bối cảnh nhà máy DCM đã hoạt động hết công suất sẽ dẫn tới việc biên lợi nhuận của DN tiếp tục suy giảm.
Sức khỏe tài chính
- Hệ số đòn bảy tài chính của DN ở mức trung bình, với tỉ lệ nợ chiếm xấp xỉ 50% TTS, trong đó các khoản vay tài chính chiếm ~32% TTS. Tuy nhiên số dự nợ tài chính trên BCTC của DCM đang giảm dần.
- Hệ số lãi trên cổ phiếu EPS (950đ/cp) và mức chi trả cổ tức (500đ – 900đ) tương đối thấp so với các doanh nghiệp đầu ngành khác (DPM: EPS 1,500đ và cổ tức 2,000đ-3,000đ; BFC: EPS 3,300đ và cổ tức 3,000đ-3,500đ)
- Dự báo LNST của 2018 và 2019 lần lượt là 607 và 656 tỷ, tương đương EPS ~ 1,009đ và 1,090đ.
Nguồn: HSC
Từ khóa: DCM