Giá bán tiếp tục tăng mạnh thúc đẩy triển vọng lợi nhuận – Cập nhật

Đồ thị cổ phiếu DCM phiên giao dịch ngày 01/10/2021. Nguồn: AmiBroker
- Chúng tôi nâng giá mục tiêu của CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (Cổ phiếu DCM) lên 21% và nâng khuyến nghị từ KHẢ QUAN lên MUA khi chúng tôi đánh giá tích cực rằng DCM sẽ được hưởng lợi từ giá urê tăng mạnh trong giai đoạn 2021-2022 trong khi nhu cầu xuất khẩu tăng và phân khúc NPK của công ty là động lực tiềm năng cho lợi nhuận trung hạn.
- Giá mục tiêu của chúng tôi tăng 21% được hỗ trợ bởi 1) lợi nhuận chung dự kiến giai đoạn 2021- 2025 tăng 13,8% do giá bán urê và NPK dự báo cao hơn, 2) cập nhật mô hình định giá mục tiêu từ giữa năm 2022 đến cuối năm 2022 và 3) giảm tỷ lệ “chiết khấu minh bạch” của chúng tôi từ 20% xuống 10%.
- Chúng tôi kỳ vọng sự thiếu hụt khí đốt trên toàn cầu và nguồn cung từ Trung Quốc giảm sẽ khiến giá urê ở mức cao trong 6 tháng đầu năm 2022.
- Tương ứng, chúng tôi nâng cổ tức tiền mặt của DCM năm 2021-2023 thêm 50% lên 1.200 đồng/CP (lợi suất cổ tức 4,5%) và cổ tức năm 2024-2025 bằng tiền mặt 66,7% lên 2.000 đồng/CP (lợi suất cổ tức 7,6%).
- Chúng tôi dự báo LNST tăng trưởng 4,4% YoY trong năm 2022 do lợi nhuận từ nhà máy NPK mới và chi phí hành chính & quản giảm, giúp bù đắp cho mức giảm lợi nhuận từ phân urê do giá urê giảm nhẹ.
- Chúng tôi kỳ vọng nhà máy urê của DCM sẽ hoàn thành khấu hao vào năm 2024 và dự báo lợi nhuận ròng đạt 1,4 nghìn tỷ đồng (tăng 1,6 lần so với cùng kỳ năm trước).
- DCM có năng lực tài chính mạnh với lượng tiền mặt ròng là 159 triệu USD và tỷ lệ nợ ròng/vốn CSH là -58,5%.
- DCM hiện đang giao dịch với EV/EBITDA 2022 dự kiến là 4,3 lần, thấp hơn khoảng 50% so với các công ty cùng ngành và thấp hơn khoản 40% so với mức EV/EBITDA trung bình 6 năm của công ty là 7,0 lần.
- Rủi ro: Giá urê/DPS thấp hơn dự kiến; chi phí đầu vào cao hơn dự kiến.
Nguồn: VCSC
Từ khóa: DCM