DANH MỤC

Mobile / Zalo: 0912 842 224
Đầu tư Cổ phiếu Group Facebook

Cập nhật cổ phiếu CVT – Khuyến nghị MUA với giá mục tiêu 49.600đ

Lượt xem: 2,467 - Ngày:
Chia sẻ

Chúng tôi duy trì khuyến nghị MUA đối với Cổ phiếu CVT của CTCP CMC với giá mục tiêu 12 tháng 49.600 đồng/cổ phiếu.

Đồ thị cổ phiếu CVT phiên giao dịch ngày 27/09/2018. Nguồn: AmiBrokerĐồ thị cổ phiếu CVT phiên giao dịch ngày 27/09/2018. Nguồn: AmiBroker

Chi phí vật tư tăng, lợi nhuận Q2 2018 giảm 18% so với cùng kỳ

Kết thúc Q2 2018, CVT mặc dù ghi nhận doanh thu thuần tăng 12% so với cùng kỳ, tương ứng 341 tỷ đồng tuy nhiên lợi nhuận ròng lại chứng kiến giảm 18%. Lý giải về nguyên nhân này, đại diện CVT cho biết do dây chuyền sản xuất gạch Granite thấm muối tan được CVT đưa vào hoạt động trong Q2 nên mất nhiều thời gian và chi phí vật tư để chạy thử trong khi đó vật tư đầu vào quý này lại tăng giá, do đó đã ảnh hưởng đến biên lợi nhuận của Công ty. Cụ thể, biên lợi nhuận gộp giảm từ 27% năm ngoái xuống còn 21% trong năm nay.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, CVT đạt 580 tỷ đồng doanh thu thuần và 73 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tương ứng tăng 18% và giảm 4% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu do kết quả kinh doanh sụt giảm trong Q2. Do tính chu kỳ của thị trường bất động sản, chúng tôi cho rằng kết quả kinh doanh của CVT trong 6 tháng cuối năm sẽ tiếp tục được cải thiện.

Sở hữu thế mạnh về năng lực sản xuất, biên lợi nhuận và hệ thống phân phối

CVT là doanh nghiệp có công suất sản xuất ở mức trung bình. Prime là đơn vị sản xuất lớn nhất với công suất khoảng 90 triệu m2/năm, các đơn vị lớn khác có công suất thấp hơn nhiều, khoảng từ 20 – 40 triệu m2/năm. Ngoài Prime, không đơn vị nào sở hữu trên 10% tổng năng lực sản xuất của ngành, do vậy đây là thị trường còn khá phân mảnh.

CVT tập trung vào thị trường dân dụng trong nước (không bán cho các công trình lớn), trong đó chủ yếu là thị trường miền Bắc chiếm khoảng 77,1% tổng sản lượng xuất bán, sau đó là miền Trung và miền Nam (tương ứng chiếm 13,2% và 9,3% tổng sản lượng). Về sản phẩm, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu doanh thu của CVT là gạch ốp lát Ceramic, chiếm 72%, sau đó là gạch đá Granite chiếm 27%, sản phẩm gạch ngói hiện chiếm tỷ trọng không đáng kể.

CMC hiện tại đang sở hữu 4 nhà máy trong đó nhà máy CMC2 – giai đoạn 3 mới được đưa vào sử dụng trong Q2 2018 với 2 sản phẩm mới là gạch vị tinh và gạch Granite thấm muốn tan. Các sản phẩm mới này sở hữu nhiều ưu điểm hơn, như chất lượng cao, tỷ lệ sản xuất gạch loại I cao hơn công nghệ cũ, bền màu hơn và tiết kiệm chi phí hơn. Ngoài ra dây chuyền mới in màu bằng vi tính nên có thể sản xuất hàng triệu mẫu mã khác nhau, trong khi dây chuyền cũ chỉ làm được ~ 10 mẫu, nếu muốn thay đổi mẫu mã phải thay mới một số máy móc.

Diện tích đất hiện tại của CVT sẽ được sử dụng hết toàn bộ sau khi nhà máy CMC 2 – Giai đoạn 4 hoàn tất xây dựng. Theo ban lãnh đạo công ty, cho mục đích tiếp tục đầu tư mở rộng, CVT đang trình xin phê duyệ từ tỉnh Phú Thọ để được cấp thêm 50 ha đất tại cao tốc Hà Nội – Lào Cai.

Nhờ có hệ thống phân phối hàng mạnh (trên 70 nhà phân phối), CVT có khả năng cạnh tranh tốt trong thị trường khu vực phía bắc, do vậy biên lợi nhuận của công ty đạt được ở mức cao. Trong tình hình các đa số các đối thủ cạnh tranh đều tăng công suất, với thế mạnh về biên lợi nhuận và hệ thống phân phối, chúng tôi đánh giá cao khả năng cạnh tranh và duy trì tăng trưởng của công ty.

Thị trường gạch ốp lát duy trì khả quan

Thị trường bất động sản tiếp tục tăng trưởng mạnh là cơ sở cho thị trường vật liệu nói chung và gạch ốp lát nói riêng phát triển. Theo quy hoạch của Bộ Xây dựng, mảng Granite và cotto tiếp tục được đầu tư trong khi đó hoạt động sản xuất gạch men Ceramic không thực hiện đầu tư mới do tình trạng dư cung. Các nhà máy muốn cấp phép hoạt động mới phải đạt công suất tối thiểu hàng năm trên 6 triệu m2.

Trong khi đó, về mức tiêu thụ, trong năm vừa qua Việt Nam tự sản xuất khoảng 500 triệu m2, xuất khẩu gần 200 triệu m2 và nhập khẩu 100 – 200 triệu m2, tương đương mức tiêu thụ hiện tại khoảng 400 – 500 triệu m2 / năm. Các đơn vị sản xuất trong nước nhìn chung đều tiêu thụ hết sản phẩm. Mức tiêu thụ này được dự báo tiếp tục tăng trưởng,gạch granite đạt tăng trưởng kép khoảng 20%, ceramic 2% và cotto là 10% cho các năm tới. Hai năm gần đây, gạch ốp lát thực sự đã và đang là nhu cầu không chỉ ở thành phố, ở các khu đô thị mà cả vùng nông thôn (là một thị trường tăng trưởng khá tốt của CVT). Đây chính là yếu tố tiềm năng cho sự phát triển ngành gạch ốp lát Việt Nam. Tuy nhiên với mức công suất sản xuất tăng ồ ạt của các doanh nghiệp hiện nay, tình trạng dư cung có thể sẽ bắt đầu xảy ra vào khoảng giai đoạn cuối 2018 – 2019. Như vậy sẽ dẫn tới biên lợi nhuận cho các doanh nghiệp suy giảm, đòi hỏi các doanh nghiệp cần quản lý chi phí hiệu quả, áp dụng công nghệ sản xuất cao hơn và đưa ra những sản phẩm chất lượng cao để cạnh tranh.

Với những tính năng vượt trội về độ bền và tính thẩm mỹ, xu thế sử dụng gạch Granite thay cho Ceramic ngày càng trở nên phổ biến. Các chuyên gia trong ngành cho biết nhu cầu sử dụng gạch Granite tại Việt Nam hiện đang tăng trưởng khá tốt với mức tăng 15 – 20% năm, và sẽ dần thay thế các sản phẩm Ceramic. Mức tiêu thụ này được dự báo tiếp tục tăng trưởng, gạch granite đạt tăng trưởng kép khoảng 20%, ceramic 2% và cotto là 10% cho các năm tới.

Nguồn: MBS

CÁC TIN LIÊN QUAN

Đối tác

Gọi ngay
Messenger
Zalo chát
Mở tài khoản
Góp ý