Triển vọng 2022/2023: Lợi nhuận tăng trưởng mạnh với chi phí tín dụng biến động
Đồ thị cổ phiếu BID phiên giao dịch ngày 18/04/2022. Nguồn: AmiBroker
- Ngân hàng đã kiểm soát tốt nợ xấu hình thành trong Q4/21 nhờ một phần nợ xấu được chuyển nhóm tốt hơn sau khi kết thúc giãn cách, đồng thời duy trì chi phí tín dụng biên nhằm dự phòng cho nợ cơ cấu. BID đã trích lập dự phòng đầy đủ cho các khoản nợ cơ cấu năm 2021 trước thời hạn theo Thông tư 03. Điều này giúp củng cố bộ đệm của BID.
- Chúng tôi dự kiến Cổ phiếu BID sẽ đưa ra kế hoạch LNTT năm 2022 là 18,5-20,5 nghìn tỷ đồng trong ĐHCĐ sắp tới. Dự phóng chi phí tín dụng biên năm 2022-2023 được điều chỉnh giảm. Do đó, chúng tôi điều chỉnh tăng dự phóng LNTT năm 2022 lên 21,0 nghìn tỷ đồng (54% YoY) chủ yếu do trích lập dự phòng và CIR giảm. Dự báo LNTT năm 2023 được điều chỉnh giảm xuống 23,9 nghìn tỷ đồng (14% YoY) do thu nhập từ phí yếu.
- Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu dự phóng năm 2022 là 18.921 đồng, tương đương P/B dự phóng là 2,1 lần. Chúng tôi hiện phản ánh đợt phát hành riêng lẻ vào năm 2023 vì còn một số khó khăn và kế hoạch dự kiến là không chắc chắn. Sau khi điều chỉnh khung thời gian dự phóng và tăng nhẹ ROE bền vững, chúng tôi nâng giá mục tiêu lên 41.000 đồng/cổ phiếu. Điều này tương đương với khuyến nghị TRUNG LẬP với mức sinh lợi 4% so với giá đóng cửa ngày 15/04/2022.
Nguồn: VDSC
Tuyên bố miễn trách nhiệm: Báo cáo chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và nhà đầu tư chỉ nên sử dụng báo cáo phân tích này như một nguồn tham khảo. Dautucophieu.net sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm nào trước nhà đầu tư cũng như đối tượng được nhắc đến trong báo cáo này về những tổn thất có thể xảy ra khi đầu tư hoặc những thông tin sai lệch về doanh nghiệp.
Từ khóa: BID