Sự kiện: Công bố KQKD Q2/2024 vào ngày 29/7/2024
BID công bố LNTT Q2/2024 đạt 8,1 nghìn tỷ đồng (tăng 18% so với cùng kỳ và tăng 10% so với quý trước) nhờ tổng thu nhập hoạt động tăng 16% so với cùng kỳ & chi phí hoạt động kiểm soát tốt (tăng 5% so với cùng kỳ) trong khi chi phí dự phòng tăng 28% so với cùng kỳ.
Đồ thị cổ phiếu BID phiên giao dịch ngày 07/08/2024. Nguồn: AmiBroker
Từ đó, LNTT 6 tháng đầu năm 2024 đạt 15,5 nghìn tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ, bằng 47% dự báo cả năm và sát với dự báo của chúng tôi.
Tín dụng tăng trưởng tốt
Tăng trưởng tín dụng Q2/2024 tăng 5,9% kể từ đầu năm (tăng 4,9% so với quý trước) đạt 1.890 nghìn tỷ đồng; tăng trưởng của BID nhìn chung tương đương với ngành (tăng trưởng 6% kể từ đầu năm). Trong đó, tổng cho vay khách hàng tăng 5,9% kể từ đầu năm đạt 1.882 nghìn tỷ đồng với sự tăng trưởng diễn ra ở tất cả các phân khúc khách hàng, trong khi TPDN vẫn đi ngang ở mức 6,9 nghìn tỷ đồng. Đáng chú ý là tăng trưởng tín dụng bắt đầu tăng lên trong Q2/2024, cho thấy mặt bằng lãi suất thuận lợi trong thời gian dài đã giúp đẩy mạnh sự phục hồi của tín dụng.
Bảng 1: Tóm tắt KQKD Q2/2024, BID
Về nguồn huy động, tiền gửi khách hàng tăng 6% kể từ đầu năm (tăng 4,2% so với quý trước) đạt 1.807 nghìn tỷ đồng và giấy từ có giá tăng 4,3% kể từ đầu năm lên 198 nghìn tỷ đồng. Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn vẫn đi ngang so với quý trước ở mức 18,9%. Lưu ý rằng, tiền gửi từ Kho bạc Q2/2024 tăng mạnh 164% so với quý trước (tăng 521% kể từ đầu năm) lên 120 nghìn tỷ đồng, tương đương mức cuối năm 2022. Tăng trưởng mạnh này là nhờ các biện pháp hỗ trợ thanh khoản của Chính phủ nhằm nâng cao dư nợ tín dụng trong khi tăng trưởng tiền gửi của toàn ngành (nguồn tín dụng chính) chỉ tăng 1,5% kể từ đầu năm.
Tỷ lệ NIM cải thiện nhẹ
Tỷ lệ NIM Q2/2024 tăng 7 điểm cơ bản so với quý trước (giảm 27 điểm cơ bản so với cùng kỳ) xuống 2,49%, do lợi suất gộp giảm 10 điểm cơ bản so với quý trước (giảm 178 điểm cơ bản so với cùng kỳ) xuống 5,91% trong khi chi phí huy động giảm 19 điểm cơ bản so với quý trước (giảm 151 điểm cơ bản so với cùng kỳ) xuống 3,56%.
Cho 6 tháng cuối năm 2024, HSC kỳ vọng tỷ lệ NIM sẽ tiếp tục hồi phục trên cơ sở nhu cầu tín dụng dự kiến sẽ hồi phục.
Thu nhập lãi thuần Q2/2024 của BID tăng 7% so với cùng kỳ đạt 14,8 nghìn tỷ đồng, từ đó thu nhập lãi thuần 6 tháng đầu năm 2024 tăng 2% so với cùng kỳ đạt 28,4 nghìn tỷ đồng.
Thu nhập ngoài lãi tăng mạnh nhờ thu nhập HĐ dịch vụ
Thu nhập ngoài lãi Q2/2024 tăng 46% so với cùng kỳ đạt 5.387 tỷ đồng nhờ lãi thuần HĐ dịch vụ tăng mạnh 16% so với cùng kỳ đạt 1.939 tỷ đồng và lãi thuần HĐ kinh doanh ngoại hối tăng 120% so với cùng kỳ đạt 1.465 tỷ đồng. Lãi thuần HĐ kinh doanh ngoại hối có thể sẽ tiếp tục tăng lên nhờ nhu cầu giao dịch ngoại tệ gia tăng trong bối cảnh đồng VND biến động vào Q2/2024.
Thu nhập khác, chủ yếu là lợi nhuận hoàn nhập từ thanh lý tài sản đảm bảo, đi ngang so với cùng kỳ đạt 1.031 tỷ đồng. Khó khăn trên thị trường BĐS giảm dần ở một số khu vực dự kiến sẽ hỗ trợ lợi nhuận từ thanh lý tài sản đảm bảo trong 6 tháng cuối năm 2024. HSC giữ nguyên dự báo thu nhập khác đạt lần lượt 2.455 tỷ đồng (tăng trưởng 18%) và 3.642 tỷ đồng (tăng trưởng 47%) trong năm 2024-2025.
Chất lượng tài sản vẫn vững chắc
Tỷ lệ nợ xấu của BID vẫn đi ngang so với quý trước ở mức 1,52%, so với 1,26% tại thời điểm cuối Q4/2023. Trong khi đó, nợ xấu nhóm 2 giảm xuống 1,59% từ 2,05% tại thời điểm cuối Q4/2023. Hệ số LLR giảm nhẹ xuống 132% từ 153% tại thời điểm cuối Q1/2024 nhưng vẫn là mức nền tốt. BID vẫn giữ vững được chất lượng tài sản với tỷ trọng cho vay thấp đối với lĩnh vực BĐS và TPDN.
Chi phí dự phòng tăng 28% so với cùng kỳ lên 5.358 tỷ đồng trong Q4/2024, tương đương chi phí tín dụng tăng lên 1,22% từ 1,04% trong Q1/2024. Chi phí tín dụng thấp và có xu hướng giảm bền vững từ hơn 2% bình quân trong giai đoạn 2018-2021 xuống 1,67% trong năm 2022 và sau đó là 1,25% trong năm 2023, nhờ thành quả của hoạt động tái cấu trúc của BID.
HSC duy trì khuyến nghị Tăng tỷ trọng; giá mục tiêu và dự báo đang được xem xét lại
Sau khi giá cổ phiếu tăng 9% trong 1 tháng qua, Cổ phiếu BID đang giao dịch với P/B trượt dự phóng 1 năm là 1,67 lần, thấp hơn 22% so với VCB (Tăng tỷ trọng, giá mục tiêu 106.500đ) ở mức 2,12 lần và cao hơn 55% so với CTG (Mua vào, giá mục tiêu 41.000đ) ở mức 1,07 lần. HSC duy trì khuyến nghị, giá mục tiêu và dự báo.
Nguồn: HSC
Tuyên bố miễn trách nhiệm: Báo cáo chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và nhà đầu tư chỉ nên sử dụng báo cáo phân tích này như một nguồn tham khảo. Dautucophieu.net sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm nào trước nhà đầu tư cũng như đối tượng được nhắc đến trong báo cáo này về những tổn thất có thể xảy ra khi đầu tư hoặc những thông tin sai lệch về doanh nghiệp.