Đồ thị ngày cổ phiếu ACB cập nhật ngày 26/09/2017. Nguồn: AmiBroker
Đồ thị tuần cổ phiếu ACB cập nhật ngày 26/09/2017. Nguồn: AmiBroker
Các thông tin cơ bản:
– Ngành ngân hàng Việt Nam là xương sống nền kinh tế, mặc dù có nhiều yếu tố bất ổn, nhưng được chính sách Nhà nước hỗ trợ xử lý tốt, phần lớn các tin xấu ngân hàng đều được Nhà nước giữ và công bố ra thị trường từ từ. Các vấn đề chính của Ngân hàng như là xử lý nợ xấu, xóa nợ chéo, mua lại ngân hàng yếu kém, áp dụng chuẩn Basel 2 đều được NHNN giãn ra đến 2020.
– Sau giai đoạn tái cấu trúc 2012-2016 với việc rất nhiều ngân hàng đã đẩy mạnh bán nợ xấu cho VAMC và tự trích lập dự phòng, tỷ lệ nợ xấu hệ thống nhân hàng hiện đã ở mức rất thấp. Có thể nói, giai đoạn khó khăn nhất của hệ thống ngân hàng đã qua.
– Bán lẻ đang là xu thế của ngành ngân hàng trong những năm tới do qua mô dân số lớn với tỷ lệ người trẻ cao, nhu cầu mua sắm và tiêu dùng để cải thiện cuộc sống ngày càng tăng.
Mô hình kinh doanh:
– ACB là ngân hàng tư nhân định vị bán lẻ từ những năm 2000 (trong bối cảnh lúc đó các ngân hàng vẫn tập trung mảng bán buôn, ACB đã tìm kiếm phân khúc khách hàng hoàn toàn khác). Cho vay cá nhân thường chiếm ~ 1/2 dư nợ tín dụng ACB và chiếm khoảng 40% lãi ngân hàng.
– ACB có kinh nghiệm kinh doanh các sản phẩm trên thị trường tiền tệ (có lợi nhuận và rủi ro cao) nên đạt được kết quả kinh doanh ấn tượng trước 2012, tuy nhiên từ 2013 -2016, ACB đã thành công khi chuyển đổi từ trạng thái ngân hàng kinh doanh dựa chủ yếu vào đầu tư trên thị trường tiền tệ & vàng sang trạng thái kinh doanh cho vay truyền thống ít rủi ro hơn để đảm bảo an toàn hoạt động.
Triển vọng doanh nghiệp:
– ACB hứa hẹn tăng trưởng cao giai đoạn 2016-2020 do đã thành công ấn tượng trong việc tái cấu trúc ngân hàng (2013- 2016) trên cả hai phương diện:
1) xây dựng lại hệ thống quản trị hiệu quả sau sự kiện Bầu Kiên 2012
2) làm lại chiến lược kinh doanh (tập trung vào 3 yếu tố cốt lõi là ổn định lại nguồn vốn, đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, và giải quyết triệt để nợ xấu giai đoạn trước). Ước tỷ lệ tăng trưởng giai đoạn 2017 -2018 đạt 20% – 30% mỗi năm. (Năm 2016 ACB tăng trưởng tín dụng 22%, huy động vốn tăng 18.4%).
– Tập trung vào bán lẻ và tăng trưởng lợi nhuận core rất tốt, đặc biệt LNTT trước trích lập dự phòng 2016 tăng 31% so với LNTT sau dự phòng tăng 27%, trong đó riêng lỗ mua bán chứng khoán đầu tư (liên quan bầu Kiên) 886 tỷ.
– NIM ACB (3.4%) được duy trì ở mức cao hơn mức bình quân trên thị trường do ACB có kinh nghiệm khai thác mảng bán lẻ và thị trường tiền tệ, là các phân khúc có mức tỷ suất lợi nhuận cao (năm 2016 NIM ACB chỉ giảm nhẹ trong bối cảnh cả thị trường có NIM giảm mạnh).
– Cùng với VCB và MBB, ACB đã rất thận trọng cho vay trong thời kỳ kinh tế suy thoái (2011-2015), do đó tỷ lệ LDR giai đoạn này của ngân hàng thấp hơn trần cho phép. Dự kiến 2017, ACB sẽ tăng LDR lên mức cận là 80% để tăng hiệu quả hoạt động.
Sức khỏe tài chính:
– ACB có cơ sở thực hiện đúng lộ trình Basel II, vì có hệ số CAR hiện tại (2016 – 13.2%) cao hơn hẳn mức bình quân toàn hệ thống, không gặp áp lực tăng vốn trong 2-3 năm tới.
– Tỷ lệ nợ xấu NPL đang ở mức thấp nhất ngành ngân hàng, 2016 là 0.88%, 2017 dự báo 1.1%. Trích lập dự phòng cho nhóm nợ xấu quá khứ (GP Bank, NH xây dựng, nhóm 06 công ty) dự kiến sẽ được ngân hàng xử lý nốt trong năm 2017 (hết tháng 6/2017 số dư chỉ còn ~600 tỷ, thấp hơn dự đoán ~1,000 tỷ). Về cơ bản từ năm 2018 ACB sẽ không còn phải trích lập cho các khoản nợ xấu quá khứ nữa.
– Dự kiến từ năm 2018 lợi nhuận trả về cổ đông sẽ tăng đột biến 60-70% và ngân hàng có thể trả cổ tức bằng tiền mặt.
– Ước LNST năm 2017 – 2018 đạt 1,848 và 3,094 tỷ đồng, tương đương với EPS là 1,687 và 2,824đ.
Định giá theo phân tích cơ bản:
– Định giá của HSC PCD: 47,100 đồng.
– Định giá bình quân của các Công ty chứng khoán: 27,000 đồng.
– Ngày định giá: 26/09/2017.
– Thời gian nắm giữ: 12 tháng.
—————————
Phan Nhật Cường – Chuyên viên Tư vấn Chứng khoán Cao cấp
Điện thoại / Zalo / Viber: 0912842224
Facebook: https://www.facebook.com/dautucophieu.net/
Skype: dautu.cophieu
Email: dautucophieu68@gmail.com