Sản phẩm Chứng quyền có đảm bảo (Covered Warrant – CW) là sản phẩm mới của TTCK Việt Nam. Có rất nhiều các câu hỏi thường gặp như: Giá thanh toán chứng quyền là gì? Có khi nào CW bị ngừng giao dịch không? Có khi nào NĐT đang sở hữu CW muốn bán lại thì không ai mua không? Và một số câu hỏi khác về sản phẩm chứng quyền có đảm bảo mà Nhà đầu tư (NĐT) hay quan tâm sẽ được Nguyễn Văn Nguyên chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây.
- Các câu hỏi về chứng quyền có đảm bảo P1
- Đặc điểm và rủi ro khi giao dịch Chứng quyền
- Cách giao dịch Chứng quyền có đảm bảo (CW)
1. Khi đầu tư vào chứng quyền nếu giá chứng quyền (quyền phí) trên thị trường tụt giảm mạnh thì tài khoản có bị call Margin không?
Trả lời: Đầu tư vào chứng quyền có đảm bảo khi phát sinh thua lỗ, NĐT không bao giờ bị call Margin (gọi cảnh báo nộp bổ sung). Nếu mua chứng quyền trên TK Margin, tài khoản bị call margin chắc chắn là do giảm giá các mã chứng khoán cơ sở khác trên TK chứ nguyên nhân không phải do chứng quyền giảm giá.
2. NĐT rất quan ngại nếu CTCK phát hành CW làm giá cổ phiếu cơ sở dẫn đến việc NĐT mua CW không hiệu quả (cụ thể là không thực hiện được quyền)?
Trả lời: Có những lý do sau đây để loại bỏ quan ngại trên:
– Cổ phiếu cơ sở để được phép phát hành CW là những CP đáp ứng tiêu chuẩn về vốn hóa thị trường, thanh khoản và tỷ lệ tự do chuyển nhượng => Với những cổ phiếu vốn hóa lớn rất khó làm giá.
– Uy tín và thương hiệu của TCPH: Công ty chứng khoán đủ điều kiện về vốn và an toàn tài chính mới được phép phát hành CW, và CTCK không chỉ phát hành 1 đợt CW mà còn phát hành nhiều đợt, nên mục đích của CTCK:
+ Giữ uy tín cho những đợt phát hành sau: Lựa chọn CP tốt có trend lên, NĐT đầu tư vào CW của CTCK có hiệu quả.
+ Quan điểm khi phát hành CW là không đặt cược với NĐT: tức là khi phát hành CW thì CTCK cũng phải mua vào CP cơ sở để đảm bảo tỷ lệ hedging => Giá chứng khoán giảm cũng khiến CTCK thua lỗ (kịch bản CTCK không mong muốn). Còn giá CK lên theo đúng kỳ vọng, NĐT có lãi từ CW mà CTCK thu được quyền phí đồng thời không phát sinh thua lỗ khi thanh toán cho NĐT
+ Đa dạng về sản phẩm đáp ứng nhu cầu NĐT, đồng hành mong muốn NĐT có lợi nhuận
3. Giá CW là gì? Giá thanh toán CW là gì? Và khác với giá thực hiện CW như thế nào?
Trả lời:
– Giá chứng quyền: Hay còn gọi là quyền phí là khoản chi phí mà NĐT phải bỏ ra nếu muốn sở hữu CW. Vào thời điểm phát hành (IPO) giá CW do TCPH chào bán, và khi CW được niêm yết giao dịch trên Sở HOSE thì giá CW là giá giao dịch trên thị trường.
– Giá thanh toán CW: Là mức giá được sở HOSE xác định và công bố vào ngày đáo hạn của CW. Theo dự thảo quy chế, mức giá này sẽ lấy bình quân đóng cửa của 5 phiên liên tục liền trước ngày đáo hạn CW không bao gồm ngày đáo hạn. Chênh lệch dương giữa giá thanh toán CW và giá thực hiện CW chính là khoản thu nhập NĐT nhận được về TK sau khi CW đáo hạn, chênh lệch âm giữa giá thanh toán CW và giá thực hiện CW được hiểu CW sẽ không được thực hiện quyền và NĐT lỗ phần quyền phí đã đầu tư.
– Giá thực hiện CW: Là mức giá thực hiện khi CW đáo hạn và NĐT sở hữu CW dùng để so sánh, xác định trạng thái và mức lãi lỗ khi đầu tư vào CW. Mức giá này sẽ được TCPH công bố khi phát hành CW, mức giá này sẽ giữ cố định trong suốt vòng đời của CW, ngoại trừ khi chứng khoán cơ sở có các sự kiện doanh nghiệp như chi trả cổ tức, phát hành thêm cổ phiếu… thì giá thực hiện CW sẽ được điều chỉnh.
4. Khi đầu tư CW có bắt buộc phải nắm giữ CW cho đến ngày đáo hạn hay không?
Trả lời: Hoàn toàn không. Giống như giao dịch cổ phiếu cơ sở, trong quá trình nắm giữ CW NĐT hoàn toàn có thể bán lại trên sở giao dịch CK thông qua tài khoản CK cơ sở tại CTCK. Chỉ khi NĐT muốn bán khống CW (tức là không sở hữu CW nhưng muốn bán) thì không được phép.
5. Có khi nào CW bị ngừng giao dịch không?
Trả lời: Có thể, trong các tình huống sau:
– Chứng khoán cơ sở của CW bị tạm ngừng giao dịch
– Sự cố bất khả kháng như thiên tai, hỏa hoạn hoặc sự cố kỹ thuật tại hệ thống giao dịch, hệ thống thanh toán
– Các trường hợp HOSE thấy cần thiết để bảo vệ NĐT
6. Có khi nào TCPH-CTCK “xù nợ” không thanh toán khi CW đáo hạn cho NĐT?
Trả lời: Đây là một nguy cơ, nên HOSE cũng có quy định khắt khe để bảo vệ NĐT:
– TCPH phải ký quỹ tối thiểu 50% giá trị chứng quyền dự kiến phát hành tại NHTT và phải duy trì trong suốt vòng đời của CW
– Hàng ngày TCPH phải thực hiện hoạt động phòng ngừa rủi ro (hedging) cho toàn bộ chứng quyền đã phát hành và phải báo cáo với HOSE, mục đích phòng ngừa để đảm bảo thanh toán cho NĐT khi đáo hạn
Về phía CTCK: Đây là sản phẩm của chính công ty chứng khoán, để bảo vệ uy tín và kinh doanh lâu dài thì CTCK phải thực hiện việc thanh toán quyền đúng hạn và đầy đủ.
Về phía NĐT: Khi đầu tư CW cũng cần cân nhắc lựa chọn TCPH là CTCK lớn, uy tín trên thị trường để hạn chế rủi ro này.
7. Có khi nào NĐT đang sở hữu CW muốn bán lại thì không ai mua không?
Trả lời: Không cần quá lo ngại tình huống này vì CTCK phải là nhà tạo lập thị trường cho chính CW mình phát hành. CTCK bắt buộc phái đặt lệnh chào mua/chào bán trong các tình huống sau:
– Chỉ có lệnh bên mua hoặc bên bán CW
– Không có lệnh bên mua và bên bán CW
– Tỷ lệ chênh lệch giá trên thị trường vượt quá 5%.
Tỷ lệ chênh lệch giá được tính tỷ lệ % của chênh lệch giữa giá chào bán thấp nhất và giá chào mua cao nhất .
Note: Có một số tình huống CTCK được miễn nghĩa vụ tạo lập hoặc cũng có những trường hợp CTCK cố tình không tạo lâp vì ảnh hưởng đến lợi nhuận thì họ sẽ bị mất uy tín khi phát hành CW.
8. Khi CW bị hủy niêm yết thì số CW đang lưu hành được xử lý thế nào?
Trả lời: Từ khi thông báo hủy niêm yết đến ngày hủy niêm yết TCPH sẽ tiến hành mua lại CW từ NĐT thông qua nghiệp vụ tạo lập thị trường, sau ngày hủy niêm yết TCPH phải thanh toán cho những NĐT còn nắm giữ CW theo mức giá đã công bố tại thời điểm có quyết định hủy niêm yết.
9. NĐT nước ngoài có bị khống chế room khi đầu tư CW không?
Trả lời: Không
10. Dùng mô hình Blackshole để tính toán giá chứng quyền, vậy có khi nào giá chứng quyền giao dịch trên thị trường khác khác biệt hẳn với mức giá trên không?
Trả lời: Có thể. Mô hình BlackSholes chỉ hỗ trợ tính toán giá lý thuyết của chứng quyền dựa trên các thông tin đầu vào đã được nhập và cả một số yếu tố giả định như tỷ lệ biến động giá CP cơ sở, do vậy không hoàn toàn giá CW trên thị trường trùng khớp với mức giá lý thuyết này. Giá trên thị trường được hình thành dựa trên tham khảo giá lý thuyết Blacksholes + Cung cầu và Mức độ kỳ vọng của NĐT.
11. Giá trần sàn của CW phụ thuộc vào chênh lệch giá trần sàn của cổ phiếu cơ sở vậy có khi nào giá sàn của CW bị âm không?
Trả lời: Không, theo quy chế giao dịch của HOSE mức giá tối thiểu của CW là 10 đồng, đơn vị yết giá cũng là 10 đồng, do vậy giá sàn trong tình huống này sẽ là 10 đồng.
Trên đây, Nguyễn Văn Nguyên đã trả lời các câu hỏi thường gặp của NĐT về Chứng quyền. Ngoài ra, các NĐT có thể tham khảo thêm về chứng quyền có đảm bảo Tại đây.
Có bất cứ câu hỏi nào khác NĐT vui lòng liên hệ với Nguyễn Văn Nguyên theo thông tin dưới đây, Cường luôn nhiệt tình hỗ trợ. Trân trọng!
—————————
Nguyễn Văn Nguyên – Chuyên viên Tư vấn Chứng khoán Cao cấp
Điện thoại / Zalo / Viber: 0912 842 224
Facebook: https://www.facebook.com/dautucophieu.net/
Email: nguyen.nguyenvan@hsc.com.vn