DANH MỤC

Mobile / Zalo: 0989 490 980
Vay Margin tại HSC tỉ lệ 1:4

Cập nhật cổ phiếu FPT – 7T2023: Động lực tăng trưởng vẫn mạnh mẽ

Lượt xem: 1,348 - Ngày:

Sự kiện: Công bố KQKD 7 tháng đầu năm 2023

FPT công bố KQKD 7 tháng đầu năm 2023 với doanh thu thuần đạt 28.427 tỷ đồng (tăng 22,4% so với cùng kỳ) và lợi nhuận thuần đạt 3.496 tỷ đồng (tăng 20,3% so với cùng kỳ), đạt lần lượt 54,0% và 54,2% dự báo cả năm 2023 của chúng tôi.

Đồ thị cổ phiếu FPT phiên giao dịch ngày 21/08/2023. Nguồn: AmiBroker

Tính riêng tháng 7/2023, doanh thu đạt 4.263 tỷ đồng (tăng 0,9% so với tháng trước và 25,6% so với cùng kỳ) và LNTT đạt 730 tỷ đồng, đi ngang so với tháng trước nhưng tăng 20,7% so với cùng kỳ.

Thị trường Nhật Bản dẫn đầu tăng trưởng

Doanh thu mảng CNTT toàn cầu đạt 13.243 tỷ đồng (tăng 30,4% so với cùng kỳ) và LNTT đạt 2.174 tỷ đồng (tăng 34,1% so với cùng kỳ). Thị trường Nhật Bản dẫn đầu tăng trưởng với doanh thu bằng đồng JPY tăng 55% so với cùng kỳ và doanh bằng đồng VND tăng 40% so với cùng kỳ nhờ các khách hàng Nhật Bản đẩy mạnh chi tiêu CNTT.

Doanh thu dịch vụ chuyển đổi số đạt 5.818 tỷ đồng (tăng 41,5% so với cùng kỳ), đóng góp 44% doanh thu CNTT toàn cầu, so với 40,5% trong 7 tháng đầu năm 2022. Doanh thu dịch vụ chuyển đổi số tăng trưởng mạnh trong giai đoạn thị trường Mỹ chững lại, trong khi các khách hàng Nhật Bản của FPT đẩy mạnh chi tiêu để bắt kịp xu hướng chuyển đổi số với các công ty cùng ngành tại Mỹ.

Giá trị đơn đặt hàng dịch vụ CNTT mới trên thị trường toàn cầu vẫn yếu, đạt 16.695 tỷ đồng trong 7 tháng đầu năm 2023, chỉ tăng 21,3% so với cùng kỳ. Tính riêng tháng 7/2023, giá trị đơn đặt hàng mới là 1.678 tỷ đồng, giảm 19,4% so với cùng kỳ, tháng thứ 2 liên tiếp giảm so với cùng kỳ của FPT.

Bảng 1: KQKD T7/2023 và 7 tháng đầu năm 2023, FPT 

Giá trị hợp đồng mới giảm chỉ cho thấy chi tiêu CNTT tại Mỹ và EU yếu nhưng không bao gồm tiềm năng từ thị trường Nhật Bản. Các công ty Nhật Bản không ký hợp đồng theo dự án như các khách hàng Mỹ và EU, mà ký các biên bản ghi nhớ/thỏa thuận hợp tác dài hạn, sau đó sẽ quyết định khối lượng công việc hàng năm dựa trên sự hài lòng về công việc của đối tác trong những năm trước đó. Do đó, có thêm một khách hàng Nhật Bản mới sẽ hỗ trợ doanh thu ổn định và (có thể) tăng trưởng trong nhiều năm.

Dịch vụ CNTT trong nước thấp hơn kỳ vọng

Doanh thu dịch vụ CNTT trong nước đạt 3.675 tỷ đồng (tăng 18,4% so với cùng kỳ) và LNTT là 197 tỷ đồng (giảm 34,8% so với cùng kỳ). Doanh thu thuần nhìn chung sát với dự báo trong khi lợi nhuận thấp hơn khoảng 10% so với dự báo của chúng tôi. Mảng kinh doanh này chịu ảnh hưởng do nhu cầu trong nước yếu trong bối cảnh các doanh nghiệp trong nước cắt giảm chi tiêu CNTT (cùng với các chi phí khác) trong giai đoạn hoạt động xuất khẩu trầm lắng, mặt bằng lãi suất cao và niềm tin tiêu dùng yếu.

Mảng viễn thông tăng trưởng nhẹ

Doanh thu mảng viễn thông, bao gồm dịch vụ viễn thông và quảng cáo trực tuyến, đạt 8.997 tỷ đồng (tăng 8,5% so với cùng kỳ) và LNTT đạt 1.787 tỷ đồng (tăng 6,2% so với cùng kỳ). Tỷ suất LNTT giảm xuống 19,9%, so với 20,3% trong 7 tháng đầu năm 2022, do phí bản quyền nội dung Pay TV mà FPT đã thanh toán trong nửa đầu năm 2023. Chúng tôi tin rằng tỷ suất lợi nhuận mảng này sẽ phục hồi trong những quý tới.

HSC đang xem xét lại khuyến nghị và giá mục tiêu

Cổ phiếu FPT đang giao dịch với P/E trượt dự phóng 1 năm điều chỉnh là 14,2 lần, cao hơn 0,3 lần độ lệch chuẩn so với mức bình quân trong quá khứ là 13,6 lần (tính từ tháng 1/2020). Tiềm năng tăng giá hiện là 13%, chúng tôi đang xem xét lại khuyến nghị và giá mục tiêu.

Nguồn: HSC

Tuyên bố miễn trách nhiệm: Báo cáo chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và nhà đầu tư chỉ nên sử dụng báo cáo phân tích này như một nguồn tham khảo. Dautucophieu.net sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm nào trước nhà đầu tư cũng như đối tượng được nhắc đến trong báo cáo này về những tổn thất có thể xảy ra khi đầu tư hoặc những thông tin sai lệch về doanh nghiệp.

CÁC TIN LIÊN QUAN

Đối tác

Gọi ngay
Messenger
Zalo chát
Mở tài khoản
Góp ý