DANH MỤC

Mobile / Zalo: 0989 490 980
Vay Margin tại HSC tỉ lệ 1:4

Ngành thủy sản và khuyến nghị VHC

Lượt xem: 4,265 - Ngày:

Việt Nam được coi là cường quốc xuất khẩu thủy sản, sản phẩm có mặt ở hầu hết các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc,… Trong năm 2017, tổng sản lượng sản xuất thủy sản là 7.2 triệu tấn (y0y 5.2%), trong đó có 5.2 triệu tấn cá và 0.9 triệu tấn tôm. Trong 9 tháng đầu năm 2018, giá trị thủy sản xuất khẩu đạt 6.47 tỷ USD, tăng 6.9% so với cùng kỳ. Lợi thế của ngành thủy sản Việt Nam là có đường bờ biển dài với hệ thống sông ngòi ao hồ dày đặc.

Nguồn nguyên liệu thủy sản chủ yếu là từ hoạt động đánh bắt và nuôi trồng trong nước, chiếm 83%. Phần nguyên liệu nhập khẩu chiếm khoảng 17%, chủ yếu tới từ Ấn Độ. Khó khăn chung của ngành thủy sản Việt Nam tăng dần theo sản lượng xuất khẩu do giá nguyên vật liệu (phần lớn là tôm) tại các nước này thấp hơn so với giá nguyên vật liệu trong nước.

Ngành thủy sản và khuyến nghị VHC

Điểm yếu lớn nhất của ngành thủy sản Việt Nam là không có các vùng nuôi tập trung dẫn tới không kiểm soát được về sản lượng và chất lượng. Từ cuối năm 2017, Việt Nam đã bị “thẻ vàng” từ EU khiến sản lượng một số mặt hàng như mực, bạch tuộc, tôm giảm mạnh từ 10 – 40%. Thị trường EU không còn đứng đầu mà tụt xuống vị trí thứ 4 trong thị phần xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

Triển vọng tăng trưởng của ngành thủy sản vẫn được đánh giá ở mức độ khả quan, khi ngành đang được hưởng lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ bởi thủy sản Việt Nam có lợi thế so với thủy sản Trung Quốc bị đánh thuế 10%. Không những thế, ngành cá tra đang được nhờ hưởng lợi nhờ giá đầu ra tăng mạnh hơn 30% từ đầu năm. Kết quả sơ bộ mới đây của POR14 (kỳ kiểm tra hành chính hàng năm của Mỹ) cũng đưa ra mức thuế chống bán phá giá đối với cá tra Việt Nam giảm so với POR13.

Ngành thủy sản và khuyến nghị VHC

Ngành tôm mặc dù chững lại trong 1H2018 do giá tôm giảm, nhưng giá tôm dự báo sẽ tăng trở lại trong 2H2018 do nguồn cung thế giới sẽ giảm. Đặc biệt, tôm Ấn Độ bị tẩy chay tại EU, khiến EU chuyển sang nhập khẩu tôm Việt Nam để thay thế.

Tuy nhiên, ngành thủy sản Việt Nam vẫn đang gặp phải những khó khăn nhất định từ thị trường EU, Mỹ cũng như nguồn nguyên liệu đầu vào. Thủy sản Việt Nam đang bị phạt “thẻ vàng” ở EU do các thông tin về nguồn gốc xuất xứ chưa đầy đủ yêu cầu. Các doanh nghiệp hiện đã phải tìm các thị trường khác như Trung Quốc, ASEAN để bù lại phần xuất khẩu đi EU.

Tại thị trường Mỹ, thuế chống bán phá giá lên tôm Việt Nam là 4.85%, ngoại trừ Tập đoàn Thủy sản Minh Phú -MPC. Hàng năm, CTCP Thực phẩm Sao Ta -FMC và 20 doanh nghiệp khác bị đơn bắt buộc bị xét duyệt thuế chống bán phá giá. Bên cạnh đó, các vùng nuôi tôm, cá tập trung nhiều ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, hằng năm đều chịu hạn ngập mặn. Điều này ảnh hưởng tới nguồn cung và chất lượng nguyên liệu, khiến Việt Nam vẫn phải nhập khẩu thủy sản nguyên liệu để tái xuất khẩu.

Xét về tình hình tài chính, CTCP Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia – IDI và CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre – ABT là hai doanh nghiệp có biên ròng cao nhất trong nhóm cổ phiếu thủy sản, trên 10%. Trong khi đó, MPC có hệ số ROE cao nhất, CTCP Vĩnh Hoàn – VHC có hệ số ROA cao nhất. CTCP Thủy sản Mekong – AAM và VHC có sức khỏe tài chính tốt nhất với tỉ lệ nợ vay thấp, chỉ số thanh toán tốt.

Ngành thủy sản và khuyến nghị VHC

CTCP Vĩnh Hoàn (Cổ phiếu VHClà doanh nghiệp dẫn đầu ngành cá tra tại Việt Nam và cả trên thế giới khi Việt Nam chiếm gần 60% sản lượng sản xuất và 90% quy mô xuất khẩu cá tra toàn cầu. Thị phần của VHC nhiều năm luôn ở vị trí số 1 về giá trị xuất khẩu, năm 2017 chiếm tỷ trọng 15%.

Ngành thủy sản và khuyến nghị VHC

Sản phẩm của VC có mặt tại hơn 40 quốc gia khắp thế giới, điển hình là Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc. Sau khi EU phạt “thẻ vàng” cho thủy sản Việt Nam do liên quan đến hoạt động đánh bắt, VHC cũng chủ động giảm bắt tỷ trọng xuất khẩu đi EU và thay vào đó là tăng mạnh tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Trong 8 tháng đầu năm 2018, giá trị xuất khẩu của VHC cao kỷ lục, đạt 240 triệu USD, tăng 22% so với cùng kỳ.

Mảng cá tra fillet là mảng kinh doanh chính thức của VHC, đóng góp trên 70% doanh thu và lợi nhuận gộp. Một sản phẩm phụ và bột cá và mỡ cá cũng đóng góp 17% doanh thu và 11% lợi nhuận gộp. Ngoài ra, VHC cũng có sản phẩm collagen và gelatin cùng với các sản phẩm thức ăn chế biến sẵn (sản phẩm GTGT) tuy nhiên tỷ trọng nhỏ, chiếm dưới 5% doanh thu và lợi nhuận.

Ngành thủy sản và khuyến nghị VHC

Giá của cá tra nguyên liệu đã tăng trên 17% kể từ đầu năm, tuy nhiên VHC hoàn toàn đẩy được giá này vào giá đầu ra. Nguyên nhân của việc giá nguyên liệu cá tăng là do vấn đề thiếu hụt nguyên liệu đầu vào do người dân đã giảm tỷ trọng nuôi trồng cá tra và năm 2016 – 2017 rớt giá, đồng thời ĐBSCL bị ngập mặn nặng trong mùa cá 2017 khiến sản lượng cá sụt giảm.

Ngành thủy sản và khuyến nghị VHC

Trong ngắn hạn, tăng trưởng của VHC được kỳ vọng nhiều vào mảng cá tra fillet đang có nhiều thuận lợi:

  • Giá bán thành phẩm cũng tăng khoảng hơn 30% kể từ đầu năm 2018 và dự kiến sẽ giữ ở mức này cho tới hết năm. Biên lợi nhuận gộp vẫn sẽ tăng 2 – 3% nhờ giá bán ra tăng nhiều hơn giá đầu vào.
  • POR14 tại Mỹ đã có kết quả sơ bộ, cho thấy VHC tiếp tục không phải chịu thuế chống bán phá giá. Thị trường Mỹ sẽ vẫn là thị trường chính của VHC trong năm 2018. Trong bối cảnh CTTM tiếp tục, VHC sẽ có cơ hội gia tăng tỷ trọng xuất khẩu sang Mỹ để bù vào sản lượng cá Trung Quốc đã giảm.
  • Tỷ giá USD /VND sẽ vẫn tiếp tục tăng (CAGR 2 – 3%) trong các năm tới, dự kiến đem về khoảng 30 – 50 tỷ doanh thu tài chính.

Ngành thủy sản và khuyến nghị VHC

Về dài hạn, VHC được đánh giá cũng có nhiều tiềm năng tăng trưởng nhờ vào các yếu tố sau:

  • VHC đang đầu tư xây dựng ao cá Tân Hưng (Long An) 220ha để có thể nâng tỷ trọng cung nguyên liệu lên 70%, đồng thời mở rộng nâng công suất của nhà máy Thanh Bình lên 300 tấn/ngày trong năm 2019.
  • Các sản phẩm chế biến sẵn với biên lợi nhuận gộp cao đang ngày càng được ưa chuộng do người tiêu dùng ngày càng bận rộn và ưa chuộng sự tiện lợi hơn.
  • Mảng sản phẩm collagen và gelatin có biên LNG rất cao và phù hợp với xu hướng người tiêu dùng đang ngày càng chi tiêu nhiều hơn cho sức khỏe và làm đẹp. VHC có lợi thế sản phẩm độc đáo nhờ là doanh nghiệp duy nhất hiện nay sản xuất collagen và gelatin từ cá.

Ngành thủy sản và khuyến nghị VHC

Tuy vậy, VHC cũng đang đối mặt với những khó khăn như ngoài VHC có 6 doanh nghiệp Việt Nam khác cũng không phải chịu thuế chống phá giá theo POR14, cạnh tranh sẽ gia tăng trong năm 2019. Ngoài ra, giá cá tra 2019 sẽ giảm so với năm 2018 vì nguồn cung tăng trở lại do người dân sau khi thấy giá tăng mạnh đã ồ ạt đi đào ao nuôi cá.

Ngành thủy sản và khuyến nghị VHC

Nguồn: HSC

CÁC TIN LIÊN QUAN

Đối tác

Gọi ngay
Messenger
Zalo chát
Mở tài khoản
Góp ý