DANH MỤC

Mobile / Zalo: 0912 842 224
Đầu tư Cổ phiếu Group Facebook

Dịch vụ tiện ích – Điện: Thông qua quy hoạch điện 8, mở đường cho các dự án đầu tư năng lượng mới

Lượt xem: 306 - Ngày:
Chia sẻ

Quy hoạch điện 8 được thông qua ngày 15/5/2023

Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2050 (QHĐ 8) đã được thông qua vào ngày 15/5/2023 sau khi bị trì hoãn hơn 1 năm. QHĐ 8 sẽ là cơ sở pháp lý đối với các chính sách điện mới, bao gồm cả phương án định giá điện gió sau khi chính sách giá FIT kết thúc vào tháng 10/2021. Phê duyệt QHĐ 8 được kỳ vọng sẽ tháo gỡ nút thắt cho các dự án đầu tư công suất truyền tải và phát điện mới.

Mở đường phát triển các dự án năng lượng

QHĐ 8 đặt ra một số kế hoạch và mục tiêu chính xung quanh chiến lược phát triển năng lượng của Việt Nam trong 10 năm tới, bao gồm: (1) phát triển mạnh mẽ công suất phát điện để hỗ trợ tăng trưởng GDP, với LNG và điện gió là nhiên liệu chính; (2) tận dụng tối đa sản lượng điện tái tạo, đồng thời kiểm soát tỷ trọng điện tái tạo trong lưới điện truyền tải liên vùng để giảm thiểu gánh nặng tiềm ẩn cho hệ thống; và (3) phát triển lưới điện đồng bộ với sự phát triển của công suất phát điện, mặc dù không xây dựng đường dây truyền tải điện liên miền mới trong giai đoạn 2021-2030.

Sau năm 2030, theo QHĐ 8, Việt Nam sẽ giảm dần lượng khí thải carbon để đáp ứng cam kết COP26 (Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc lần thứ 26) giảm mức phát thải carbon ròng xuống 0 vào năm 2050. Việt Nam sẽ đóng cửa tất cả các nhà máy điện than và giảm một nửa công suất điện khí vào năm 2050, thay thế điện than bằng điện sinh khối và LNG nhập khẩu bằng khí hydrogen để đảm bảo cung cấp đủ điện.

PC1 được hưởng lợi chính, lựa chọn hàng đầu trong ngành tiện ích

PC1, công ty được hưởng lợi nhờ kinh nghiệm 60 năm và có thương hiệu mạnh trong ngành xây dựng điện, là lựa chọn hàng đầu của chúng tôi trong ngành điện. PC1 là tổng thầu EPC của các dự án truyền tải điện và trạm biến áp trọng điểm quốc gia đến 500 kV và các dự án điện tái tạo.

Trong số những công ty khác chúng tôi khuyến nghị trong ngành điện, POW cũng sẽ được hưởng lợi nhờ các nhà máy NT3 & NT4 (điện LNG, công suất 750MW/nhà máy) sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2024 và 2025. Trong khi đó, các doanh nghiệp điện tái tạo bao gồm GEG và REE sẽ không được hưởng lợi ngay lập tức do giá bán điện gió hiện không có lãi. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng cơ chế giá điện sẽ được điều chỉnh tăng từ năm 2025 do QHĐ 8 định hướng điện gió là một trong những nguồn điện chính trong giai đoạn 2021- 2030.

Thúc đẩy tương lai

QHĐ 8 được kỳ vọng sẽ là một bước quan trọng trong quá trình phát triển của ngành điện Việt Nam. Quy hoạch đặt ra một số mục tiêu liên quan đến chiến lược năng lượng của Việt Nam trong 10 năm tới, bao gồm: (1) phát triển mạnh mẽ công suất phát điện để hỗ trợ tăng trưởng GDP, với LNG và điện gió là nhiên liệu chính; (2) tận dụng tối đa sản lượng điện tái tạo không liên tục, đồng thời kiểm soát tỷ trọng điện tái tạo trong lưới điện truyền tải liên vùng để giảm thiểu gánh nặng tiềm ẩn cho hệ thống; và (3) phát triển lưới điện đồng bộ với sự phát triển của công suất phát điện, mặc dù không xây dựng đường dây truyền tải điện liên vùng mới trong giai đoạn 2021-2030. Chúng tôi cho rằng PC1 sẽ là doanh nghiệp được hưởng lợi chính.

Công suất mới cho tới năm 2030: LNG và điện gió sẽ là những nguồn cung chính

QHĐ 8 của Việt Nam đã được phê duyệt sau hơn một năm trì hoãn. QHĐ 8 sẽ là cơ sở pháp lý cho các chính sách điện mới, bao gồm cả định giá điện gió sau khi chính sách giá FIT kết thúc vào tháng 10/2021. Phê duyệt QHĐ 8 được kỳ vọng sẽ tháo gỡ nút thắt cho các dự án đầu tư công suất truyền tải và phát điện mới.

Đối với công suất bổ sung đi vào hoạt động cho tới năm 2030 – mục tiêu là 62,6GW trong QHĐ 8 – điện khí (khí tự nhiên trong nước và LNG nhập khẩu) dự kiến sẽ dẫn đầu với 20,9GW bổ sung (14,9GW LNG và 6,0GW khí tự nhiên), tiếp theo là điện than (bổ sung 11,1GW) và điện gió (bổ sung 10,8GW). Thủy điện đặt mục tiêu bổ sung 5,8GW trong khi điện mặt trời chỉ bổ sung 3GW.

Bảng 1: Công suất phát điện theo dự báo trong quy hoạch điện 8, Việt Nam

 

Bảng 2: Tổng sản lượng điện theo nguồn phát, Việt Nam

 

Trong giai đoạn 2021-2030, một số xu hướng rõ ràng: (1) điện than sẽ tiếp tục là nhiên liệu chính để phát điện; (2) LNG được chọn là nhiên liệu chính cùng với than để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện của Việt Nam; và (3) công suất điện gió sẽ tiếp tục tăng trưởng nhưng tổng tỷ trọng điện tái tạo (cả điện mặt trời và gió) trên tổng công suất phát điện sẽ được kiểm soát.

Theo triển vọng công suất phát điện như dự báo ở trên, tỷ trọng điện khí trên tổng sản lượng điện của Việt Nam sẽ tăng lên 22,9% vào năm 2030 từ mức 11,0% hiện nay. Tỷ trọng điện than sẽ tăng nhẹ lên 42,4% từ 39,1% trong cùng kỳ. Trong khi đó, tỷ trọng thủy điện và điện tái tạo sẽ giảm xuống lần lượt 17,2% và 12,4% từ lần lượt 35,5% và 12,8% hiện tại.

Từ nay đến năm 2030, lưới điện sẽ phát triển đồng bộ với công suất phát điện, nhưng không xây dựng thêm đường dây truyền tải điện liên vùng mới.

Điện tái tạo vẫn đóng vai trò quan trọng nhưng trong dài hạn

Theo QHĐ 8, trong giai đoạn 2021-2030, Chính phủ đặt mục tiêu kiểm soát tỷ trọng điện tái tạo trên tổng sản lượng của Việt Nam ở mức khoảng 12-13% – có thể là để hạn chế gánh nặng cho hệ thống điện quốc gia.

Tính không chắc chắn và gián đoạn của điện tái tạo đặt ra những thách thức lớn đối với việc điều chỉnh tần số và điện áp của hệ thống điện, đồng thời đòi hỏi nhu cầu vốn đầu tư lớn để nâng cấp hệ thống điện kém phát triển của Việt Nam nhằm đưa vào một tỷ trọng điện tái tạo lớn. Ngoài ra, tỷ trọng điện gió và điện mặt trời trong hệ thống điện quá lớn sẽ khiến các nhà máy nhiệt điện phải thường xuyên điều chỉnh công suất.

Tuy nhiên, tầm nhìn đến năm 2050 của QHĐ 8 cho thấy điện tái tạo sẽ vẫn đóng vai trò chủ đạo trong chiến lược điện của Việt Nam trong dài hạn. Chúng tôi nhận thấy những nguyên nhân cơ bản khiến tỷ trọng điện tái tạo/tổng sản lượng điện gia tăng trong dài hạn như sau:

  • Năng lượng tái tạo ngày càng rẻ hơn so với sản xuất điện truyền thống trong dài hạn do chi phí công nghệ phát điện tái tạo liên tục giảm.
  • Việt Nam có tiềm năng lớn đối với điện mặt trời và điện gió trong khi nguồn tài nguyên truyền thống như thủy điện, điện than và điện khí thì hữu hạn (Mời xem Báo cáo cập nhật ngành phát hành tháng 11/2020).

Yêu cầu của dòng vốn đầu tư quốc tế. Các tổ chức cho vay quốc tế hiện từ chối tất cả các dự án điện than và cũng không ưa thích các dự án điện LNG; điều này khiến cho việc huy động vốn cho các dự án nhiệt điện trở nên khó khăn và đắt đỏ. Ngoài ra, các tập đoàn toàn cầu như Apple, Samsung hay Nike đều đang thúc đẩy cơ chế mua điện năng lượng tái tạo trực tiếp (DPPA). Quan trọng, Thủ tướng đã cam kết sẽ giảm phát thải carbon ròng về 0 vào năm 2050 trong COP26.

Các NĐT doanh nghiệp và các nhà tài trợ quốc tế đang kỳ vọng cam kết từ phía Chính phủ là Việt Nam sẽ tập trung phát triển điện tái tạo chi phí thấp.

QHĐ 8 dự báo Việt Nam sau năm 2030 sẽ giảm dần phát thải carbon để đáp ứng cam kết COP26 đưa mức phát thải carbon ròng về 0. Để đạt được mục tiêu này, Việt Nam đặt kế hoạch (cũng vào năm 2050) sẽ dừng hoạt động tất cả các nhà máy điện than và giảm một nửa công suất điện khí, thay thế điện than bằng điện sinh khối và thay thế LNG nhập khẩu bằng khí hydro.

Ngoài ra, điện mặt trời và điện gió sẽ được thúc đẩy để đảm bảo đủ nguồn cung điện, và Việt Nam cũng sẽ đầu tư lưới điện thông minh siêu áp (800kV) để truyền tải điện gió ngoài khơi phục vụ nhu cầu trong nước.

Những thay đổi chính sách liên quan: Thắt chặt điều kiện đối với công suất điện tái tạo mới

Do QHĐ 8 đặt mục tiêu giảm thiểu gánh nặng từ điện tái tạo đối với hệ thống lưới điện quốc gia, chúng tôi kỳ vọng các điều kiện xây dựng công suất điện tái tạo mới kết nối với lưới điện sẽ được thắt chặt hơn. Cụ thể:

  • Đối với điện mặt trời, chúng tôi kỳ vọng chỉ các dự án điện mặt trời áp mái sử dụng tại chỗ và dự án DPPA (thỏa thuận mua bán điện trực tiếp giữa nhà phát điện và người sử dụng cuối) được thúc đẩy. Khi đó, sản lượng điện bán cho EVN sẽ chỉ đấu nối vào lưới điện phân phối tỉnh (35kV trở xuống) chứ không đấu nối vào lưới điện truyền tải khu vực (220kV) như hiện nay.
  • Đối với điện gió, chú chúng tôi tin rằng EVN sẽ tiếp tục là người mua chính (và có thể là duy nhất) qua lưới điện truyền tải (220kV và 110kV); tuy nhiên, chúng tôi dự báo (1) các điều kiện kỹ thuật để các dự án điện gió kết nối vào lưới điện sẽ chặt chẽ hơn, và (2) cơ chế giá bán sẽ không đem lại nhiều lợi nhuận cho các NĐT điện gió so với cơ chế giá FIT kết thúc vào ngày 31/10/2021.

Lựa chọn hàng đầu

PC1, với hoạt động kinh doanh cốt lõi là xây dựng điện và các mảng kinh doanh khác trong lĩnh vực phát điện và sản xuất công nghiệp, được kỳ vọng sẽ hưởng lợi chính. Chúng tôi dự báo doanh thu mảng xây lắp điện sẽ tăng trưởng lần lượt 15% và 18% trong năm 2023 và 2024 do QHĐ 8 được phê duyệt sẽ thúc đẩy đầu tư vào công suất truyền tải và phát điện mới. Cùng với các nguồn doanh thu mới từ các hoạt động kinh doanh khác, chúng tôi dự báo tốc độ CAGR lợi nhuận thuần của PC1 trong giai đoạn 2022-2025 sẽ đạt 17,4%. HSC hiện khuyến nghị Tăng tỷ trọng đối với PC1, tiềm năng tăng giá là 14% tại giá mục tiêu là 32.800đ.

POW (Mua vào, giá mục tiêu là 14.900đ) cũng sẽ hưởng lợi nhờ các nhà máy điện NT3 và NT4 sử dụng LNG, hiện đang được xây dựng và dự kiến sẽ đi vào hoạt động lần lượt vào cuối năm 2024 và cuối năm 2025.

Các công ty điện tái tạo GEG (Tăng tỷ trọng, giá mục tiêu là 16.900đ) và REE (Tăng tỷ trọng, giá mục tiêu là 74.300đ) có thể sẽ không được hưởng lợi ngay lập tức do định giá điện gió hiện không có lãi. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng cơ chế giá điện sẽ được điều chỉnh tăng trong năm 2025 do QHĐ 8 định hướng điện gió là một trong những nguồn điện chính trong giai đoạn 2021-2030.

Cuối cùng, PGV (Nắm giữ, giá mục tiêu là 22.950đ) có dự án Long Sơn (dự kiến đầu tư 35% cổ phần) sử dụng LNG nằm trong quy hoạch. Do đó, QHĐ 8 cũng được kỳ vọng sẽ đem lại lợi ích cho cổ phiếu PGV. Trên thực tế, dự án này sẽ chỉ được triển khai trong dài hạn (sau năm 2025), sau khi EVN thoái vốn tại PGV.

Nguồn: HSC

Tuyên bố miễn trách nhiệm: Báo cáo chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và nhà đầu tư chỉ nên sử dụng báo cáo phân tích này như một nguồn tham khảo. Dautucophieu.net sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm nào trước nhà đầu tư cũng như đối tượng được nhắc đến trong báo cáo này về những tổn thất có thể xảy ra khi đầu tư hoặc những thông tin sai lệch về doanh nghiệp.

BÌNH LUẬN()

CÁC TIN LIÊN QUAN

Đối tác

Gọi ngay
Messenger
Zalo chát
Mở tài khoản
Góp ý