DANH MỤC

Mobile / Zalo: 0912 842 224
Đầu tư Cổ phiếu Group Facebook

Nhận định thị trường ngày 23/03/2016 gồm cập nhật sửa đổi quy định về hoạt động của VAMC, NLG, FCN, REE, HSG, TMT

Lượt xem: 13,549 - Ngày:
Chia sẻ

1. Nhận định thị trường:

VN-Index tiếp tục giảm điểm phiên thứ ba liên tiếp, tuy vậy mức độ giảm đã được thu hẹp lại khá nhiều, đóng cửa tại 570,91 (-1,36 điểm tương đương -0,24%). Thanh khoản giảm 14% với 123 triệu cổ phiếu được khớp lệnh.

Đồ thị VN-Index ngày 22/03/2016.

Đồ thị VN-Index ngày 22/03/2016. Nguồn: Amibroker

 

Đồ thị có thân nến ngắn và bóng nến phía dưới khá dài, khá giống với mẫu hình Hammer, cho thấy tuy có lúc lực bán tăng cao nhưng bên mua đã phần nào thể hiện sự tích cực giúp cho chỉ số chỉ giảm điểm nhẹ vào cuối phiên. Tuy nhiên, mẫu hình nến cho khả năng đảo chiều tăng này vẫn cần xác nhận thêm.

VN-Index đã thoái lui về đúng đường EMA(26) thì phục hồi trở lại. Độ rộng thị trường theo chiều hướng tích cực cho thấy tâm lý nhà đầu tư không tỏ ra quá bi quan. Đồng thời, chỉ báo xung lượng ngắn hạn STO(5,3) giảm mạnh về vùng quá bán cho thấy chỉ số VN-Index có thể sẽ xuất hiện các nhịp hồi phục kỹ thuật trong vài phiên tới.

Trên cơ sở đó, Nhật Cường cho rằng trong các phiên giao dịch sắp tới, chỉ số VN-Index có thể sẽ hồi phục trở lại và nhịp điều chỉnh có thể sớm kết thúc. Đồng thời, Nhật Cường đánh giá rủi ro ngắn hạn có xu hướng giảm dần và chỉ số VN-Index có thể lấy lại nhịp tăng để sớm vượt qua hoàn toàn mức kháng cự 580 điểm.

Hệ thống chỉ báo xu hướng vẫn duy trì mức tăng xu hướng ngắn hạn trên chỉ số VN-Index và giữ mức cắt lỗ của hệ thống ở mức 566.81 điểm. Do đó, các nhà đầu tư ngắn hạn có thể dừng bán. Đồng thời, nhà đầu tư có thể tận dụng các nhịp giảm điểm và rung lắc của thị trường để mở vị thế mua thăm dò trở lại hoặc gia tăng nhẹ tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục.

2. Điểm nhấn phiên giao dịch ngày 22/03/2016:

Các thị trường vận động trái chiều, UpCom có chuỗi tăng tiểm tích cực và đã có mức tăng 7.4% so với thời điểm đầu năm. Thanh khoản thị trường giảm sút, độ rộng thị trường ở mức cân bằng. Khối ngoại mua ròng hơn 54 tỉ đồng trên cả hai sàn, VNM ETF premium 0.08%, FTSE ETF premium 1.51%.

• Các mã ngân hàng, ngoại trừ VCB vẫn tiếp tục biến động trái chiều. VCB tiếp tục tăng trong khi đó EIB đóng cửa đi ngang. CTG, BID, ACB và MBB giảm. Lãi suất huy động tăng trong khi tín dụng từ đầu năm tăng chậm cho thấy Q1 của ngành ngân hàng sẽ không khả quan. Đặc biệt đối với với những ngân hàng ghi nhận tăng trưởng tốt trong năm ngoái như BID.

• BVH tiếp tục tăng hôm nay. Cổ phiếu các công ty chứng khoán có một ngày giao dịch không khả quan với cả SSI và HCM đều giảm. Mặc dù vậy, GTGD vẫn đạt khá trong Q1 và do đó đó kết quả quý đầu tiên của ngành chứng khoán có thể không quá tồi tệ.

• VNM giảm, FPT và BMP cũng vậy. Thông báo gần đây của FPT về khả năng bán một phần hoặc thoái vốn toàn bộ mảng phân phối và mảng bán lẻ trong năm nay đã tác động đến cổ phiếu gần đây. Có vẻ nếu cả hai mảng này cùng được bán một lần, thì cổ phần bán ra sẽ là cổ phần đa số. Nếu không nhiều khả năng số cổ phần bán ra là cổ phần thiểu số.

• HSG tiếp tục tăng dù HPG giảm trở lại. PAC và DRC tiếp tục giảm. STK có một phiên tăng tốt.

• Các mã tài nguyên có một ngày giao dịch tốt hơn dẫn đầu là GAS và PVD. Giá dầu thô tăng mạnh và gái của các mã chủ chốt có liên quan đến giá dầu không tăng nhiều. Có vẻ như giá cổ phiếu dầu khí gần đây vẫn không theo sát giá dầu sau khi đạt đỉnh điểm một vài tuần trước.

• Cổ phiếu BĐS tăng dẫn đầu là VIC, NLG và BCI. NLG sẽ phát hành trái phiếu chuyển đổi kỳ hạn 4 năm, tổng giá trị 500 tỷ đồng và giá chuyển đổi là 23.500đ. Lãi suất coupon là 7%.

• VNS tăng hôm nay mặc dù giá dầu tăng. Thực tế, công ty dẫn đầu dịch vụ taxi này không bị ảnh hưởng khi giá nhiên liệu tăng mà tài xế taxi mới chịu ảnh hưởng. Và trên thực tế nếu cước phí taxi tăng, tỷ suất lợi nhuận của công ty có thể còn tăng lên.

. Nhóm cổ phiếu Ô tô có giao dịch tích cực nhất khi HAX, TMT, HTL tăng kịch biên độ, riêng SVC +3,8%. Bên cạnh đó, thông tin chia cổ tức 30% tiền mặt của CAV đã hỗ trợ cho cổ phiếu này tăng trần đến hết phiên. Theo đó, ngày 30/03 là ngày GDKHQ và ngày chi trả dự kiến vào 11/04 tới. Ngoài ra, tại ĐHCĐ vừa tổ chức, lãnh đạo công ty cho biết kế hoạch đạt 6.000 tỷ đồng doanh thu và 250 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế; cổ tức 30% trong năm 2016.

Trên HSX, khối ngoại mua ròng trở lại hơn 34,4 tỷ đồng. CII dẫn đầu về khối lượng mua ròng với trên 426 nghìn đơn vị. HPG, HAG và FLC cũng được mua ròng nhẹ. Chiều ngược lại, TDH dẫn đầu về khối lượng bán ròng với trên 322 nghìn đơn vị. VIC, SBT và BID cũng bị bán ròng nhẹ.

Trên HNX, khối ngoại mua ròng nhẹ hơn 19,6 tỷ đồng. PVS dẫn đầu về khối lượng mua ròng với 439 nghìn đơn vị. IVS, KLF và SHB cũng được mua ròng nhẹ. Chiều ngược lại, khối ngoại chủ yếu bán ròng VGS với khối lượng 103 nghìn đơn vị.

Việc khối ngoại trở lại mua ròng được kỳ vọng sẽ giúp tâm lý thị trường trở nên ổn định hơn.

3. Thông tin Doanh nghiệp:

NLG: CTCP Đầu tư Nam Long (HSX – NLG) vừa công bố Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông (lấy ý kiến bằng văn bản) về kế hoạch phát hành riêng lẻ trái phiếu chuyển đổi và Nghị quyết HĐQT về việc ký kết hợp đồng tổng thầu dự án Casa với Công ty TNHH ASPL PLB – Nam Long.

Trong đó, NLG đưa ra kế hoạch phát hành 500 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi, kỳ hạn 4 năm, lãi suất 7%/năm, giá chuyển đổi dự kiến là 23.500 đồng/cổ phiếu, xấp xỉ mức giá thị trường hiện tại của cổ phiếu. Với mức giá chuyển đổi này, số lượng cổ phần cần phát hành là 21,76 triệu cổ phần. Đợt phát hành sẽ được thực hiện vào quý I hoặc quý II/2016 và đối tượng chào bán theo nghị quyết là dưới 100 nhà đầu tư lớn không kể nhà đầu tư chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, nghị quyết của NLG cũng nêu rõ nguồn vốn để mua lại trái phiếu hoặc trả lãi sẽ đến từ việc kinh doanh căn hộ và nhà phố (500 tỷ đồng) và từ chuyển nhượng dự án (150 tỷ đồng). Theo BCTC năm 2015, tỷ lệ Nợ vay/VCSH của NLG ở mức tương đối thấp, vào khoảng 26%; do đó dư địa để gia tăng vay nợ còn khá nhiều.

Tháng 9/2015, NLG đã mua thêm 55% cổ phần của công ty TNHH ASPL PLB – Nam Long, nâng tỷ lệ sở hữu tại công ty này từ 45% lên 100%. Đồng thời, NLG ghi nhận 111 tỷ đồng lợi nhuận khác, tương ứng với phần lợi nhuận do góp vốn bằng quyền sử dụng đất công với cơ sở hạ tầng dự án Phước Long B khi thành lập doanh nghiệp. ASPL – PLB hiện là chủ đầu tư dự án Casa ở quận 9. Theo Nghị quyết HĐQT vừa công bố, tổng giá trị hợp đồng tổng thầu nói trên là 803,47 tỷ đồng. Doanh thu ước tính từ dự án năm 2016 được công bố là 472,57 tỷ đồng.

NLG là cổ phiếu thu hút khá nhiều sự quan tâm của khối ngoại. Được biết, NLG cũng đang xem xét vấn đề nâng giới hạn sở hữu cho NĐTNN. Tuy nhiên, việc nâng room có thể chưa được thực hiện ít nhất trong nửa đầu năm 2016. Ngày mai, 23/03/2016 là ngày GDKHQ để tham dự ĐHCĐ thường niên 2015 và nhận cổ tức bằng tiền đợt 2 năm 2015 tỷ lệ 4,73%.

————–

FCN: FECON (FCN – Khả quan) công bố KQKD 2015 chưa kiểm toán, tuy không hoàn thành kế hoạch nhưng triển vọng 2016 khá khả quan nhờ đàm phán thành công nhiều hợp đồng thi công lớn.

Tăng trưởng đạt được nhờ mảng xây lắp với số lượng hợp đồng mới tăng mạnh bao gồm một số dự án nhà máy điện lớn. Tỷ suất lợi nhuận gộp giảm nhẹ do tỷ suất lợi nhuận mảng thi công cọc giảm do cạnh tranh trên thị trường và do thay đổi ghi nhận kế toán. Tuy lỗ tài chính thuần giảm nhưng chi phí bán hàng & quản lý lại tăng nhanh hơn mức tăng của doanh thu. Chuyên viên dự báo doanh thu năm 2016 tăng trưởng khoảng 15% do Chuyên viên thấy số lượng hợp đồng xây lắp mới tăng ổn định và đây sẽ là động lực tăng trưởng chính trong thời gian tới; đồng thời tỷ suất lợi nhuận gộp cũng được kỳ vọng sẽ cải thiện trong năm nay. Tuy nhiên chi phí lãi vay tăng sẽ gia tăng khoản lỗ tài chính thuần trong khi chi phí bán hàng & quản lý vẫn sẽ tiếp tục tăng nhanh hơn mức tăng trưởng của doanh thu. Chuyên viên cũng lưu ý là FCN sẽ tiếp tục huy động vốn thông qua việc phát hành nốt 130 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi cho DBJ vào đầu tháng 4/2016.

Đánh giá Khả quan. Triển vọng tăng trưởng vững chắc nhưng lượng trái phiếu chuyển đổi phát hành lớn sẽ dẫn đến nguy cơ pha loãng cao. Và giá chuyển đổi sẽ tạo ra mức giá trần cho giao dịch cổ phiếu FCN. Hiện room cho nhà đầu tư nước ngoài đã đầy; tuy nhiên công ty có kế hoạch nới room. Cùng với triển vọng tăng trưởng thì đây sẽ là động lực chính cho cổ phiếu FCN trong ngắn hạn.

KQKD năm 2015 chưa kiểm toán không đạt kế hoạch doanh thu – FCN đã công bố KQKD 2015 chưa kiểm toán với doanh thu đạt 1.661 tỷ đồng (tăng trưởng 23% và thấp hơn 8% so với kế hoạch là 1.800 tỷ đồng) và LNST đạt 155 tỷ đồng (tăng trưởng 15% và thấp hơn 8% so với kế hoạch là 168 tỷ đồng).

Doanh thu xây lắp tăng mạnh trong khi doanh thu bán hàng giảm do có sự thay đổi về ghi nhận kế toán – doanh thu xây lắp tăng mạnh 129% lên 1.180 tỷ đồng trong khi doanh thu bán hàng giảm 17,6% còn 208,46 tỷ đồng. Doanh thu bán hàng giảm là do có sự thay đổi về ghi nhận kế toán từ đầu năm 2015; theo đó, chỉ có doanh thu bán cọc riêng rẽ là được ghi nhận vào doanh thu bán hàng còn doanh thu bán cọc kèm trong hợp đồng thi công cọc sẽ được ghi nhận vào doanh thu xây lắp.

Công ty đã ghi nhận 425 tỷ đồng từ gói thầu thứ 1 của hợp đồng xây Nhà máy nhiệt điện Long Phú 1 và Chuyên viên kỳ vọng công ty sẽ ghi nhận doanh thu tương đương từ gói thầu thứ 2 trong năm 2016. Trên thực tế, những hợp đồng lớn như vậy thường được chia làm nhiều hợp đồng nhỏ giúp công ty có thể ghi nhận doanh thu từng phần. Trong năm, FCN cũng đã thử nghiệm thành công công nghệ Jet Grouting cho tuyến Metro số 1 tại TP HCM. Mặc dù giá trị hợp đồng chỉ khoảng 40 tỷ đồng nhưng Chuyên viên cho rằng hợp đồng này sẽ là tiền đề cho những hơp đồng tương tự ở các dự án Metro.

Doanh thu khác bao gồm doanh thu cung cấp dịch vụ đóng góp 16,4% tổng doanh thu, đạt 272 tỷ đồng (giảm 16,9%).

Định giá cổ phiếu ở mức hợp lý mặc dù rủi ro pha loãng của trái phiếu chuyển đổi là một hạn chế – Giá cổ phiếu đã tăng khoảng 13,9% từ mức thấp của tháng 1 cũng là mức thấp nhất trong 12 tháng qua. Room cho NĐTNN đã đầy ở mức 32% do một phần được giữ lại cho chuyển đổi trái phiếu, tuy nhiên, FCN có kế hoạch nới room 100% cho NĐTNN. Nhiều khả năng vấn đề này sẽ được trình và biểu quyết tại Đại hội cổ đông thường niên dự kiến diễn ra vào cuối tháng 4. Đây sẽ là động lực tích cực trong ngắn hạn thúc đẩy giá cổ phiếu. Lặp lại đánh giá Khả quan.

————–

REE: CTCP Cơ điện lạnh REE (REE – HSX) vừa công bố tài liệu ĐHCĐ thường niên năm 2016 (dự kiến vào ngày 31/3/2016). Công ty sẽ trình ĐHCĐ đề xuất trả cổ tức năm 2015 theo tỷ lệ 25%, trong đó, 10% sẽ được trả bằng tiền mặt từ ngày 1/4/2016 và dự kiến phát hành 40,44 triệu cổ phiếu để trả cổ tức theo tỷ lệ 20:3, thời gian thực hiện trong quý II/2016. Như vậy, sau đợt phát hành thêm, vốn điều lệ của REE sẽ tăng từ hơn 1.696 tỷ đồng lên gần 3.101 tỷ đồng. Bên cạnh đó, HĐQT Công ty sẽ đề xuất Đại hội thông qua việc ủy quyền cho HĐQT quyết định mức chi trả cổ tức trong năm 2016 nhưng không thấp hơn 12%. Lũy kế cả năm 2015, doanh thu hợp nhất đạt 2.643 tỷ đồng, tương đương năm 2014, hoàn thành 95,2% kế hoạch năm. LNST hợp nhất của REE đạt 888,1 tỷ đồng, giảm 19,2% theo năm và chỉ đạt 94,8% kế hoạch năm, chủ yếu do lỗ từ khoản đầu tư vào PPC. Biên lợi nhuận ròng giảm từ 41,8% còn 33,6%. Trong năm 2016, REE đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất đạt 2.933 tỷ đồng, tăng 11% so với 2015; LNST hợp nhất đạt 921 tỷ đồng, tăng 22,8% so với 2015. REE hôm nay giảm 0,4% xuống 24.600 đồng. REE hiện đang giao dịch ở mức P/E 2015 là 7,7 lần và P/B 2015 là 1,1 lần.

————–

HSG: Cổ đông lớn Red River Holding đã giao dịch bán 5.472.041 cổ phiếu của CTCP Tập đoàn Hoa Sen (mã HSG). Như vậy sau giao dịch, cổ đông này đã giảm sở hữu tại HSG từ 7.624.713 cổ phiếu, tương đương sở hữu 5,82% xuống còn 2.152.690 cổ phiếu, tỷ lệ 1,64%, và không còn là cổ đông lớn của HSG kể từ ngày 18/3.

————–

TMT: Kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận 35%. Cụ thể, TMT đặt mục tiêu doanh thu thuần 75%, lên 5.804 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế dự kiến tăng 35% lên 256 tỷ đồng. Cổ tức dự kiến năm 2016 đạt 50%.

4. Điểm nhấn tin tức trong ngày:

Chính thức sửa đổi quy định về hoạt động của VAMC. Chính phủ vừa ban hành Nghị định 18/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18/5/2013 về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC). Theo đó có hai điểm đáng chú ý. Thứ nhất, đối với khoản nợ xấu được mua bằng trái phiếu đặc biệt, hàng năm, VAMC sẽ được thu một số tiền theo một tỷ lệ do NHNN quy định sau khi thống nhất với Bộ Tài chính tính trên số dư nợ gốc còn lại cuối kỳ. Trước đó, Nghị định 53 chỉ quy định VAMC được hưởng một tỷ lệ trên số tiền thu hồi được từ các khoản nợ xấu chứ không phải được thu hàng năm theo một tỷ lệ tính trên số dư nợ gốc còn lại. Thứ hai, nghị định mới cũng bổ sung thêm quy định về việc gia hạn trái phiếu đặc biệt. Theo đó, sau khi được NHNN chấp thuận, VAMC gia hạn thời hạn của trái phiếu đặc biệt đã phát hành để mua nợ xấu của các TCTD đang thực hiện phương án tái cơ cấu hoặc gặp khó khăn về tài chính. Tổng thời hạn gia hạn và thời gian gốc của trái phiếu đặc biệt tối đa không quá 10 năm (nghị định 53 trước đây quy định tối đa là 5 năm).

Theo Chuyên viên, những sửa đổi mới trong Nghị định 18, đặc biệt là bổ sung quy định cho phép gia hạn thời hạn của trái phiếu đặc biệt từ 5 năm lên 10 năm là giải pháp nhằm giảm áp lực trích lập dự phòng nợ xấu cho các ngân hàng, đặc biệt là nhóm ngân hàng thuộc diện tái cơ cấu hoặc đang gặp khó khăn về tài chính. Mặc dù hệ thống ngân hàng đã đạt được những thành quả nhất định trong việc giảm tỷ lệ nợ xấu nhưng với 243 nghìn tỷ đồng nợ xấu gần như vẫn đang “đóng băng” tại VAMC (mới thu hồi được gần 23 nghìn tỷ đồng, tương đương 9,3% tính trên dư nợ gốc) thì áp lực phải tiếp tục trích lập dự phòng rủi ro cho trái phiếu đặc biệt của VAMC đối với các ngân hàng vẫn rất lớn (mỗi năm phải trích lập 20% giá trị khoản nợ xấu đã bán). Theo tính toán của Chuyên viên, giả định không có thêm khoản nợ xấu nào được bán cho VAMC trong năm 2016 thì chi phí dự phòng cho khoản trái phiếu VAMC đã mua của toàn hệ thống năm nay ước tính sẽ lên tới gần 50 nghìn tỷ đồng. Do đó, việc giãn thời gian trích lập dự phòng cho trái phiếu đặc biệt sẽ phần nào giúp giải tỏa áp lực lên lợi nhuận của một số ngân hàng. Tuy nhiên, Chuyên viên cũng lưu ý nhóm các ngân hàng niêm yết trên sàn hiện nay như VCB, CTG, BID nhiều khả năng sẽ không thuộc nhóm được hưởng lợi do đây không phải nhóm ngân hàng thuộc diện tái cơ cấu hay đang gặp khó khăn về tài chính.

5. Sự kiện nổi bật ngày mai (23/03/2016):

23/03/2016 TLT Họp ĐHCĐ thường niên năm 2016

23/03/2016 NLG Ngày GDKHQ Trả cổ tức đợt 2/2015 bằng tiền, 473 đồng/CP

23/03/2016 HPB Ngày GDKHQ Trả cổ tức đợt 1/2015 bằng tiền, 1,500 đồng/CP

————–

Nguồn: Tổng hợp từ các CTCK

Phan Nhật Cường – Chuyên viên Tư vấn Chứng khoán Cao cấp.

Điện thoại / Zalo / Viber: 0912.842.224

Skype: dautu.cophieu

Email: dautucophieu68@gmail.com

Website: dautucophieu.net

CÁC TIN LIÊN QUAN

Đối tác

Gọi ngay
Messenger
Zalo chát
Mở tài khoản
Góp ý