1. Nhận định thị trường:
Tiếp tục đóng cửa với sắc đỏ ở phiên giao dịch cuối tuần, chỉ số VN-Index giảm mạnh 9,99 điểm xuống mức 543,04 điểm. Thanh khoản vẫn duy trì ở trên mức khối lượng khớp lệnh trung bình 10 phiên gần nhất với 111,72 triệu cổ phiếu được khớp kèm theo sự áp đảo gần như hoàn toàn của số mã giảm điểm. Điều đó cũng góp phần khẳng định bên bán đang mất kiên nhẫn với xu hướng ngắn hạn. Như vậy, ngưỡng hỗ trợ mạnh 550 điểm (tương ứng với mốc hỗ trợ Fibonacci 61.8%) đã chính thức bị xuyên thủng và xác nhận cho kịch bản giảm điểm quay trở lại. Diễn biến này phán ánh tâm lý bi quan và hoảng loạn của nhà đầu tư đối với xu hướng giảm điểm của thị trường trong ngắn hạn và vẫn còn “dư địa” để rơi sâu hơn vào khu vực có tín hiệu bán mạnh.

Đồ thị tuần VN-Index ngày 15/01/2016. Nguồn: Amibroker

Đồ thị VN-Index ngày 13/01/2016. Nguồn: Amibroker
Cây nến đỏ đặc dài hình thành khiến cho dải BB chính thức bung nén sau một thời gian đi ngang, qua đó hàm ý khả năng tiếp tục giảm mạnh của đường giá sẽ vẫn có thể còn tiếp diễn. VN-Index đóng cửa ở mức thấp nhất kèm theo thanh khoản ở mức cao thể hiện áp lực cung bán ra lấn át hoàn toàn bên mua. Các chỉ báo kỹ thuật đi xuống theo chiều hướng tiêu cực, Stochastic giảm xuống dưới mức 20, RSI tiếp cận vùng 30 trong khi ADX tăng lên mưc 40 thể hiện xu hướng giảm đang rất mạnh. Nhóm MA ngắn hạn cũng đã gập xuống để bước vào xu hướng suy giảm, độ dốc hướng xuống của các đường MA này có dấu hiệu sẽ gia tăng trong những phiên tới, qua đó sẽ làm gia tăng thêm sức nặng đối với đà sụt giảm của chỉ số trong tuần tới. Đường MACD và Momentum đã gia tăng độ dốc hướng xuống tại thời điểm đường ADX gần như sẽ vượt lên trên ngưỡng 40 vào phiên kế tiếp trong sự phân kỳ mở rộng của 2 đường DI. Điều này cho thấy chỉ số sẽ bước vào một nhịp biến động mạnh trong thời gian tới. Như vậy mức hỗ trợ 550 bị phá vỡ một cách dễ dàng, mức hỗ trợ tiếp theo chỉ số hướng tới là 535, tuy nhiên liệu rằng mốc này có được giữ vững hay không là một dấu hỏi, do vậy nhà đầu tư vẫn nên thận trọng và không nên tham gia bắt dao rơi khi xu hướng giảm đang khá mạnh.
Trên đồ thị tuần, chỉ số cũng hình thành cây nến đỏ đặc dài với khối lượng tăng cao hơn so với tuần trước đó trong bối cảnh diễn biến của đa số các chỉ báo kỹ thuật (MACD, ADX…) đang có diễn biến tương đối tiêu cực. Điều này khiến khả năng chỉ số có thể sẽ tiếp tục giảm về đường hỗ trợ mạnh SMA200 trong thời gian tới (tương ứng 525-530 điểm).
Mặc dù vậy, trên đồ thị ngày chỉ số đang dần tiếp cận đường trendline phía dưới của kênh xu hướng giảm kéo dài từ cuối tháng 11/2015 trong thời điểm nhóm chỉ báo dao động đã quay trở lại trạng thái quá bán. Đồng thời, việc xu hướng giảm nhanh khiến VN-Index vượt ra khỏi cận dưới của bollinger bands cũng mang đến kỳ vọng khả năng đường giá sẽ xuất hiện nhịp hồi phục khi tiếp cận hoặc chớm phá xuống đường trendline này. Vùng hỗ trợ gần của VN-Index được dự báo nằm tại 530-535 điểm. Đây được xem là điểm mua trading mang tính do đáy với tỷ trọng thấp cho các vị thế ngắn hạn.
Trên cơ sở đó, Nhật Cường cho rằng chỉ số VN-Index có thể sẽ duy trì đà giảm và hướng về các vùng hỗ trợ ngắn hạn 530-535 điểm trong tuần giao dịch tới. Đồng thời, Nhật Cường đánh giá mức độ rủi ro ngắn hạn vẫn còn rất lớn, đặc biệt các tín hiệu đảo chiều vẫn chưa hình thành rõ ràng cho nên các nhà đầu tư cần hạn chế tham gia bắt đáy cho đến khi hai chỉ số về gần các vùng hỗ trợ ngắn hạn.
Hệ thống chỉ báo xu hướng vẫn duy trì mức giảm xu hướng ngắn hạn chỉ số VN-Index và hạ mức kháng cự của hệ thống xuống mức 568 điểm. Có thể thấy tâm lý nhà đầu tư đang rất bi quan khi áp lực bán tháo được kéo dài sang tuần giao dịch thứ hai liên tiếp. Theo đó, tuần giao dịch tới sẽ tiềm ẩn rủi ro với xác suất cao đà giảm sẽ tiếp diễn. Do đó, các nhà đầu tư ngắn hạn chưa nên mở lại vị thế mua và ưu tiên hạ tỷ trọng cổ phiếu trong nhịp hồi phục kỹ thuật. Tuy nhiên, với kịch bản chỉ số VN-Index giảm về đường hỗ trợ mạnh SMA200 trong tuần giao dịch tới (tương ứng 525-530 điểm) thì Nhật Cường cho rằng đây là vùng hỗ trợ mạnh xuất hiện nhiều lực mua với chiến lược “buy on dip” (hiện tượng khi giá cổ phiếu rớt mạnh và nhà đầu tư vào mua bất chấp thiệt hại) đã diễn ra trong các sự kiện giảm mạnh trước đó như Biển Đông, giá dầu và phá giá đồng Nhân Dân Tệ. Do đó, Nhật Cường khuyến nghị nếu thị trường có yếu tố đột biến khiến VN-Index giảm về vùng hỗ trợ này thì đó chính là cơ hội mở ra vị thế mua rất tốt cho các nhà đầu tư trung và dài hạn.
2. Điểm nhấn phiên giao dịch ngày 15/01/2016:
Chứng khoán Châu Á chìm trong sắc đỏ, Thị trường Chứng khoán Trung Quốc chính thức bước vào “Thị trường con gấu”, VN-Index đã có phiên giao dịch kém nhất tuần khi giảm 1.81%, đóng cửa tại 543 điểm. Độ rộng thị trường tiêu cực, thanh khoản cũng đã giảm so với phiên hôm qua. Khối ngoại bán ròng trên 136 tỉ đồng trên cả hai sàn, VNM ETF discount 1.06%, FTSE ETF premium 0.22%.
Các thị trường giảm khá mạnh trong thời gian giao dịch buổi chiều với GTGD tiếp tục cao hơn bình quân. Độ rộng thị trường tiếp tục thu hẹp; đã có 20 mã tăng trần và 33 mã giảm sàn. Mức độ tham gia thị trường của NĐTNN đạt cao và khối này cũng bán ròng khá mạnh. Đã có giao dịch thỏa thuận lớn diễn ra ở các mã MSN; FDC và giao dịch thỏa thuận nhỏ diễn ra ở các mã PAN; VNM và HNG.
Động thái hôm nay của thị trường đã xác nhận xu hướng giảm của phiên hôm qua một cách chắc chắn vào phiên hôm nay trong đó thị trường đã diễn ra sự bán tháo vào thời gian giao dịch buổi chiều trước việc thị trường chứng khoán Trung Quốc giảm trở lại và khả năng đã có hoạt động bán giải chấp diễn ra vào đầu phiên. Các mã bluechip chịu áp lực giảm nhiều nhất do cho vay margin tập trung nhiều ở những mã này trong khi HNX-Index giảm nhẹ hơn. NĐTNN bán ròng đáng kể với áp lực bán xuất phát từ nhiều đối tượng NĐTNN khác nhau.
• Các mã ngân hàng giảm khá mạnh, dẫn đầu là VCB; BID & STB. EIB; MBB và CTG giảm ít hơn. ACB thậm chí còn tăng.
• Các mã chứng khoán tiếp tục giảm nhưng mức độ giảm là không quá lớn do gần đây những mã này đã giảm khá nhiều. BVH giảm mạnh, và thường là chỉ báo cho thấy sự bán mạnh của NĐTNN.
• Các mã ngành dầu khí giảm dẫn đầu là GAS; PVS và PVD. Và cũng giống như các mã chứng khoán mức độ giảm ở các mã ngành dầu khí không lớn do những mã này trước đó đã giảm nhiều.
• KBC giảm mạnh hôm nay. Đây cũng là mã làm chỉ báo cho thị trường vì khá nhạy cảm với yếu tố chính trị.
• MSN cũng giảm mạnh.
• HAG & HNG tiếp tục giảm.
• CII tăng nhẹ với triển vọng lợi nhuận khả quan cho năm nay. PNJ cũng có phiên giao dịch tốt.
• Các mã ngành cao su chẳng hạn như HRC & DPR cũng tăng tốt. Có vẻ hiện TTF đang không ngừng tăng và định giá đã khá đắt.
• Các mã có tính đầu cơ như FLC; FIT & BHS giảm trong khi OGC tăng. HHS & ITA cũng giảm.
Vn-Index đã ở sát cận dưới của biên độ biến động ngắn hạn (555-565) trong thời gian dài và hiện đã giảm xuống dưới ngưỡng này. Vnindex theo đó sẽ hướng về cận dưới của biên độ biến động dài hạn (510-650) và sẽ test ngưỡng hỗ trợ này sau hơn 18 tháng. Những nhân tố chính khiến VN-Index giảm gồm (1) mức độ margin vẫn cao (2) Đại hội Đảng diễn ra sẽ tạo ra sự chưa rõ ràng về định hướng chính sách tương lai và (3) thị trường thế giới giảm trước nhiều lo ngại (nền kinh tế Trung Quốc suy yếu; giá hàng hóa cơ bản giảm và bất ổn tiền tệ). Tất cả những điều này có thể sẽ khiến áp lực bán mạnh lên trong tuần sau.
Trái lại, hiện định giá cổ phiếu đã trở nên rất hợp lý và triển vọng tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp là khá lạc quan. Trên thực tế, dự báo LNST năm nay của 50 doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất sẽ tăng trưởng ở mức 2 con số. Do vậy trong khi khởi đầu năm 2016 không mấy khả quan hiện sẽ còn tiếp diễn cả ở thị trường Việt Nam và thế giới, thì cần lưu ý là cả nền kinh tế cũng như thị trường chứng khoán Việt Nam không hề chịu tác động của những vấn đề cơ cấu như ở nhiều quốc gia đang phát triển khác.
Do vậy đợt bán tháo này là cơ hội mua vào cổ phiếu khi VN-Index chạm đến các vùng hỗ trợ kỹ thuật. Ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn là 535 và vùng hỗ trợ dài hạn là 510-520.
3. Thông tin Doanh nghiệp:
DPM: Sẽ thực hiện phát hành cổ phiếu ESOP trong 6 tháng đầu năm 2016
Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM) sẽ phát hành 11,4 triệu cổ phiếu ESOP với mệnh giá là 10.000VND/cổ phiếu, tương đương 3% vốn cổ phần hiện nay. Như vậy, giá phát hành thấp hơn 35% so với giá thị trường hiện nay. Các cổ phiếu này bị hạn chế chuyển nhượng một năm. Kế hoạch phát hành này được đưa ra trong nghị quyết ĐHCĐ 2015 nhưng đã không được thực hiện năm ngoái.
DPM chưa công bố về nguồn vốn sử dụng cho đợt phát hành này bằng quỹ khen thưởng-phúc lợi hay lợi nhuận giữ lại.
Đợt phát hành này sẽ được thực hiện trong Quý 1 và 2 năm nay. Giả định giao dịch này được hoàn tất trong Quý 1, thì cổ phần của các cổ đông hiện hữu không nhận cổ phiếu ESOP sẽ bị pha loãng 2,3%.
Tuy phát hành cổ phiếu ESOP bằng 3% số cổ phiếu đang lưu hành với giá 10.000/cổ phiếu là khá rộng rãi, EPS không bị pha loãng đáng kể và giá mục tiêu không bị ảnh hưởng nhiều.
Theo giá đóng cửa phiên hôm nay, DPM hiện đang giao dịch với PER 7,4 lần EPS dự phóng 2016 (đã điều chỉnh cho đợt phát hành cổ phiếu ESOP sắp tới), và tổng mức sinh lời là 42%, trong đó đã bao gồm lợi suất cổ tức 9%.
———————————
DBC: Đặt kế hoạch lãi trước thuế 346 tỷ đồng, tăng 22% Năm 2015, lợi nhuận sau thuế hợp nhất của Dabaco ước đạt 252,6 tỷ đồng, tăng 35,4 tỷ đồng, tương đương vượt 16% so với kế hoạch năm 2015. CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (DBC) vừa ra quyết định phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2016 của công ty với tổng doanh thu 8.456,4 tỷ đồng thấp hơn thực hiện 2015 hơn 230 tỷ (2,6%) nhưng cao hơn so với kế hoạch 2015. Lợi nhuận trước thuế năm 2016 đặt kế hoạch 346 tỷ đồng, cao hơn thực hiện 2015 hơn 22%, lợi nhuận sau thuế 291,2 tỷ đồng, cao hơn thực hiện năm 2015 hơn 15,4%. Trong đó, lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh chính 241 tỷ và lợi nhuận từ bất động sản 50 tỷ đồng. Theo báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của các đơn vị và Tập đoàn, năm 2015, kết quả sản xuất kinh doanh của công ty vượt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, cụ thể doanh thu toàn Tập đoàn ước đạt 8.688 tỷ đồng, tăng 726 tỷ đồng, tương đương vượt 9% so với kế hoạch năm 2015. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 283,9 tỷ đồng, tăng 26,3 tỷ đồng, tương đương vượt 10,2% so với kế hoạch năm 2015. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 252,6 tỷ đồng, tăng 35,4 tỷ đồng, tương đương vượt 16% so với kế hoạch năm 2015.
———————————
GHC: Lãi 62,9 tỷ đồng 2015, hoàn thành gần 80% kế hoạch CTCP Thủy Điện Gia Lai vừa công bố báo cáo tài chính quý IV và lũy kế năm 2015. Theo đó, doanh thu GHC đạt 44,8 tỷ đồng, tăng trưởng 28,5% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế đạt 27,5 tỷ đồng, tăng 55,44% so với cùng kỳ 2014. Giải trình nguyên nhân giúp lợi nhuận quý IV/2015 tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ, GHC cho biết, trong quý IV, Công ty thực hiện chuyển nhượng phần vốn góp vào Công ty TNHH GKC thu về một khoản lợi nhuận là 5,7 tỷ đồng làm doanh thu hoạt động tài chính trong kỳ gấp 4,76 lần so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, giá bán điện bình quân của quý IV/2015 tăng 15,2% so với quý IV/2014 kéo theo lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước. Mặt khác, nhờ tái cấu trúc một số khoản nợ vay dài hạn, chi phí tài chính quý IV/2015 giảm 31,93% so với quý IV/2014. Ngoài ra, Công ty cũng đã tiết giảm một số khoản chi phí như chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 28,5% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế cả năm 2015, GHC đạt 119,54 tỷ đồng doanh thu, lợi nhuận sau thuế 62,9 tỷ đồng và EPS đạt 3.071 đồng. Như vậy, GHC đã hoàn thành đúng kế hoạch doanh thu được HĐQT Công ty thông qua tại nghị quyết hồi cuối tháng 10/2015 (ước đạt 119,7 tỷ đồng). Tuy nhiên, so với kế hoạch kinh doanh đã thông qua tại ĐHCĐ thường niên với doanh thu hơn 142 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 79,86 tỷ đồng, GHC đã hoàn thành 84,18% kế hoạch doanh thu và 78,76% kế hoạch lợi nhuận. Được biết, tháng 11/2015, GHC đã thông qua kế hoạch chuyển đăng ký giao dịch cổ phiếu từ sàn UPCoM sang niêm yết trên Sở GDCK TP. HCM (HOSE). Hội đồng quản trị GHC ủy quyền cho Chủ tịch HĐQT lựa chọn ngày giao dịch đầu tiên cũng như giá tham chiếu trong ngày chào sàn của cổ phiếu ngay sau khi được HOSE chấp thuận.
4. Điểm nhấn tin tức trong ngày:
Chứng khoán Mỹ giảm mạnh trong phiên ngày 15/1/2016 sau khi một loạt số liệu đáng thất vọng của Mỹ, giá dầu giảm mạnh và đà bán tháo trên thị trường cổ phiếu Trung Quốc làm tăng thêm lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Các chỉ số chủ chốt đóng cửa giảm hơn 2%, và chỉ số S&P 500 và Dow Jones ghi nhận 2 tuần đầu năm tồi tệ nhất trong lịch sử.
Loạt số liệu kinh tế kém khả quan trong ngày cũng góp phần khiến thị trường giảm. Chỉ số sản xuất tháng 1 của bang New York xuống mức -19,4 điểm, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 12 của Mỹ giảm 0,4%, chỉ số sản xuất giảm 0,2%, hàng lưu kho của các doanh nghiệp trong tháng 11 giảm 0,2%, một chỉ số tâm lý người tiêu dùng của Mỹ đứng ở mức 93,3 điểm.
Các chỉ số chủ chốt đóng cửa giảm hơn 2%, và chỉ số S&P 500 và Dow Jones ghi nhận 2 tuần đầu năm tồi tệ nhất trong lịch sử. Chỉ sốS&P 500 đóng cửa ngay trên ngưỡng thấp ghi nhận hồi tháng 8 năm ngoái là 1.867 điểm, và trong phiên đã có lúc xuống dưới ngưỡng này.
Từ bên ngoài, lo ngại về sự bán tháo trên thị trường cổ phiếu Trung Quốc cũng tác động tiêu cực đến tâm lý. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc giảm 3,5% sau khi số liệu tín dụng của Trung Quốc làm dấy lên lo ngại về tốc độ giảm tốc kinh tế.
Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số Dow Jones giảm 2,39% xuống 15.988,08 điểm, mất 2,19% cả tuần, đưa mức giảm từ đầu năm lên 8,25%. Chỉ số S&P 500 giảm 2,16% xuống 1.880,29 điểm, mất 2,17% cả tuần và 8% kể từ đầu năm. Chỉ số Nasdaq giảm 2,74% xuống 4.488,42 điểm, mất 3,34% cả tuần và 10,36% kể từ đầu năm.
Trước đó, thị trường Châu Á cũng đóng cửa giảm 2,5%, với chỉ số STOXX Europe 600 và chỉ số DAX của Đức đều mất hơn 20% so với mức đỉnh của 52 tuần và rơi vào thị trường “con gấu”.
———————————
Giá dầu phiên 15/1 giảm 6% xuống dưới 30 USD/thùng lần đầu tiên trong 12 năm qua khi thị trường chứng khoán Trung Quốc tiếp tục lao dốc và giới đầu tư lo ngại việc Iran tăng xuất khẩu dầu, khiến tình trạng thừa cung trầm trọng hơn.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu Brent giao tháng 3/2016 giảm 1,94 USD, hay 6,3%, xuống 28,94 USD/thùng, thấp nhất kể từ tháng 2/2004. Giá dầu WTI của Mỹ giao tháng 2/2015 giảm 1,78 USD, tương ứng 5,7%, xuống 29,42 USD/thùng, thấp nhất kể từ tháng 11/2003.
Hôm 14/1 sau khi tăng lần đầu tiên trong 8 phiên vừa qua, giá dầu Brent và dầu Mỹ lại bắt đáy mới với mức giảm 20% kể từ đầu năm đến nay đồng thời ghi nhận 2 tuần giảm tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Nhưng giới phân tích cảnh bảo đà lao dốc vẫn chưa kết thúc khi việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt sẽ cho phép Iran tăng xuất khẩu dầu. Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) dự kiến sẽ công bố báo cáo về việc thực thi thỏa thuận hạt nhân của Iran vào thứ Bảy tuần này, tạo tiền đề cho việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt. Thậm chí khi các lệnh trừng phạt chưa được dỡ bỏ, xuất khẩu dầu thô của Iran trong tháng 1/2016 dự kiến lên cao nhất 9 tháng và Tehran đang nhắm đến Ấn Độ – thị trường dầu thô tăng trưởng nhanh nhất tại châu Á – cũng như các đối tác cũ tại châu Âu trong chiến lược tăng xuất khẩu dầu sau khi lệnh trừng phạt được dỡ bỏ.
———————————
Tỷ giá trung tâm tăng mạnh hôm nay NHNN hôm nay công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với Đô la Mỹ tăng 10 đồng so với sáng qua lên 21.917 đồng sau 2 ngày giảm trước đó. Theo đó, tỷ giá trần được áp dụng là 22.574 đồng/USD và tỷ giá sàn là 21.259 đồng/USD. Tuy nhiên, thị trường ngoại hối khá ổn định ngày thứ 6 liên tiếp khi tỷ giá duy trì đà giảm. Cụ thể, tỷ giá niêm yết tại Vietcombank là 22.405 – 22.475 đồng/USD (mua vào- bán ra), giảm 5 đồng/USD so với hôm qua. Tỷ giá bán đang thấp hơn 0,44% so với mức giá trần cho phép.
———————————
Xuất khẩu được dự báo tăng trưởng 9-12% trong năm 2016. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2014 2015 ước đạt 150 162,4 tỷ USD – mức cao nhất từ trước tới nay và tăng 13,6%8,1% so với năm 20132014. Nếu loại trừ yếu tố giá xuất khẩu giảm thì mức tốc độ tăng Kim kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2015 nay ước đạt 162,4 tỷ USD12,4% – mức cao nhất từ trước tới nay và tăng 8,1% so vớixấp xỉ mức tăng của năm 2014. Chỉ số giá xuất khẩu hàng hóa năm nay giảm 3,8% nên loại trừ yếu tố giá, kim ngạch xuất khẩu năm nay tăng 12,4%.Mặc dù xuất khẩu vẫn giữ được mức tăng khá trong năm qua nhưng tốc độ tăng của xuất khẩu trong năm 2015 là mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua, thể hiện sự khó khăn của kinh tế thế giới đang dần tác động rõ nét đến xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt ở khía cạnh giá. Ngoài ra, chúng tôi cũng khá quan ngại khi hoạt động xuất khẩu nói riêng và nền kinh tế nói chung của Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào khu vực nước ngoài. Điều này sẽ khiến cho Việt Nam luôn ở trạng thái bị động và dễ tổn thương khi các yếu tố ngoại quan thay đổi. Năm 2016 được hứa hẹn sẽ mang đến nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam do thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta là Mỹ (chiếm 20%) dự kiến vẫn có mức tăng trưởng kinh tế tốt và là đầu tàu của kinh tế thế giới. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta sang thị trường này như dệt may, giày dép, đồ gỗ, hàng điện tử… được dự báo sẽ có mức tăng trưởng cao hơn so với năm 2015 khi hiệp định TPP chính thức có hiệu lực (dự kiến được các nước chính thức ký kết vào tháng 2/2016). Trong kịch bản trung bình, chúng tôi dự báo mức tăng trưởng của xuất khẩu trong năm 2016 sẽ ở mức 9-12%.
———————————
Áp lực huy động tiết kiệm cận Tết Nguyên đán buộc các nhà băng phải tăng chi phí huy động vốn, thu hút khách hàng gửi tiền, nhằm đáp ứng tín dụng gia tăng. Đồng thời, các dự báo đưa ra, khả năng tín dụng cải thiện cũng là lý do để các nhà băng tăng chuẩn bị nguồn, nhưng với xu hướng lãi suất huy động hiện nay, khả năng lãi vay sẽ tăng. Lãi suất trong các NHTM tiếp tục tăng thêm 0.1-0.2% ở nhiều kỳ hạn, đây là lần tăng thứ 2 liên tiếp trong khi năm mới chỉ bắt đầu được 2 tuần.
Lãi suất tăng là thông tin không tích cực lên doanh nghiệp, tác động trực tiếp lên tâm lý cũng như dòng tiền Thị trường Chứng khoán.
———————————
Bộ Xây dựng: Tồn kho BĐS giảm mạnh trong 2 năm qua. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2015 và phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch năm 2016 của ngành xây dựng cho biết, tính đến 20/12/2015, tổng giá trị tồn kho bất động sản còn khoảng 50,889 tỉ đồng. So với thời điểm quý 1/2013, giá trị tồn kho đã giảm 77,659 tỉ đồng, tương đương giảm khoảng 60.4%.
———————————
2016, M&A tại Việt Nam sẽ tăng kỷ lục. Theo Hãng tin Bloomberg, hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) của Việt Nam sẽ tăng kỷ lục, bởi các nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài rất quan tâm đến lĩnh vực tiêu dùng – vốn đang phát triển. Viện Hợp nhất, Mua lại và Liên kết (Institute of Mergers, Acquisitions and Alliances) tại Viiệt Nam công bố hoạt động M&A liên quan đến các công ty Việt Nam đã tăng 40% trong năm 2015, đạt 4,3 tỷ USD và vượt qua kỷ lục 4,2 tỷ USD vào năm 2012. Bloomberg phân tích: Việt Nam đang có nhiều thay đổi trong Luật Đầu tư để quá trình mua lại các công ty trong nước diễn ra nhanh chóng và minh bạch hơn. Ví dụ, luật cấp phép đầu tư có hiệu lực vào tháng 7/2015 đã rút ngắn thời gian chờ đợi xuống còn 15 ngày. Tháng 12/2015, Chính phủ ban hành quy định cho phép NĐT nước ngoài có thể đầu tư vào 18 ngành như: tiêu dùng, bất động sản, vận tải, xây dựng, sản xuất…
5. Sự kiện nổi bật ngày mai (18/01/2016):
ADC: Ngày GD không hưởng quyền trả cổ tức bằng cổ phiếu (tỷ lệ 5:1) và phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu (tỷ lê 2:1).
HHG: Ngày GD không hưởng quyền phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tỷ lê 2:1.
HPM: Ngày đầu tiên GD 3.800.000 CP của CTCP Xây dựng Thương mại và Khoáng sản Hoàng Phúc trên HNX, giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên: 10.500 đồng/cổ phiếu.
HVG: Ngày GD không hưởng quyền trả cổ tức bằng cổ phiếu, tỷ lệ 10:2.
SJE: Ngày GD không hưởng quyền tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2015 bằng tiền mặt, tỷ lệ 10%.
———————————
Nguồn: Tổng hợp từ các CTCK
Phan Nhật Cường – Chuyên viên Tư vấn Chứng khoán Cao cấp.
Điện thoại / Zalo / Viber: 0912.842.224
Skype: dautu.cophieu
Email: dautucophieu68@gmail.com
Website: dautucophieu.net