DANH MỤC

Mobile / Zalo: 0912 842 224
Đầu tư Cổ phiếu Group Facebook

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 31/03/2016 gồm cập nhật MWG, DXG, NTP, GMD, DRC, VCS, LHG, MHC

Lượt xem: 13,557 - Ngày:
Chia sẻ

1. Nhận định thị trường:

VN-Index phục hồi nhẹ với mức tăng 1,63 điểm (tương đương 0,29%), đóng cửa tại 569,91 điểm. Thanh khoản giảm nhẹ với 122 triệu cổ phiếu khớp lệnh. Thanh khoản phiên hôm nay thấp hơn bình quân 20 phiên gần nhất. Tuy nhiên, VN-Index kịp thời phục hồi để giữ được ngưỡng hỗ trợ 569 điểm.

Đồ thị VN-Index ngày 30/03/2016

Đồ thị VN-Index ngày 30/03/2016. Nguồn: Amibroker

 

VN-Index một lần nữa vượt lên lại đường SMA100 nhờ sợ trợ giúp của lực cầu giá thấp tại vùng hỗ trợ được tạo bởi đường MA này và cận dưới của dải BB. Thanh khoản giảm nhẹ xuống dưới mức trung bình 20 phiên gần nhất trong khi độ rộng thị trường đã thấy được sự lan tỏa trở lại của độ rộng tăng điểm. Diễn biến này cho thấy trạng thái cung cầu trên thị trường vẫn đang ở thế giằng co. Người bán cũng không còn muốn bán giá thấp nữa với kỳ vọng chỉ số sẽ xuất hiện phản ứng hồi phục tại vùng hỗ trợ. Áp lực bán còn lại cũng bị hấp thụ hoàn toàn bởi lực cầu giá thấp dẫn đến phản ứng hồi phục của chỉ số. Về mặt xu hướng, cây nến xanh được hình thành đã giúp chỉ số quay trở lại vào trong dải BB và quan trọng hơn là không làm cho dải BB bung nén, bởi nếu đường giá tiếp tục suy giảm sẽ khiến dải BB mở rộng, qua đó có thể khiến chỉ số đối mặt với nguy cơ sụt giảm mạnh trong ngắn hạn. Việc đường giá vẫn nằm trong vùng kẹp giữa 2 đường SMA100 và SMA200 trong bối cảnh đường ADX nằm dưới ngưỡng 25, còn chuyển động của dải BB đang có dấu hiệu đi ngang trong biên độ hẹp, hàm ý xu hướng đi ngang của chỉ số có thể còn tiếp diễn trong tuần này.

Trên cơ sở đó, Nhật Cường cho rằng trong phiên giao dịch ngày mai 31/03/2016, chỉ số VN-Index có khả năng sẽ đóng cửa ở trên mốc 570 điểm. Đồng thời, Nhật Cường cho rằng thị trường tiếp tục có sự phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu. Do đó, các nhà đầu tư nên chú ý vào sự dịch chuyển của dòng tiền để lựa chọn cổ phiếu. Đặc biệt là những cổ phiếu có trong danh mục Top 30 cổ phiếu cần quan tâm hàng ngày mà Nhật Cường khuyến nghị. Đồng thời, nhà đầu tư nên nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức cân bằng.

Hệ thống chỉ báo xu hướng vẫn duy trì mức tăng xu hướng ngắn hạn trên chỉ số VN-Index và giữ mức cắt lỗ của hệ thống ở mức 566.81 điểm. Do đó, các nhà đầu tư vẫn nên nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức cân bằng 50% như hiện tại. Ngoài ra, đối với các nhà đầu tư chấp nhận rủi ro cao thì có thể tích lũy thêm cổ phiếu ở tỷ trọng thấp khi thị trường điều chỉnh hoặc rung lắc trong phiên 31/03/2016.

2. Điểm nhấn phiên giao dịch ngày 30/03/2016:

Các thị trường biến động trái chiều, VN-Index giao dịch thận trọng sau phiên giảm mạnh ngày 29/3, kết phiên đóng cửa xanh điểm dưới sự hỗ trợ của VNM và một vài bluechips khác. Thanh khoản giảm cả về khối lượng lẫn giá trị giao dịch. Độ rộng thị trường tích cực. HNX và Upcom Index giảm lần lượt 0.39% và 0.13%. Mức độ tham gia của khối nhà đầu tư nước ngoài ở mức khá cao và khối này mua ròng gần 73 tỉ đồng trên cả hai sàn chứng khoán lớn VNM ETF premium 0.78%, FTSE ETF premium 0.61%.

VN-Index tăng +1,63 điểm, +0,29% nhờ vai trò dẫn dắt của VNM. Ngược lại, ACB giảm mạnh khiến HNX-Index dừng tại vùng điểm số thấp nhất ngày, giảm – 0,39%. Thanh khoản tại HOSE giảm -18,5% cả về KLGD và GTGD, trong khi thanh khoản tại HNX tăng nhẹ 10% GTGD.

Nhà đầu tư bắt đáy TSC sau nhiều phiên giảm sàn đẩy KLGD TSC lên 8,1 triệu đơn vị. Kênh thỏa thuận sôi động nhờ nhóm cổ phiếu: VIC (77 tỷ), ELC (65,7 tỷ), GMD (57 tỷ), VNM (36 tỷ), TNT (38 tỷ), tại sàn HNX có SHB (33,2 tỷ), NTP (117,8 tỷ).

Nhiều cổ phiếu có thông tin hỗ trợ tiếp tục tăng mạnh, kể đến có TRA và DRC. Nghị quyết của HĐQT DRC cho biết trong quý I, DRC đạt 783 tỷ đồng doanh thu, LNTT đạt 109 tỷ đồng, bằng 21% so với kế hoạch cả năm. Đồng thời ban lãnh đạo đã thống nhất phương án chia cổ tức 2015, với mức chia cổ tức 30% bằng tiền mặt và 30% bằng cổ phiếu. Sau DRC, CSM cũng có khả năng trả cổ tức cao.

EVE tiếp tục được mua mạnh sau phiên thoái vốn của Red River Holding. Nhiều nhà đầu tư kỳ vọng sau sự ra đi của Red River Holding, EVE sẽ có diễn biến như BBC và VCS. Nhóm cổ phiếu nhựa cùng có diễn biến tích cực. Đáng chú ý nhất có DAG tăng trần với KLGD tăng mạnh lên mức 1,9 triệu cổ phiếu. Ngoài ra, DNP, TPP, NTP tăng khá tốt. DNP đã đăng ký mua 4,5 triệu cổ phiếu TPP nhằm tăng sở hữu từ 51% lên 75% TPP, theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận từ ngày 30/03 đến 26/04.

Trên HSX, khối ngoại mua ròng trở lại hơn 59 tỷ đồng. SSI dẫn đầu về khối lượng mua ròng với trên 891 nghìn đơn vị. DXG, CII và HAG cũng được mua ròng nhẹ. Chiều ngược lại, HVG dẫn đầu về khối lượng bán ròng với trên 628 nghìn đơn vị. TLH, SAM và FLC bị bán ròng nhẹ.

Trên HNX, khối ngoại mua ròng trên 13,6 tỷ đồng. SCR dẫn đầu về khối lượng mua ròng với 272 nghìn đơn vị. KLF, KLS và SHB cũng được mua ròng nhẹ. Chiều ngược lại, PVS dẫn đầu về khối lượng bán ròng với trên 180 nghìn đơn vị. VND và AAA cũng bị bán ròng lần lượt hơn 154 nghìn và 51 nghìn đơn vị.

3. Thông tin Doanh nghiệp:

MWG: Thế giới di động (MWG – Vốn hóa: 11.3 nghìn tỷ đồng) giảm nợ ngắn hạn trong quý 1/2016

Cuối năm 2015, nợ ngắn hạn tăng 240% so với năm 2014 chủ yếu là do sự gia tăng của nợ vay trả lãi, dẫn đến sự gia tăng của tỷ số tổng nợ/ vốn chủ sở hữu từ 0.42 năm 2014 lên 0.83 năm 2015. Theo ông Nguyễn Đức Tài- Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới di động (MWG) tại Hội thảo “Ngành bán lẻ Việt Nam bước chân vào thế giới phẳng – Cơ hội hay thách thức”, công ty đạt 6.842 tỷ đồng doanh thu, tăng 78% so với cùng kỳ. Trong đó doanh thu online đạt 451 tỷ đồng, tăng 96%. Lợi nhuận sau thuế hai tháng đầu năm đạt 296 tỷ đồng, tăng 79% so với cùng kỳ năm trước.

Như vậy, so với kế hoạch doanh thu 34.166 tỷ đồng và 1.388 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế đặt ra trong năm 2016, MWG đã hoàn thành 20% kế hoạch doanh thu và 21% kế hoạch lợi nhuận. Cũng theo chia sẻ của ông Tài, việc mở rộng sang thị trường Lào, Campuchia và Myanmar cũng sẽ không tốn quá nhiều chi phí, chỉ khoảng vài triệu USD, công ty không có ý định mở hàng loạt các cửa hàng mà chỉ mở số lượng nhỏ để thăm dò, nếu thành công sẽ kêu gọi vốn. Do đó, trong thời gian tới, MWG chưa có nhu cầu huy động thêm vốn. Công ty trả cổ tức bằng tiền mặt năm 2015 là 15%. Với mức giá hiện nay là 77,500 VND, P/E dự kiến cuối năm 2016 khoảng 8.1x cùng với tiềm năng phát triển của công ty trong thời gian tới, chuyên viên khuyến nghị nên mua vào cổ phiếu MWG.

———————

DXG: Tiềm lực tài chính mạnh tạo điều kiện hợp nhất thị trường

Chuyên viên giữ khuyến nghị MUA dành cho CTCP Dịch vụ và Xây dựng Địa ốc Đất Xanh (DXG) với giá mục tiêu 23.200VND vì các lý do sau:

Xu hướng tăng trưởng tại phân khúc trung cấp chỉ mới bắt đầu. Trong ba năm qua, số giao dịch đã tăng 11 lần, tương đương tăng trưởng kép hàng năm là 120%. Tăng trưởng trong tương lai là bền vững nhờ tầng lớp trung lưu đang tăng nhanh và hình thức vay nhà thế chấp ngày càng trở nên phổ biến.

Cấu trúc tài chính vững chắc của DXG sẽ giúp công ty giành thị phần tại phân khúc trung cấp. Trong khi phân khúc cao cấp chỉ do một số công ty thống lĩnh, thì phân khúc trung cấp (theo tiêu chuẩn Việt Nam có giá từ 750-1.500USD/m2) lại khá phân mảnh. Chuyên viên cho rằng xu hướng hợp nhất sẽ diễn ra khi thị trường đi vào giai đoạn mới với việc thắt chặt tín dụng dành cho các chủ đầu tư và lãi suất tăng. Các chủ đầu tư nhỏ, sử dụng nhiều đòn bẩy sẽ chịu áp lực trong năm 2016 và 2017 do khó tiếp cận vốn vay ngân hàng hơn. Chuyên viên cho rằng DXG, nhờ cấu trúc tài chính vững chắc, sẽ đạt thị phần 7,2% trong năm 2016 so với 4,3% trong năm 2015.

KQLN 2016 và 2017 sẽ không phản ánh đúng kết quả thực tế. Chuyên viên cho rằng doanh thu bán hàng sẽ đạt 145 triệu USD trong năm 2016, tăng 140% so với năm 2015, và 260 triệu USD trong năm 2017, tăng 80% so với năm 2016. Do tiêu chuẩn kế toán ghi nhận, mức tăng trưởng mạnh này đến năm 2018 mới có thể được ghi nhận vào bảng KQLN. Tăng trưởng doanh thu từ lĩnh vực môi giới sẽ đi ngang trong năm 2016 và 2017 trong bối cảnh thị trường ổn định trở lại.

Việc mở rộng dự án nhanh chóng, đặc biệt là Venice City, kéo theo rủi ro nhưng cũng mở ra cơ hội. Tiền thân là một công ty môi giới, DXG đã nhanh chóng mở rộng danh mục gồm 12 dự án. Vị thế tiền mặt mạnh sẽ giúp công ty đảm bảo tiến độ xây dựng và bàn giao đúng thời hạn, nhưng dự án Venice City đặt ra một số rủi ro cho công ty. Dự án này lớn hơn nhiều so với các dự án khác của DXG và việc hoàn tất cần 5 năm. Ngoài ra, còn có rủi ro khu vực Quận 2 sẽ bị dư cung. Các rủi ro này khiến Chuyên viên thận trọng khi đưa ra giả định trong mô hình định giá. Tuy nhiên, DXG liên tục tập trung vào phân khúc trung cấp và Chuyên viên cho rằng nếu thành công, dự án này có thể giúp công ty vươn lên dẫn đầu thị trường.

Phát hành quyền mua cổ phiếu tỷ lệ 1:1 chưa phải là lựa chọn tối ưu trong ngắn hạn nhưng hợp lý trong giai đoạn chuyển tiếp. Việc tăng gấp đôi vốn để tài trợ cho dự án Venice City không phải là cách sử dụng vốn tốt nhất vì kéo theo việc pha loãng EPS và một số rủi ro liên quan đến dự án này. Dự báo tổng mức sinh lời Chuyên viên đưa ra là 48,7% không phản ánh đợt phát hành quyền mua cổ phiếu tỷ lệ 1:1. Nếu dựa theo số cổ phiếu mới và giá trị gia tăng từ việc mua lại dự án Venice City, Chuyên viên ước tính cổ phiếu này chỉ có tỷ lệ tăng 33,4%.

———————

NTP: Cập nhật thông tin ĐHCĐ – Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong (NTP – HNX)

Tình hình hoạt động kinh doanh năm 2015:

– Doanh thu thuần của NTP tăng mạnh 18,6% và sản lượng tăng 20%. Nguyên nhân là do NTP đã di dời các phân xưởng cũ từ số 2 An Đà sang khu vực Dương Kinh, Hải Phòng, đồng thời mở rộng sản xuất, DT từ Nhựa Tiền Phong Hải Phòng tăng 21%. Kết hợp với đó là nhà máy Nhựa Tiền Phong Miền Trung đã hoạt động hết công suất, đạt 15.000 tấn sp/năm trong năm 2015 (năm 2014 đạt 10.300 tấn sp/năm), DT từ NTP Miền Trung tăng 33%.

– Giá dầu trung bình năm 2015 khoảng 45USD, chỉ bằng 41% so với thời điểm cao nhất năm 2014. So với thời điểm đầu năm 2015 thì giá dầu cuối năm 2015 giảm 31%. Giá hạt nhựa nguyên liệu đầu vào của NTP cũng giảm đáng kể. Cụ thể trung bình giá PVC giảm khoảng 20% so với 2014. Nguyên liệu đầu vào giảm nhưng doanh nghiệp không giảm giá bán sản phẩm đầu ra. Điều này giữ cho DTT tăng gần như tương đương với tốc độ tăng sản lượng. Thay vào đó NTP thực hiện tăng chiết khấu cho các đại lý, làm CP bán hàng tăng mạnh 64% (tương đương mức tăng 267 tỷ đồng), trong đó chi phí chiết khấu tăng 87% từ 255 lên 476 tỷ đồng.

– Lợi thế từ NTP Miền trung là một điểm hấp dẫn đối với các cổ đông. Năm 2014, NTP Miền trung đóng góp cho NTP 113 tỷ đồng thu nhập không chịu thuế. Đến năm 2015, nhà máy đi vào hoạt động hết công suất, đóng góp vào kết quả kinh doanh chung là 184 tỷ đồng thu nhập không chịu thuế. NTP Miền trung sẽ tiếp tục được miễn thuế đến cuối năm 2017, sau đó chịu thuế 50% trong 9 năm tiếp theo.

– Về việc mua lại công ty Nhựa Năm Sao. Mục đích chính của việc này là thâu tóm mảnh đất hơn 6 ha của Nhựa Năm Sao ở khu vực Dương Kinh, Hải Phòng. Như vậy trung bình giá khoảng 360 nghìn đồng/m2, rẻ hơn tương đối nhiều so với mức giá 600 nghìn/m2 mà NTP thuê trực tiếp của nhà nước.

Kế hoạch kinh doanh năm 2016:

– NTP dự kiến đầu tư mở rộng sản xuất sản phẩm ống nhựa HDPE tại địa bàn hơn 6 ha thu được sau khi thâu tóm Nhựa Năm Sao. Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 150 tỷ. Dùng vốn vay là chủ yếu vì NTP đang được hưởng lãi vay khá thấp 5-6% từ VCB. Hiện đang san lấp mặt bằng và tiến hành xây dựng.

– NTP miền trung đã hoạt động hết công suất thiết kế. Dự kiến DN sẽ mở rộng quy mô nhà máy lên 25.000 tấn sp/năm. Hiện nay đã xin và được cấp 2 ha liền kề để phát triển giai đoạn 2 (mở rộng từ 4 ha lên 6 ha).

– Sản phẩm PVC là sản phẩm chủ yếu chiếm hơn 70% cơ cấu doanh thu hiện nay của NTP, phục vụ chủ yếu cho xây dựng dân dụng. Trong thời gian tới NTP định hướng phát triển đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm HDPE và PPR nhằm phục vụ cho các dự án lớn, các khu đô thị,… Tuy nhiên chưa có con số dự kiến tăng trưởng cụ thể cho các sản phẩm này trong năm 2016. Việc phát triển HDPE và PPR cũng sẽ gặp nhiều cạnh tranh ở khu vực miền Bắc. Các doanh nghiệp như tập đoàn Tôn Hoa Sen, Tân Á Đại Thành, Nhựa Đồng Nai cũng đã đầu tư sản xuất cho mặt hàng sản phẩm này.

– Dự án BĐS số 2 An Đà vẫn đang trên quy hoạch, chưa có thời gian tiến hành cụ thể. 3. Đánh giá.

Thuận lợi:

– Việc NTP Miền trung vẫn tiếp tục được miễn thuế đến cuối năm 2017 là điểm cực kỳ hấp dẫn đối với các nhà đầu tư quan tâm, nhất là khi DN có kế hoạch tiếp tục mở rộng quy mô của nhà máy lên 25.000 tấn sản phẩm/năm. Năm 2015, thu nhập không phải chịu thuế từ NTP Miền trung chiếm 48% trên tổng LNTT, đóng góp vào kết quả chung hơn 50% LNST. Có thể nhận thấy NTP đang cố gắng khai thác triệt để lợi thế này.

– Nhận định giá dầu vẫn chưa thể tăng mạnh trở lại ngay được nên giá nguyên liệu đầu vào thấp vẫn là một lợi thế đối với NTP.

– Việc đẩy mạnh phát triển sản phẩm HDPE, PPR phục vụ các dự án, các khu đô thị đối với NTP cũng có lợi thế hơn so với các DN khác ở miền Bắc. Lý do vì thị phần nhựa xây dựng nói chung của NTP ở miền Bắc là hơn 60% cùng với kinh nghiệm lâu năm, các mối quan hệ sẵn có, uy tín thương hiệu của doanh nghiệp.

– Bên cạnh đó NTP có thể sử dụng các nguồn vốn giá rẻ để mở rộng đầu tư cũng là một lợi thế.

Khó khăn:

– Việc phát triển các sản phẩm HDPE, PPR gặp nhiều đối thủ cạnh tranh.

– Về dòng sản phẩm PVC vẫn tiếp tục phải cạnh tranh với BMP ở phía Nam. Tuy NTP không giảm giá bán nhưng thay vào đó phải tăng chi phí chiết khấu để duy trì, tăng doanh thu và thị phần tại miền Bắc cũng như cả nước, làm cho chi phí bán hàng tăng mạnh. Điều này dẫn đến LNTT tăng khá ít so với tốc độ tăng của DTT. Như vậy, NTP vẫn là cổ phiếu cơ bản đáng quan tâm trong trung và dài hạn.

———————

GMD: Tiếp tục tăng trưởng mạnh nhờ cảng Nam Hải – Đình Vũ và các trung tâm phân phối mới

Chuyên viên điều chỉnh tăng 4,5% giá mục tiêu dành cho CTCP Gemadept (GMD) và giữ khuyến nghị MUA.

Hiệu suất hoạt động cao giúp doanh thu từ cảng biển tăng mạnh 55%, đạt 100% dự báo của Chuyên viên, qua đó kích thích tăng trưởng tổng doanh thu và biên lợi nhuận gộp. Tổng doanh thu tăng 18,9% trong khi biên lợi nhuận gộp tăng lên 92% nhờ hiệu suất hoạt động đột biến tại cảng Nam Hải – Đình Vũ, khiến LNST tăng mạnh 475% so với năm 2014, đạt 99% dự báo của Chuyên viên.

Năm 2016, cảng Nam Hải – Đình Vũ sẽ tiếp tục giúp GMD tận dụng cơ hội của ngành khi mà lưu lượng vận tải container tại miền Bắc hứa hẹn tiếp tục bùng nổ. Cảng Nam Hải – Đình Vũ sẽ sớm nâng công suất thiết kế lên 600.000-650.000TEU nhờ việc hoàn thành cụm logistics Nam Hải vao cuối quý 2. Điều này sẽ cho phép công ty tận dụng đà tăng trưởng mạnh về bốc xếp hàng hóa qua khu vực cảng Hải Phòng. Nam Hải – Đình Vũ, cùng với VIP-Green, sẽ nhiều khả năng giành được thị phần từ các cảng thượng nguồn sông Cấm, hiện đang bị ảnh hưởng do việc xây dựng cầu Bạch Đằng.

Việc đẩy mạnh hoạt động các trung tâm phân phối mới sẽ kích thích tăng trưởng mạnh các dịch vụ liên quan trong toàn bộ chuỗi giá trị logistics. Các trung tâm phân phối mới dự báo sẽ hoạt động với công suất 70%-100%, cao hơn so với mức 50%-60% năm 2015, trong khi trung tâm logistics Hậu Giang dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ tháng tám năm nay. Điều này sẽ thúc đẩy nhu cầu các dịch vụ logistics như vận tải bằng xe tải, phà, và giao nhận.

GMD có triển vọng tăng trưởng mạnh và vị thế dẫn đầu thị trường nên định giá cao hơn các công ty logistics khác. Tại mức giá hiện nay, 39.000VND, GMD hiện đang giao dịch với P/E dự phóng 1 năm là 10,5 lần trên cơ sở EPS pha loãng, thấp so với mức trung bình ngành là 11,5 lần. Chuyên viên cho rằng GMD có thể giao dịch ở mức P/E cao hơn 10% so với các công ty cùng ngành vì: (1) GMD là công ty logistic và điều hành cảng duy nhất tại Việt Nam liên tục có các dự án mở rộng công suất lớn từ cảng đến kho bãi. Các đối thủ như DPV và CLL không còn nhiều khả năng tăng trưởng trong trung hạn; (2) GMD, và sau đó là TMS, là các công ty duy nhất tại Việt Nam có thể cung cấp dịch vụ 3PL, dự kiến sẽ tăng mạnh tại Việt trong những năm tới khi chuỗi cung ứng trở nên phức tạp hơn.

———————

DRC: Chia cổ tức cao cho năm 2015, kế hoạch lợi nhuận thận trọng năm 2016.

Ngày hôm nay, CTCP Cao su Đà Nẵng (DRC) đã công bố nghị quyết HĐQT, thông báo chia cổ tức 3.000 đồng/CP cho năm 2015, tương ứng với mức lợi suất cổ tức cao 6,6% theo giá đóng cửa hôm nay. DRC cũng công bố kế hoạch chia cổ phiếu thưởng tỷ lệ 10:3 (10 cổ phiếu hiện hữu được nhận 3 cổ phiếu mới). Tin tức này có thể là nguyên nhần cho đợt tăng mạnh của cổ phiếu DRC phiên hôm nay, khi tăng 2% so với hôm qua. DRC cũng công bố kế hoạch kinh doanh năm 2016 bao gồm doanh thu 3.778 tỷ đồng (168 triệu USD, tăng 14% so với 2015) và LNTT 502 tỷ đồng (22 triệu USD), giảm 6% so với 2015).

Kế hoạch này tương ứng lần lượt với 107,3% và 90,5% dự báo của Chuyên viên. Chúg tôi cho rằng kế hoạch LNTT là khá thận trọng và lưu ý rằng DRC thường vượt kế hoạch lợi nhuận đề ra. Theo DRC, LNTT sơ bộ quý 1/2016 đạt 109 tỷ đồng (4,9 triệu USD, giảm 2,7% so với quý 1/2015), hoàn thành 20% dự báo cả năm Chuyên viên. Kết quả này phù hợp với kỳ vọng của Chuyên viên khi quý 1 thường là mùa thấp điểm trong năm. Chuyên viên hiện đang có khuyến nghị PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG đối với DRC với giá mục tiêu 47.200 đồng (tổng mức sinh lời +11%). DRC đang giao dịch với PER 11,2 lần năm 2016 dựa theo kế hoạch của ban lãnh đạo và 10,1 lần dựa theo dự báo của Chuyên viên.

———————

VCS: Công ty cổ phần Vicostone (HNX)

KQKD 2015 : DTT 2015 đạt 2,648.23 tỷ đồng (+25.7% yoy), trong đó doanh thu xuất khẩu đạt 93.87 triệu USD (+12.06% yoy), chiếm khoảng 79% DTT, thị trường Bắc Mỹ tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn nhất (62% DT xuất khẩu). Biên LNG 2015 chỉ đạt 29%, thấp hơn mức 34.4% trong 2014 do (1) Trong 2014, VCS ghi nhân mức lợi nhuận gộp đột biến từ phần lợi nhuận chưa thực hiện của Style Stone khi công ty này không còn là công ty con của VCS từ 8/2014 (2) Giá thành nhiên liệu, nguyên liệu chính (thạch anh, resin, cát…) thấp hơn so với 2014 giúp biên LNG 2015 không giảm quá sâu. LNST 2015 đạt 404.6 tỷ đồng (+90.7% yoy), tương đương EPS 2015 đạt 9,543 VND/cp.

KQKD 2016 : VCS đặt kế hoạch DTT 2016 là 3,270.7 tỷ đồng (+23.51% so với thực hiện 2015), LNTT dự kiến là 595.96 tỷ đồng (+24.36% so với thực hiện 2015). Với thành phẩm từ nhà máy 1, năm 2015 là năm cuối cùng VCS được áp dụng mức thuế ưu đãi 7.5%, và năm 2016 là năm cuối VCS được áp dụng mức thuế ưu đãi 15%; với thành phẩm nhà máy 2 và thương mại nguyên vật liệu, VCS chịu mức thuế hiện hành. Như vậy, với giả định mức thuế suất 2016 khoảng 17.5%, LNST 2016 ước đạt 491.66 tỷ đồng, tương đương EPS 2016 trailing = 11,596 VND/cp (tính theo số lượng cổ phiếu lưu hành hiện tại là 42.4 triệu CP). Trong Q1/2016, DTT ước đạt 643 tỷ đồng(+ 20% qoq), LNST Q1 dự kiến đạt 130 tỷ đồng.

Phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) : VCS dự kiến sẽ phát hành không quá 2.1 triệu CP với mức giá chào bán 10,000 VND/cp cho các cán bộ đáp ứng tiêu chuẩn lựa chọn. Trong năm 2015, kế hoạch phát hành này bị hoãn do VCS đang trong quá trình tái cơ cấu, bộ máy nhân sự chưa ổn định.

Phát hành chia cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu từ nguồn cổ phiếu quỹ : VCS sẽ trình UBCK về việc phát hành 10.6 triệu CP quỹ cho cổ đông hiện hữu, tỷ lệ phát hành 24.99 : 100 từ các nguồn thặng dự vốn cổ phần, quỹ đầu tư phát triển và LNST chưa phân phối. Giá cổ phiếu sẽ được điều chỉnh tương ứng khi phát hành.

———————

LHG: Là một trong những mã có diễn biến giá tốt nhất từ giữa tháng 3 trở lại đây, cổ phiếu của CTCP Long Hậu (HSX – LHG) đã có phiên giảm điểm đầu tiên trong hôm nay sau khi đã tăng liên tục gần 30%. Ngày 29/03 vừa rồi, LHG đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2015. Không chỉ công bố kế hoạch kinh doanh năm 2016 và Công ty còn trình lên cổ động kế hoạch tài chính giai đoạn 2016-2020 trong đó có chi tiết kế hoạch đầu tư KCN Long Hậu 3 và đề án thành lập CTCP Dịch vụ Long Hậu.

KQKD của LHG năm 2015 có nhiều điểm đáng chú ý. Năm 2015, LHG ký hợp đồng cho thuê với diện tích 14,4 ha. Áp dụng Thông tư 200/2014/TT-BTC, tổng doanh thu năm 2015 đạt xấp xỉ 300 tỷ đồng, giảm 6% so với 2014 trong khi doanh thu theo cách ghi nhận trước đây là 409 tỷ đồng, tăng 28% so với năm trước. Cụ thể, trước đây LHG ghi nhận 100% doanh thu khi khách hàng thanh toán đủ 40% giá trị hợp đồng và Công ty tiến hành bàn giao đất trên thực địa. Từ năm 2015, doanh thu cho thuê đất cũng được ghi nhận khi bàn giao đất nhưng theo số thực thu. Dù vậy, LHG được hoàn nhập 37 tỷ đồng từ việc điều chỉnh thuế suất thuế TNDN cho phần thuế TNDN được khấu trừ theo thời gian còn của các khu đất đã cho thuê. Nhờ đó, LNST sau kiểm toán năm 2015 vẫn đạt 69,6 tỷ đồng tăng 177% so với năm 2014. Bên cạnh đó, Công ty cũng thông qua mức chi trả cổ tức bằng tiền 15% cho năm 2015, tương ứng với tỷ suất cổ tức tại mức giá hiện tại khoảng 5,3%. Đối với năm 2016, LHG tỏ ra khá lạc quan khi đặt mục tiêu doanh thu tăng 32% và LNST tăng 8% so với năm 2015.

Một trong những nội dung đáng chờ đợi nhất tại ĐHĐCĐ thường lần này là chi tiết kế hoạch đầu tư vào KCN Long Hậu 3. Dự án KCN Long Hậu 3 có diện tích 123,98ha và tổng vốn đầu tư dự kiến là 1.102 tỷ đồng, chi phí bồi thường, trong đó GPMB chiếm 47,8% và giá trị xây lắp chiếm 42,2%. LHG cũng đã được thông qua phương án vay vốn 600 tỷ đồng để đầu tư cho dự án này. Tuy nhiên, chi tiết khoản vay được công bố. Hiện tại, KCN Long Hậu và KCN Long Hậu mở rộng đã lấp đầy hơn 80% trong khi nhu cầu thuê đất của các doanh nghiệp FDI ngày càng gia tăng. Do đó, việc phát triển Long Hậu là ưu tiên hàng đầu của giai đoạn 2016-2020. Sau khi hoàn thành KCN Long Hậu 3 sẽ bổ sung cho LHG tổng cộng hơn 88ha đất thương phẩm. Dự án đang trong giai đoạn bồi thường, GPMB và dự kiến sẽ được đưa vào kinh doanh từ quý 1/2017.

Mới đây, LHG đã chuyển nhượng toàn bộ 7.350.000 cổ phần tương đương 49% vốn điều lệ trong CTCP Đầu tư Xây dựng Hạ tầng Hoà Bình, chủ đầu tư KCN Long Hậu – Hòa Bình (Thủ Thừa, Long An) với giá vốn của khoản đầu tư này cuối năm 2015 là 84,7 tỷ đồng. Dù giá trị thương vụ chưa được công bố, việc thoái vốn này theo đánh giá cũng sẽ bổ sung lượng vốn đáng kể cho dự án Long Hậu 3 cũng như các kế hoạch đầu tư của LHG năm 2016. Theo kế hoạch, LHG cũng sẽ đầu tư thêm 5.000m2 nhà xưởng xây sẵn (NXXS) và mua cổ phần của CTCP Chiếu sáng công cộng TP.HCM (Sapulico).

Nhìn chung, triển vọng kinh doanh của KCN Long Hậu được đánh giá cao nhờ sự đầu tư bài bản, vị trí địa lý thuận lợi, gần TP.HCM cùng nhiều dự án hạ tầng trọng điểm như cụm cảng Hiệp Phước, cao tốc Bến Lức – Long Thành, đường trục Bắc –Nam, đặc khu kinh tế TP.HCM … và hoạt động đầu tư FDI ngày càng mạnh mẽ ở khu vực Đông Nam Bộ. Sau những nỗ lực tái cơ cấu danh mục đầu tư tài chính trong giai đoạn 2013 – 2014, tình hình tài chính của LHG cho thấy sự cải thiện rõ nét và hoạt động kinh doanh. Đồng thời, sự tham gia của nhóm cổ đông mới thay thế cho Jaccar Holdings đang thổi luồng gió mới vào hoạt động kinh doanh của LHG, thể hiện các kế hoạch đầu tư và kinh doanh có phần năng động hơn giai đoạn trước. Dù vậy, Chuyên viên cho rằng những bước đi mạnh dạn đó sẽ cần nhiều thời gian để chứng minh hiệu quả. Trong khi đó, số tiền sử dụng đất phải nộp cho những khu đất đã cho thuê trước năm 2014 vẫn là một lưu ý lớn đối với. Giá cổ phiếu của LHG gần đây đã tăng khá nhiều. LHG đang giao dịch ở P/E forward là 11,8 lần và P/B là 1,1 lần, cũng là mức tương đối hợp lý so với quy mô vốn và lợi nhuận của LHG.

———————

MHC: Tăng thêm trên 35 tỷ lợi nhuận sau thuế sau kiểm toán

CTCP MHC (mã chứng khoán MHC) vừa công bố báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2015 cùng bản giải trình. Theo đó, phần doanh thu hoạt động tài chính trong năm tăng 36,84 tỷ đồng dẫn đến các chỉ tiêu liên quan tăng theo. Nguyên nhân do công ty đã tính nhầm giá trị khoản đầu tư vào cổ phiếu HAH của Cảng Hải An mà công ty đã thoái 50% vốn vào cuối năm 2015. Cụ thể, sau khi thảo luận với đơn vị kiểm toán, MHC đã nhầm phương pháp tính giá vốn của khoản đầu tư này. Do vậy, lợi nhuận sau thuế cả năm ghi tăng thêm 36,84 tỷ đồng từ lợi nhuận khi bán ra cổ phiếu HAH. Ngoài ra, do công ty tính số lỗ thuế của năm 2009 vào quý 4/2015 trong khi trước đó công ty đã tính số lỗ này. Do vậy, chi phí thuế thu nhập sẽ tăng thêm 1,41 tỷ đồng so với BCTC công ty đã tự lập. Một sai sót khác là trong mục doanh thu hoạt động tài chính, công ty đã xác định sót một khoản cổ tức gần 170 triệu đồng từ phần lãi được chia từ công ty liên doanh liên kết. Bên cạnh đó, công ty còn có một khoản bù trừ số tiên phải trả và số tiền phải thu sai. Kết quả cuối cùng, MHC ghi nhận thêm tổng cộng gần 35,43 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, nâng tổng LNST cả năm lên 112,42 tỷ đồng. LNST ghi nhận về cho cổ đông công ty mẹ cũng là 112,42 tỷ đồng.

4. Điểm nhấn tin tức trong ngày:

Thị trường chứng khoán thế giới phản ứng tích cực sau khi Chủ tịch FED nhấn mạnh rủi ro từ tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể đe dọa đến mục tiêu tăng trưởng và lạm phát của Mỹ. Qua đó, bà Yellen thể hiện quan điểm không thay đổi đã đưa ra trong cuộc họp tháng 3 về mục tiêu nâng lãi suất trong năm nay của FOMC, bất chấp việc trước đó một số quan chức cấp cao của FOMC đã thể hiện quan điểm muốn đẩy nhanh tốc độ nâng lãi suất. Phát biểu trên của bà Yellen phần nào khiến giá vàng và USD lao dốc trong khi lại có tác động tích cực đến diễn biến của TTCK toàn cầu. Cụ thể, phiên đóng cửa ngày hôm qua, các chỉ số chính ở TTCK Mỹ như Dow Jones, S&P500 và Nasdaq tăng lần lượt +0,56%; +0.88% và +1,67%. Trong khi đó, tính đến thời điểm hiện tại (21h30’ ngày 30/03), chỉ số Dowjone cũng tăng 0.73%. Đây cũng là một trong những nguyên nhân giúp chỉ số VN-Index tăng điểm trở lại sau phiên giảm với biên độ mạnh nhất trong vòng 2 tháng vào ngày hôm qua.

5. Sự kiện nổi bật ngày mai (31/03/2016):

31/03/2016 10:00 ONE Giao dịch bổ sung – 1,461,906 CP

31/03/2016 10:00 LHC Ngày GDKHQ Trả cổ tức đợt 2/2015 bằng tiền, 1,000 đồng/CP

31/03/2016 10:00 LBE Ngày GDKHQ Trả cổ tức đợt 1/2015 bằng tiền, 1,300 đồng/CP

31/03/2016 10:00 HPG Họp ĐHCĐ thường niên năm 2016

31/03/2016 10:00 REE Họp ĐHCĐ thường niên năm 2016

31/03/2016 10:00 FPT Họp ĐHCĐ thường niên năm 2016

31/03/2016 10:00 TTF Họp ĐHCĐ thường niên năm 2016

CÁC TIN LIÊN QUAN

Đối tác

Gọi ngay
Messenger
Zalo chát
Mở tài khoản
Góp ý