DANH MỤC

Mobile / Zalo: 0912 842 224
Đầu tư Cổ phiếu Group Facebook

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 28/04/2016 gồm cập nhật cán cân thương mại Quý I, PPC, VFG, HBC, DAG, PVC, ITC, TCM, GMC, GAS

Lượt xem: 13,878 - Ngày:
Chia sẻ

1. Nhận định thị trường:

VN-Index giảm mất 4,5 điểm (tương đương 0,76%) xuống mức 593,96 điểm, với khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt hơn 134 triệu cổ phiếu tăng nhẹ so với phiên tăng trước đó.

Đồ thị VN-Index ngày 27/04/2016

Đồ thị VN-Index ngày 27/04/2016. Nguồn: Amibroker

VN-Index lần nữa thất thủ trước ngưỡng kháng cự tâm lý 600 điểm khi mọi lỗ lực tăng lên trong phiên đã thất bại, kết phiên VN-Index hình thành cây nến đỏ dài với bóng dưới ngắn. Mẫu hình nến đảo chiều giảm Dark Cloud Cover đã xuất hiện kèm với khối lượng giao dịch lớn. Với tín hiệu không được tích cực như trên, nhiều khả năng VN-Index sẽ phải quay về củng cố quanh vùng hỗ trợ 580-585 trong các phiên giao dịch sắp tới.

Các chỉ báo kỹ thuật biến động trái chiều, chỉ báo ngắn hạn RSI(14) có sự đi xuống nhẹ, tuy vẫn nằm trong xu hướng tăng nhưng đã suy yếu hơn, trong khi đường MACD histogram vẫn tiếp tục đi lên phía trên ngưỡng 0. Bên cạnh đó, dù cho thấy lực bán đã gia tăng và thắng thế, nhưng khối lượng giao dịch tiếp tục duy trì ở mức cao tạm thời vẫn không dấy lên mối lo ngại về sự rút đi của dòng tiền. Thanh khoản vẫn được duy trì đều đặn ở trên mức trung bình 20 phiên gần nhất trong khi độ rộng thị trường chứng kiến sự lan tỏa rõ nét hơn của số mã giảm điểm. Diễn biến này tiếp tục phản ánh quá trình điều chỉnh tích lũy của thị trường nhằm giúp áp lực cung cầu ở các cổ phiếu trở lại trạng thái cân bằng sau phiên bùng nổ mạnh cuối tuần trước.

Trên cơ sở đó, Nhật Cường cho rằng trong phiên giao dịch ngày mai 28/04/2016, chỉ số VN-Index có thể sẽ tiếp tục điều chỉnh và hướng về mức hỗ trợ gần nhất là 580-585 điểm. Đồng thời, Nhật Cường đánh giá thị trường đang vào giai đoạn cạn dần tin hỗ trợ và đà tăng của VN-Index đang phụ thuộc quá nhiều vào cổ phiếu lớn, vốn đang có khả năng tạo đỉnh ngắn sau thời gian tăng dốc vừa qua. Do đó, rủi ro ngắn hạn đang có chiều hướng gia tăng. Ngoài ra, Nhật Cường vẫn bảo lưu quan điểm chỉ số VN-Index đang ở nhịp sóng tăng 5, theo mô hình sóng Elliott. Có nghĩa là chỉ số VN-Index đang bước vào giai đoạn tăng cuối sóng. Do đó, rủi ro ngắn hạn ở mức cao khi cơ hội tìm kiếm lợi nhuận/rủi ro là thấp. Mặt khác, trước mắt là kỳ nghỉ lễ 30-4 kéo dài 4 ngày, do đó những vị thế mua mới không được Nhật Cường ủng hộ.

Hệ thống chỉ báo xu hướng vẫn duy trì mức tăng xu hướng ngắn hạn trên chỉ số VN-Index và giữ mức cắt lỗ của hệ thống ở mức 580 điểm. Do đó, các nhà đầu tư ngắn hạn nên tiếp tục đứng ngoài thị trường và ưu tiên tỷ trọng tiền mặt cao trong danh mục. Đặc biệt các nhà đầu tư cần hạn chế mua mới ở giai đoạn này và ưu tiên chiến lược hạ tỷ trọng cổ phiếu.

2. Điểm nhấn phiên giao dịch ngày 27/04/2016:

Đà phục hồi của giá dầu đến vùng gần 45 USD/thùng đã hỗ trợ VN-Index giao dịch trên mức 600 điểm thời điểm đầu phiên, tuy nhiên áp lực bán khá mạnh tại vùng kháng cự trên toàn thị trường đã đưa VN Index có phiên điều chỉnh giảm 0,76%. Mức độ tham gia của khối nhà đầu tư nước ngoài giảm xuống khá mạnh so với các phiên liền trước và khối này đã mua ròng gần 70 tỉ đồng trên cả hai sàn. VNM ETF premium 0,91%, FTSE ETF discount -0,90%.

· Các mã ngân hàng giảm với VCB và CTG giảm trên 2% trong khi BID; MBB và ACB giảm trên 1%. EIB là mã duy nhất tăng trong khi STB đóng cửa tại tham chiếu.

· BVH giảm mạnh trong khi PVI đóng cửa tại tham chiếu. SSI giảm mạnh với HCM cũng tiếp tục giảm. MBS và VND đóng cửa tại tham chiếu.

· Ở những mã lớn, VNM giảm mạnh. FPT và BMP giảm nhẹ hơn. MSN và KDC tiếp tục tăng nhưng tăng không còn mạnh như phiên trước.

· Giá dầu đã lập đỉnh của 2016 trước thông tin tồn kho tại Mỹ giảm, theo đó các mã dầu khí đã tăng. GAS tiếp tục tăng lại mạnh và dẫn dắt ngành. PVD và PVS cũng tăng tốt.

· Hôm nay là phiên khởi sắc của cổ phiếu BĐS với VIC và DXG tăng mạnh. BCI tiếp tục giảm. NLG tăng. Các mã ngành cơ sở hạ tầng và xây dựng cũng tăng với CTD tăng mạnh, REE tăng nhưng kém hơn. CII và HBC đóng cửa tại tham chiếu.

· Trong ngành sản xuất, HSG tiếp tục tăng trong khi HPG giảm. Các mã sản xuất khác như PAC và DRC tăng. TMT hôm nay giảm mạnh hơn.

· HNG tăng hơn 5% trước hy vọng sẽ có quyết định cho các kế hoạch tái cơ cấu nợ của công ty. HAG cũng tăng tốt nhưng kém hơn HNG.

Trên HSX, khối ngoại mua ròng trở lại hơn 61 tỷ đồng. MBB và HAG cùng được mua ròng hơn 800 nghìn đơn vị mỗi mã, dẫn đầu về khối lượng mua ròng. Chiều ngược lại, NBB dẫn đầu về khối lượng bán ròng với 491 nghìn đơn vị. PHR, ITC và DXG cũng bị bán ròng nhẹ. Trên HNX, khối ngoại mua ròng nhẹ hơn 8 tỷ đồng. SHB và PVS cùng được mua ròng trên 160 nghìn đơn vị mỗi mã, dẫn đầu về khối lượng mua ròng. VGS và NET cũng được mua ròng lần lượt 125 nghìn và 100 nghìn đơn vị. Chiều ngược lại, KLS dẫn đầu về khối lượng bán ròng với 239 nghìn đơn vị. PGS và NDN cũng bị bán ròng nhẹ.

3. Thông tin Doanh nghiệp:

PPC: Ghi nhận từ ĐHCĐ – Mức giá thấp ở thị trường cạnh tranh ở miền Bắc bất kể hạn hán đã làm tan biến lợi nhuận gia tăng từ tài sản hết khấu hao.

Chuyên viên đã tham dự ĐHCĐ của CTCP Nhiệt điện Phả Lại ngày 26/04/2016. Thông tin về KQKD quý 1 khá kém tích cực và giá cổ phiếu đã tăng 6% kể từ báo cáo cập nhật gần nhất của Chuyên viên khiến Chuyên viên điều chỉnh khuyến nghị của PPC từ MUA còn KHẢ QUAN. Chuyên viên cũng điều chỉnh giảm giá mục tiêu 16% còn 18.200 đồng.

Các nhà đầu tư tỏ ra phấn khởi với cổ tức và lợi nhuận 2015. PPC công bố chia cổ tức tiền mặt 2.500 đồng (cao hơn 67% dự báo của Chuyên viên, lợi suất cổ tức 14%). Lợi nhuận cốt lõi năm 2015 tăng ấn tượng 60% do: khấu hao thấp hơn (đóng góp 2/3 mức tăng), chi phí bảo trì thấp hơn (đóng góp 1/3 mức tăng) và giá bán trung bình tăng 2%. Tuy nhiên, LNST báo cáo giảm 46% so với năm trước do ghi nhận lỗ tỷ giá và dự phòng thận trọng cho nhà máy điện Quảng Ninh. Tuy nhiên, KQKD kém tích cực trong quý 1/2016 đặt ra nhiều lo ngại. PPC lý giải kết quả này là do: 1) PPC giả định không có sản lượng hợp đồng đối với nhà máy Phả Lại 1 (PL1) trong quý 1, có nghĩa nhà máy này đang chịu lỗ cho mỗi kWh bán ra khi chi phí sản xuất hơn khoản 10-15% so giá của thị trường phát điện cạnh trạnh (CGM); Lưu ý khoản lỗ này chỉ là tạm thời và PPC có thể ghi nhận lãi hồi tố khi có hợp đồng mua bán điện (PPA) mới. 2) Giá bán CGM thấp hơn (xem chi tiết bên dưới); 3) Thay đổi cơ chế huy động điện của Trung tâm điều độ hệ thống điện Quốc gia (NLDC) khiến PPC mất đi tính cạnh tranh (xem chi tiết bên dướ).

Do đó, LN gộp quý 1 giảm 60% so với quý 1 năm ngoái. Giá CGM tại miền Bắc thấp hơn đáng kể so với dự báo dù hạn hán. Các nhà máy thủy điện tại miền Bắc không chịu hạn hạn nghiệm trọng như tại phía Nam. Nhà máy thủy điện mới bao gồm Lai Châu và Huội Quảng đi vào hoạt động trong tháng 12/2015 đóng góp sản lượng khá lớn vào nguồn cung tại miền Bắc. Trong khi đó, NLDC ưu tiên huy động điện từ nhà máy điện chạy dầu (do giá dầu thô thấp) và nhà máy điện than tại miền Nam (như Duyên Hải và Vĩnh Tân, vốn sử dụng than nhập khẩu, giá rẻ hơn than trong nước) để giúp tiết kiệm điện năng thất thoát khi huy động điện từ các nhà máy miền Bắc. Thay đổi đáng thất vọng về cơ chế huy động của NLDC.

Từ năm 2016, NLDC sẽ huy động điện dựa theo chi phí khả biến, không còn dựa theo tổng chi phí sản xuất. Điều này khiến hiệu suất hoạt động của PPC giảm khi chi phí khả biến của nhà máy Phả Lại 1 cao hơn khoảng 20% so với nhà máy mới , trong khi tổng chi phí sản xuất (bao gồm khấu khao) thấp hơn các nhà máy mới. Điều này là do nhà máy Phả Lai khá cũ, do đó tiêu thụ nhiền than hơn nhà máy mới. PPA của nhà máy Phả Lại 1 vẫn như cũ. Giai đoạn thương thảo cuối cùng của hợp đồng PPA (dự kiến trong tháng 5) sẽ giúp cải thiện doanh thu và lợi nhuận của PPC trong quý sau khi PPC dự kiến PPA mới cho PL1 sẽ chỉ khoản 1% thấp hơn PPA cũ. Ngoài ra, PL1 sẽ có sản lượng hợp đồng trong khoảng 700-100 triệu kWh. Hợp đồng PPA sẽ có thời hạn 4 năm. Do đó, Chuyên viên sẽ không thay đổi giả định cho nhà máy PL1.

Chuyên viên cho rằng PPC có thể vượt kế hoạch lợi nhuận và đạt kế hoạch cổ tức. PPC có kế hoạch lợi nhuận 7 nghìn tỷ đồng (311 triệu USD, giảm 9% so với 2015) và LNTT 624 tỷ đồng (28 triệu USD, đi ngang so với 2015). PPC có truyền thống đặt kế hoạch thấp, do đó, Chuyên viên ước tính công ty có thể vượt kế hoạch LNTT 27%. Do đó, PPC vẫn có thể trả cổ tức 1.700 đồng/CP. Tuy nhiên, Chuyên viên điều chỉnh giảm LNST và cổ tức dự báo do những thay đổi đề cập ở trên về cơ chế huy động điện và giá CGM. Chuyên viên điều chỉnh giảm 20% LNST dự báo 2016 và cổ tức từ 2.000 đồng còn 1.700 đồng (9,6%) khi Chuyên viên điều chỉnh giảm hiệu suất hoạt động năm 2016 từ 69% còn 65% và 65% còn 62% giai đoạn 2017-2020. Ngoài ra, Chuyên viên cũng giảm giả định giá CGM 5%. Trong báo cáo cập nhật gần nhất, Chuyên viên ghi nhận khấu hao đầy đủ tài sản cố định sẽ dẫn dắt lợi nhuận của PPC trong năm 2016. Tuy nhiên, giá CGM thấp bất ngờ cũng như thay đối cơ chế huy động điện làm giảm gần hết lợi nhuận từ việc chi phí khấu hao gàn bằng không. Cổ động đang yêu cầu đẩy nhanh tiến độ nâng cấp nhà máy PL1. Tổng giám đốc của PPC cho biết công ty không thể nâng cấp nhà máy ít nhất là đến năm 2019, khi nhà cung cấp thiết bị cần 18 tháng để thiết kế máy móc cho PL1.

Mặt tích cực, PPC đã hoàn tất giai đoạn nghiên cứu khả thi cho PL1 và đang tìm kiếm nhà thầu nước ngoài để thực hiện các giai đoạn tiếp theo. ĐHCĐ cũng phê duyệt HĐQT mới cho giai đoạn 2016-2021. Số lượng thành viên HĐQT mới vẫn duy trì ở con số 5 và đại diện từ Genco 2 vẫn là 3, nhưng REE đã tăng số đại diện từ 1 lên 2. Doanh thu quý 1 giảm 14,8% so với cùng kỳ năm 2015 dù khối lượng đi ngang với giá bán trung bình giảm 14% so với cùng kỳ. Do đó, LN cốt lõi giảm 95,7%. Ngoài ra, PPC ghi nhận khoản lỗ tỷ giá khi JPY tăng 6% so với VND trong quý 1, khiến LN chuyển sang lỗ.

————————————–

VFG: Tăng trưởng ổn định trên nền tảng tốt

VFC là thương hiệu nông dược có uy tín, chuyên về các sản phẩm chất lượng cao. VFC chuyên thực hiện gia công đóng gói và phân phối các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật từ các tập đoàn, công ty quốc tế hàng đầu thế giới. Ngoài phân phối các thương hiệu lớn, VFC còn có 1 nhà máy pha chế và đóng gói nông dược tại Khu công nghiệp Lê Minh Xuân, Tp.HCM với công suất khoảng 3.000 tấn/năm. Năm 2015 tiếp tục tăng trưởng ổn định nhờ những cải thiện về mặt quản lý. Doanh thu thuần năm 2015 đạt 2.020 tỷ đồng, tăng trưởng 7.3%; trong khi đó lợi nhuận sau thuế đạt 139 tỷ đồng, tăng trưởng 37% so với năm trước. Biên lợi nhuận gộp giảm nhẹ do mảng nông dược (có biên lợi nhuận thấp hơn) tăng trưởng mạnh hơn so với các mảng kinh doanh khác. Các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý, chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn năm trước góp phần giúp lợi nhuận sau thuế tăng trưởng mạnh hơn. Hệ thống phân phối mạnh, tập trung chủ yếu ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

VFC hiện có 16 chi nhánh khắp cả nước. Tuy nhiên thị trường tiêu thụ chủ yếu tập trung ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với tỷ trọng 85% doanh số. Đã khởi công xây dựng nhà máy mới cho mục tiêu tăng gấp đôi doanh thu. Nhà máy pha chế và đóng gói nông dược với công suất 9.500 tấn/năm, dự kiến sẽ hoàn tất việc xây dựng và đưa vào vận hành trong quý 2 năm sau. Nhà máy mới sẽ là động lực tăng trưởng chính cho mục tiêu doanh thu hơn 4.000 tỷ đồng đến năm 2020. Thị trường nông dược vẫn rất rộng mở do năng lực sản xuất trong nước hiện tại chỉ đáp ứng phần nhỏ nhu cầu tiêu thụ. Quy mô thị trường thuốc BVTV hiện khoảng 165-170 nghìn tấn, trong đó sản xuất trong nước chỉ đạt khoảng 40 nghìn tấn. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, xu hướng tăng cường thâm canh, sản xuất nông nghiệp đang và sẽ tiếp tục được thúc đẩy… sẽ thúc đẩy tiêu thụ trong nước tiếp tục gia tăng.

Ngoài ra, các rào cản kỹ thuật khi xuất khẩu nông sản sẽ tác động tích cực đến nhu cầu sử dụng các sản phẩm nông dược có chất lượng cao. Sẽ tiếp tục tăng trưởng ổn định trong năm nay. EPS 2016 ước tính sẽ đạt 7.437 đồng/cổ phiếu. Tại mức giá đóng cửa ngày 27/4/2016, cổ phiếu VFG đang giao dịch với mức P/E là 7.2 lần và P/B là 1.4 lần, lợi suất cổ tức 4.6%.

————————————–

HBC: Ghi nhận từ ĐHCĐ – Kế hoạch lợi nhuận cao cho năm 2016.

Tại ĐHCĐ diễn ra chiều nay, CTCP Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình (HBC) đã thông qua kế hoạch năm 2016 với 7,2 nghìn tỷ đồng doanh thu, +42%; và 252 tỷ đồng LNST, gấp 3 lần so với kết quả năm 2015 và cao hơn kế hoạch lợi nhuận trong 3 năm gần đây ở mức 170-180 tỷ đồng mà HBC đã không hoàn thành được. Ban lãnh đạo cũng cho biết doanh thu Q1/2016 ước đạt 1,6 nghìn tỷ đồng và LNST 40 tỷ đồng. Cổ tức năm 2016 dự kiến là 15% mệnh giá và thanh toán bằng tiền mặt. Tính đến ngày 31/12/2015, HBC đã ký 32 hợp đồng với tổng giá trị 9.500 tỷ đồng. Phần lớn các hợp đồng tập trung ở phân khúc nhà cao tầng (chiếm tỷ lệ 77%) và tập trung chủ yếu ở miền Nam (chiếm tỷ lệ 68%).

Trong quý 1/2016, HBC đã trúng thầu và khởi công thêm nhiều dự án mới có tổng giá trị trên 4.000 tỷ đồng. Lũy kế đến thời điểm này, tổng giá trị hợp đồng còn lại sẽ thực hiện là trên 15.000 tỷ đồng, trong đó gồm nhiều dự án của Vingroup, Novaland, SunGroup, Hoa Lâm, REE và MIK. Năm nay, HBC sẽ tiếp tục tăng vốn điều lệ thông qua việc phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2015 (tỷ lệ 15% trên mệnh giá), cổ phiếu thưởng (tỷ lệ 10:1), và cổ phiếu ESOP (1 triệu cổ phiếu với giá bằng mệnh giá, 1 triệu quyền mua cổ phiếu – mỗi quyền mua được mua 1 cổ phiếu với giá bằng mệnh giá). Ngoài ra, công ty có kế hoạch phát hành tối đa 20 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược để tăng vốn điều lệ và bổ sung vốn hoạt động SXKD. Giá phát hành sẽ không thấp hơn 1,2 lần giá trị sổ sách tại thời điểm phát hành (P/B năm 2015 là 1,4 lần). Cổ đông cũng thông qua chính sách thưởng khích lệ cho ban điều hành và cán bộ chủ chốt trong giai đoạn 2016-2020 với điều kiện LNST của cổ đông công ty mẹ tăng không dưới 15%/năm và đồng thời đạt kế hoạch của năm. Cổ phiếu HBC hôm nay giảm 1% và đóng cửa tại mức 20.000 đồng.

————————————–

DAG: dự kiến lợi nhuận tăng gần 40% năm 2016 Đại hội cổ đông thường niên vào của CTCP Tập đoàn Nhựa Đông Á (DAG – HOSE) thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2016 và kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2015. Theo đó, DAG phấn đấu tổng doanh thu đạt 1.468 tỷ đồng, tăng 17% so với thực hiện năm 2015; lợi nhuận sau thuế đạt 55,7 tỷ đồng, tăng tương ứng 38% so với năm ngoái, và dự chi cổ tức ở mức tối thiểu 80%/lợi nhuận sau thuế. Tại Đại hội này, DAG cũng báo cáo tiến độ dự án đầu tư mở rộng Nhà máy sản xuất Profile lớn nhất Việt Nam tại Khu công nghiệp Châu Sơn- Tỉnh Hà Nam. DAG cho biết, đến Quý II/2016 sẽ khánh thành Nhà máy và đi vào hoạt động với 17 dây chuyền mới, thay vì dự kiến như Quý I/2016 trước đó. Kết thúc năm 2015, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của DAG là 29,8 tỷ đồng. Trong đó, Công ty sẽ trích 5% Quỹ dự phòng tài chính; 2,5% vào Quỹ khen thưởng, phúc lợi; trích 2,5% thưởng Ban quản lý Công ty mẹ và Công ty con, và 5% vào Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ. Về cổ tức năm 2015, DAG sẽ chi trả theo tỷ lệ 10%, trong đó, chi trả 5% bằng cổ phiếu, và 5% bằng tiền mặt. ĐHCĐ ủy quyền cho HĐQT xem xét và lựa chọn thời gian thích hợp để thực hiện.

————————————–

PVC: Tổng Công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí (HNX) Kết quả kinh doanh giảm mạnh: tiếp tục chịu ảnh hưởng của việc suy giảm giá dầu, năm 2015 PVC ghi nhận sự sụt giảm mạnh 16% trong doanh thu và 40% trong lợi nhuận sau thuế, lần lượt đạt 3,604 tỷ đồng và 199 tỷ đồng

Trong quý 1/2016: PVC ước tính ghi nhận khoảng 900 triệu lợi nhuận trong đó MI đóng góp khoảng 7 tỷ trong khi công ty mẹ ghi nhận lỗ khoảng 6 tỷ đồng. 2016 rất khó khăn: trước diễn biến giá dầu còn ở mức thấp, nhiều chiến dịch khoan bị dừng hoặc giãn thời gian thực hiện, PVC đặt kế hoạch hợp nhất 3,000 tỷ đồng doanh thu (-17%y.o.y) và 83 tỷ đồng LNST (- 58%y.o.y). Đối với công ty mẹ, nhờ lợi nhuận được chia từ MI- Viêt Nam (khoảng 57 tỷ) nên kế hoạch 2016 cao hơn hợp nhất với 1,857 tỷ đồng doanh thu (+8% y.o.y) và 107 tỷ đồng LNST (-24%y.o.y). Năm 2016, doanh nghiệp đặt kế hoạch cung cấp dung dịch khoan cho 50 giếng khoan (-14%y.o.y). Tuy nhiên tính đến cuối tháng 4/2016, mới có 11 giếng khoan xác nhận sẽ tiếp tục khoan trong năm 2016 và quý 1/2016 PVC mới cung cấp dung dich khoan cho 4 giếng khoan. Chuyên viên lưu ý, kế hoạch của doanh nghiệp đươc xây dựng trên kịch bản giá dầu trung bình năm 2016 ở mức 60 USD/thùng.

Với những diễn biến của giá dầu trong đầu năm 2016 cũng như dự báo giá dầu cuối năm 2016, Chuyên viên nhận định giá dầu trung bình năm 2016 sẽ ở khoảng 40-45 USD/thùng và như vậy nhiều khả năng PVC sẽ không hoàn thành được kế hoạch như kỳ vọng

Kế hoạch cổ tức: năm 2015, doanh nghiệp dự kiến chia 14% cổ tức bằng tiền măt (cao hơn kế hoạch 2%) và duy trì mức chi trả 14% tiền mặt cho năm 2016.

————————————–

ITC: CTCP Đầu tư Kinh doanh Nhà ITC – (HSX)

KQKD 2015 không tích cực; tiếp tục chuyển nhượng các dự án/sàn thương mại nhỏ để cải thiện dòng tiền và ghi nhận KQKD; mở bán dự án Long Thời, các dự án khác không có nhiều tiến triển. Tổng DT 2015 ở mức 216 tỷ đồng (89%KH, – 54% yoy), LNST của cổ đông công ty mẹ đạt 7 tỷ đồng (36%KH, -2% yoy). Mảng kinh doanh BĐS giảm mạnh, đạt 124 tỷ đồng, -65%yoy với việc ghi nhận KQKD từ chuyển nhượng cao ốc văn phòng lô E6 (An Phú – An Khánh) và lô 8 (KDC 6B). KQKD mảng BĐS trong nhiều năm qua của ITC vẫn dựa trên chuyển nhượng các tài sản/BĐS cho thuê; các dự án Long Thới, Intresco plaza chưa đóng góp vào doanh thu sau nhiều năm phát triển. Mảng xây dựng giảm nhẹ, ở mức 74 tỷ đồng, -9%yoy do chủ yếu chỉ thực hiện xây dựng tại các dự án của ITC. Mảng dịch vụ (cho thuê văn phòng/địa điểm) có xu hướng giảm theo thời gian xuất phát từ việc ITC bán dần các BĐS cho thuê. Các loại chi phí (bán hàng, quản lý doanh nghiệp và lãi vay) giảm mạnh, ở mức 29 tỷ đồng, -32%yoy góp phần duy trì LNST 2015 của ITC gần như tương đương với mức 2014.

Dư nợ tại thời điểm 12/2015, đạt 356 tỷ đồng (+64% yoy) trong đó nợ vay dài hạn ở mức 159 tỷ đồng. Lãi vay bình quân ở mức 10,4%/năm. Dòng tiền tài trợ HĐKD không dồi dào do chỉ có dự án Long Thới được mở bán vào Q2.2015. Sau nhiều năm tái cơ cấu nhằm giảm áp lực nợ vay thì ITC đã quay trở lại vay ròng trên 140 tỷ đồng trong 2015. Nợ vay của ITC dự kiến sẽ tiếp tục tăng mạnh trong 2016 với kế hoạch vay trên 900 tỷ đồng để đóng tiền sử dụng đất của Intresco plaza. Nợ vay/VCSH ở mức 0,24 lần thấp hơn so với bình quân các doanh nghiệp BĐS khác (0,82 lần) tuy nhiên dòng tiền để trả nợ sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào tiến độ bán hàng tại Long Thời và “kì vọng” tốc độ tiêu thụ của Intresco plaza. Số dư tiền mặt cuối 2015 ở mức 8,6 tỷ đồng.

Triển vọng trong năm 2016: ITC đặt kế hoạch kinh doanh 2016 tăng trưởng mạnh với kỳ vọng bắt đầu có sự đóng góp của dự án Long Thới và tiếp tục chuyển nhượng các dự án nhỏ khác (6F Ngô Thời Nhiệm). Doanh thu của các sản phẩm đất nền đã bán nhưng chưa ghi nhận của Long Thới ước tính trên 150 tỷ đồng. Trong năm 2016, ITC sẽ gia tăng sử dụng nợ vay để thanh toán tiền sử dụng đất của 2 dự án Long Thới (127 tỷ đồng, đến hạn 06.2016), Intresco plaza (793 tỷ đồng, đến hạn 12.2016). Dự án Long Thới cần trên 410 tỷ đồng để hoàn thiện hạ tầng và hoàn tất đền bù vì vậy dòng tiền thu được từ bán hàng sẽ chủ yếu để tài trợ cho chính dự án. ITC đã được cấp hạn mức tín dụng 1.000 tỷ đồng nhằm phát triển Intresco plaza, với việc xóa lỗ lũy kế bằng nguồn Thặng dư vốn cổ phần thì ITC sẽ có điều kiện tiếp cận với nhiều phương thức huy động vốn hơn (trái phiếu, phát hành cổ phiếu)

Đánh giá sơ bộ: ITC đã từng là một trong những công ty có quỹ đất lớn, vị trí tốt tại khu vực Tp. HCM nhưng hoạt động đầu tư dàn trải và thủ tục pháp lý kéo dài tại một số dự án đã làm ITC mất đi lợi thế cạnh tranh về quỹ đất và dòng tiền thiếu hụt trầm trọng. Chi phí đầu tư lớn (đền bù giải tỏa, tiền sử dụng đất) trước khi có thể huy động vốn từ khách hàng trong bối cảnh nguồn lực nội tại hạn chế sẽ khiến ITC không có nhiều lựa chọn ngoài việc sử dụng nợ vay để phát triển; hiệu quả tài chính của các dự án theo đó cũng sẽ giảm mạnh. Sau nhiều năm triển khai, dự án Long Thới đã được mở bán vào Q2.2015 và Intresco plaza dự kiến vào Q1.2017; dòng tiền của ITC được kỳ vọng sẽ cải thiện nhờ hiện thực hóa tiềm năng của 2 dự án trên. EPS forward ước đạt 289 đồng. ITC đang được giao dịch ở mức P/B là 0,36 lần, thấp hơn so với bình quân ngành ở mức 1,06 lần.

————————————–

TCM: CTCP Dệt may – ĐT-TM Thành Công (TCM – HSX) – Hoạt động kinh doanh chính có sự cải thiện tích cực

Quan điểm và Định giá: Khó khăn ở mảng sợi, nhà máy Vĩnh Long hoạt động chưa ổn định và vấn đề tỷ giá là các nguyên nhân chính khiến KQKD năm 2015 của TCM chưa đạt kỳ vọng. Doanh thu thuần tăng 8,6% nhưng LNST giảm 8,7% dẫn đến Công ty chỉ đạt 90,4% kế hoạch năm. Tuy nhiên, triển vọng năm 2016 có phần tích cực hơn khi doanh nghiệp đã tìm được nhiều biện pháp để cải thiện hiệu quả hoạt động. Ở mảng sợi, TCM có kế hoạch thu hẹp một số sản phẩm sợi kém hiệu quả đồng thời cải tạo, nâng cấp hệ thống máy móc để có thể sản xuất được các loại sợi có chất lượng cao hơn. Với mảng may, vấn đề năng suất lao động ở nhà máy Vĩnh Long đã được giải quyết phần nào. Việc chuyển hướng sang mảng vải xuất khẩu cao cấp với biên LNG cao sẽ tiếp tục là điểm sáng của TCM trong các năm tới.

Chuyên viên ước tính doanh thu và LNST của TCM trong năm 2016 có thể lần lượt đạt 3.483 tỷ đồng (+25%) và 184 tỷ đồng (+20%), tương ứng với EPS 2.809 đồng/cp. Về dài hạn, với vị thế đầu ngành và sẵn có hệ thống sản xuất khép kín, Chuyên viên cho rằng TCM sẽ là một trong những doanh nghiệp hưởng lợi nhiều nhất từ hiệp định TPP. Chuyên viên cho rằng mức giá hợp lý với cổ phiếu TCM là 30.500 đồng/cp, cao hơn 17% so với giá đóng cửa ngày 26/4/2016 và đưa ra khuyến nghị TÍCH LŨY trong DÀI HẠN.

————————————–

GMC: Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại May Sài Gòn (HOSE: GMC, Vốn hóa: 458.66 tỷ đồng) làm cổ đông thất vọng vì kế hoạch bất thường Năm 2016, GMC đặt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt là 1,550 tỷ đồng và 60 tỷ đồng, tương đương tăng 3.2% và giảm 26.8% so với cùng kỳ. Giả thích về kế hoạch đệ trình này, Tổng Giám đốc công ty GMC cho rằng năm 2016 không phải là một năm thuận lợi với ngành dệt may Việt Nam trong khi chi phí tăng lên khi công ty chuyển sang phương thức ODM, OBM. Hơn nữa, khoản doanh thu cho Đại học Y Dược thuê đất không còn cùng với chi phí tăng lên do tăng lương cơ bản, truy thu tiền thuê đất tại nhà máy An Nhơn và chi phí lãi vay tăng (vì May Sài Gòn không được phép vay ngoại tệ từ Q2/2016) là các nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm của kế hoạch lợi nhuận năm 2016. Kế hoạch này đã làm thất vọng nhiều cổ đông khi chứng kiến sự tăng trưởng ổn định của công ty trong 5 năm qua.

Theo ý kiến của chuyên viên, mục tiêu này quá thận trọng khi ngành dệt may Việt Nam là một trong những ngành được hưởng lợi nhiều nhất từ các hiệp định thương mại tự do sắp tới, đặc biệt là TPP. Đồng thời, GMC đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2016. Cụ thể, doanh thu đạt 290 tỷ, lợi nhuận sau thuế là 9.8 tỷ, tương ứng giảm 1% và 36.8% so với cùng kỳ. Trong đó, chi phí bán hàng tăng gấp đôi từ 4.8 tỷ Q1/2015 lên 10 tỷ Q1/2016 chủ yếu là do tăng chi phí dịch mua ngoài khi công ty thực hiện bán hàng theo hình thức DDP (giá bán bao gồm phí vận chuyển, bảo hiểm, thuế và các chi phí khác). Trong khi đó, chi phí quản lý tăng 47% lên 34.3 tỷ đồng do tăng lương và chi phí liên quan tới hoạt động phát triển phương thức OBM tại Mỹ. Về cơ cấu tài sản, khoản phải thu và hàng tồn kho là 2 khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản với 27.4% và 32% cuối quý 1/2016. Các khoản phải thu giảm 33.7% so với cùng kỳ, trong khi đó hàng tồn kho tăng nhẹ khoảng 1%. Về nguồn vốn, mặc dù vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn với 64.4% nhưng nợ ngắn hạn đã giảm 18%, trong đó chủ yếu giảm từ khoản phải trả người bán 20 tỷ đồng. Với kế hoạch lợi nhuận sau thuế của GMC là 48 tỷ đồng, GMC đang được giao dịch với P/E dự phóng năm 2016 là 9.3x ở mức giá hiện tại là 38,500 VND.

————————————–

GAS: Điều chỉnh khuyến nghị thành PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG. Giá cổ phiếu Tổng Công ty Khí Việt Nam (GAS) đã tăng 14% kể từ khi Chuyên viên đưa ra báo cáo cập nhật gần nhất và chốt phiên hôm nay đạt 50.500VND/cổ phiếu. Chuyên viên giữ nguyên giá mục tiêu 47.000VND/cổ phiếu. Như vậy, tổng mức sinh lời giảm còn 1%, tương ứng với khuyến nghị PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG.

4. Điểm nhấn tin tức trong ngày:

Xuất siêu 4 tháng đầu năm ước đạt 1,5 tỷ USD. Đó là con số mà Tổng cục Thống kê mới đưa ra về tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm nay. Đây mới là con số ước tính còn số liệu cuối cùng sẽ phải chờ thống kê của Tổng cục Hải quan (thường có độ chênh khá lớn so với số ước tính của GSO). Theo các số liệu do Tổng cục Hải quan công bố trước đó, xuất khẩu trong ba tháng đầu năm đạt 38,7 tỷ USD- tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2015. Mặc dù vẫn duy trì được đà tăng trưởng nhưng tốc độ tăng chỉ hơn 6% như trên là mức thấp nhất kể từ năm 2010 trở lại đây. Trên thực tế, tăng trưởng xuất khẩu liên tục có xu hướng giảm sút kể từ năm 2011 đến nay nhưng sụt giảm về mức thấp dưới 10% thì mới chỉ xuất hiện trong năm 2015 và 2016. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong ba tháng đầu năm nhìn chung có tốc độ tăng trưởng ở mức trung bình khá (5-10%), ngoại trừ mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện tăng tới 24% YoY thì dệt may, giày dép, thủy sản chỉ có mức tăng trưởng so với cùng kỳ lần lượt là 6,5%; 9,6%; 5,2% với các thị trường lớn nhất vẫn là Mỹ, EU, Nhật Bản.

Ở chiều ngược lại, nhập khẩu trong quý I chỉ đạt 37,4 tỷ USD, suy giảm 4% so với cùng kỳ (tương đương 1,58 tỷ USD). Sự sụt giảm diễn ra ở cả khu vực FDI (-4,5%) và khu vực trong nước (-3,3%). Đáng lưu ý, nhập khẩu máy móc phụ tùng của khu vực FDI có mức giảm rất lớn (-1,44 tỷ USD), ngược hẳn với tình hình thu hút và giải ngân vốn FDI khá tích cực trong ba tháng đầu năm nay (với mức tăng lần lượt 119% và 14,8% YoY). Trong khi đó, nhập khẩu của khu vực kinh tế trong nước giảm 3,3% YoY (tương đương 512 triệu USD; các mặt hàng giảm nhiều nhất là phương tiện vận tại và phụ tùng giảm 434 triệu USD; xăng dầu giảm 420 triệu USD). Chính sự suy giảm trong nhập khẩu trong khi xuất khẩu vẫn tăng trưởng đã giúp cán cân thương mại của Việt Nam quay trở lại trạng thái thặng dư trong quý I. Theo Chuyên viên, xuất siêu là tín hiệu đáng mừng nhưng nếu xuất siêu do nhập khẩu suy giảm, đặc biệt là tại các mặt hàng mang tính chất đầu tư tài sản cố định hay nguyên vật liệu cho đầu vào sản xuất thì nên thận trọng vì nó có thể là biểu hiện sớm của tình hình sản xuất suy giảm.

5. Sự kiện nổi bật ngày mai (28/04/2016):

28/04/2016 10:00 DGL Ngày GDKHQ Trả cổ tức đợt 2/2015 bằng tiền, 3,983 đồng/CP

28/04/2016 10:00 DGC Ngày GDKHQ Trả cổ tức đợt 2/2015 bằng tiền, 1,209 đồng/CP

28/04/2016 10:00 PEQ Ngày GDKHQ Trả cổ tức năm 2015 bằng tiền, 1,200 đồng/CP

28/04/2016 10:00 MHL Ngày GDKHQ Trả cổ tức năm 2015 bằng cổ phiếu, tỷ lệ 10:1

28/04/2016 10:00 ĐHCĐ thường niên năm 2016: PVX, DPM, MCG, SD2, MBB, BKC, LCM, PTS, NBB, SD9, VEF, VNR, NET, BVH, POM, VNR, SD5, BMP, DNS, LIX, KHP, NBC, TIE, TDN, VSI.

——————————–

Nguồn: Tổng hợp từ các CTCK

Phan Nhật Cường – Chuyên viên Tư vấn Chứng khoán Cao cấp.

Điện thoại / Zalo / Viber: 0912.842.224

Skype: dautu.cophieu

Email: dautucophieu68@gmail.com

Website: dautucophieu.net

 

CÁC TIN LIÊN QUAN

Đối tác

Gọi ngay
Messenger
Zalo chát
Mở tài khoản
Góp ý