DANH MỤC

Mobile / Zalo: 0912 842 224
Đầu tư Cổ phiếu Group Facebook

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 27/10/2016

Lượt xem: 3,357 - Ngày:
Chia sẻ

1. Nhận định thị trường:

VN-Index tiếp tục giảm 2,57 điểm (0,38%), đóng cửa tại 673,61. Thanh khoản giảm hơn 10% so với phiên trước về mức 92 triệu cổ phiếu.

đồ thị VN-Index ngày 26102016Đồ thị VN-Index ngày 26/10/2016. Nguồn: AmiBroker

Dựa theo các chỉ báo tâm lý và kỹ thuật, Nhật Cường cho rằng chỉ số VN-Index sẽ hồi phục trở lại trong phiên giao dịch ngày mai 27/10/2016. Khả năng hồi phục của VN-Index trong phiên ngày mai được kỳ vọng vào các mã vốn hóa lớn như VNM, FPT, HPG…đặc biệt là dòng SCIC thoái vốn. Quá trình triển khai thoái vốn nhà nước ở các Tổng Công ty và các DNNN lớn đang diễn ra theo chiều hướng khẩn trương và để làm được điều này Chính Phủ và các nhà tạo lập thị trường sẽ phải đẩy thị trường lên vượt mốc 700 điểm. Nhật Cường đặt cược vào điều này! Ngoài ra, Cường được biết mức margin trên toàn thị trường tại thời điểm cuối Qúy III/2016 là 18.143 tỷ đồng, giảm mạnh 39% so với mức 25.241 tỷ đồng trong Qúy 2/2016 và giảm 1,3% so với giá trị 18.371 tỷ đồng trong Qúy I/2016. Đây là một trong những lý do giải thích cho việc thanh khoản thị trường thấp trong thời gian vừa qua và áp lực margin hiện tại không còn lớn. Do vậy, NĐT có thể tích lũy thêm cổ phiếu trong các nhịp rung lắc mạnh của thị trường. Đồng thời tránh bán tháo trong các nhịp điều chỉnh.

Nhà đầu tư muốn biết điểm mua, điểm bán Top 50 cổ phiếu mạnh nhất thị trường, vui lòng add Facebook của Cường để được tư vấn chi tiết.

2. Điểm nhấn phiên giao dịch ngày 26/10/2016:

Ba sàn đồng thuận giảm điểm phiên thứ năm liên tiếp với thanh khoản sụt giảm mạnh, VN-Index lùi sâu gần về ngưỡng 670. Khối ngoại trở lại trạng thái mua ròng.

  • Các mã ngân hàng tiếp tục giảm với VCB; BID và CTG giảm. EIB đóng cửa tại tham chiếu trong khi MBB; STB và ACB đều giảm.
  • Các mã tài chính phi ngân hàng giảm dẫn đầu là BVH và PVI giảm. Cổ phiếu chứng khoán cũng giảm dẫn đầu là SSI; HCM và VND.
  • Cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng biến động trái chiều với VNM tăng trong khi MSN & KDC giảm. FPT giảm và PNJ tăng. MWG đóng cửa tại tham chiếu.

Tin doanh nghiệp – TGĐ của Sabeco cho biết việc bán cổ phần có thể sẽ chưa thể hoàn tất trước cuối năm nay – TGĐ của Sabeco ông Lê Hồng Xanh phát biểu trước truyền thông cho biết công ty vẫn chờ chỉ đạo của chính phủ về phương án bán 89% cổ phần nhà nước tại Sabeco. Ông cho biết ban chỉ đạo bán vốn nhà nước tại Sabeco vẫn đang chờ chỉ đạo về tiêu chí lựa chọn đối tác chiến lược.

Hiện trọng tâm là đưa Sabeco niêm yết lên sàn – Ông cho biết trọng tâm hiện giờ của công ty là niêm yết trên sàn chứng khoán, dự kiến sẽ được thực hiện trong vài tuần, từ nay đến tháng 12. Công ty chưa công bố thông tin chi tiết về quá trình niêm yết, chẳng hạn như thông tin về giá tham chiếu phiên chào sàn. Trong các giao dịch gần đây nhất trên OTC, giá cổ phiếu Sabeco là 120.000đ và giả định giá tham chiếu phiên chào sàn cũng sẽ quanh mốc này.

Cải thiện thanh khoản cho cổ phiếu Sabeco sau khi niêm yết sẽ là thách thức lớn nhất – Do số lượng cổ phiếu do NĐT cá nhân nắm giữ nhỏ nên có một vấn đề đặt ra là thanh khoản của cổ phiếu Sabeco sẽ được cải thiện như thế nào sau khi niêm yết. NĐT có lẽ sẽ lo ngại KLGD sau khi niêm yết sẽ không cao do tỷ lệ free float thấp. Và cơ quan chủ quản Sabeco có vẻ chưa có kế hoạch cải thiện thanh khoản trước khi bán cổ phần.

Hầu hết thông tin về quá trình bán cổ phần vẫn chưa được công bố – Hiện vẫn chưa biết liệu chính phủ sẽ bán toàn bộ hay một phần số cổ phần của mình tại Sabeco. Cũng như việc bán cổ phần sẽ được thực hiện một lần hay chia làm nhiều lần. Hay việc bán cổ phần sẽ được tổ chức đấu giá công khai trước khi bán cho đối tác chiến lược nhằm cải thiện thanh khoản cho cổ phiếu. Tóm lại câu hỏi của nhiều NĐT là “làm thế nào để mua vào cổ phiếu Sabeco sau khi niêm yết” chưa có câu trả lời rõ ràng. Có thể nói sẽ có một số NĐT bán ra nhưng nhu cầu tiềm năng của NĐT tổ chức đối với cổ phiếu Sabeco rất lớn nên cung sẽ khó đáp ứng cầu với tỷ lệ free float như hiện nay.

Tin doanh nghiệp – Habeco sẽ bán cổ phần trong năm 2017 và nhiều khả năng là qua đấu giá công khai – Trong trường hợp của Habeco, ông Nguyễn Trọng Dũng, Phó trưởng Ban chỉ đạo đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Trung ương (Văn phòng chính phủ) cũng đã phát biểu trên truyền thông với những nội dung sau;

Cổ phiếu của Habeco sẽ được bán đấu giá công khai cho tất cả NĐT quan tâm – Thông tin này cho thấy có thể cách thức bán cổ phần Habeco sẽ khác với Sabeco. Có thể nói do quy mô của Habeco nhỏ hơn nhiều Sabeco nên việc tổ chức đấu giá công khai cũng khả thi hơn nhiều. Tuy nhiên hiện chưa biết nhà nước sẽ bán toàn bộ hay một phần vốn của mình tại Habeco.

Carlsberg được quyền mua thêm cổ phần Habeco khi thỏa thuận đối tác chiến lược được làm rõ – Đây là một điểm được truyền thông nêu ra với quan điểm là thỏa thuận ký với cổ đông chiến lược hiện tại sẽ cho phép Carlsberg nâng cổ phần sở hữu tại Habeco. Thông tin mới nhất là Bộ Công thương đang làm việc với Bộ Tư phấp để làm rõ các chi tiết trong thỏa thuận trước đó ký với Carlsberg. Và điều này cũng sẽ tạo ra độ trễ nhất định trong việc bán cổ phần. Trên thực tế nếu quyền mua thêm cổ phần Habeco của Carlsberg là chắc chắn thì các bên sẽ cần đàm phán trước khi bán cổ phần.

Habeco sẽ niêm yết trên Upcom vào ngày 28/10 – Habeco dự kiến niêm yết 231,8 triệu cổ phiếu trên Upcom vào ngày 28/10.

  • Cổ phiếu dầu khí giảm với GAS; PVD và PVS đóng phiên giảm dù PXS đóng cửa tại tham chiếu.

Tin cổ phiếu – PVD phát hành cổ phiếu trả cổ tức tỷ lệ 10% – Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PVD – Khả quan) sẽ phát hành 34.805.025 cổ phiếu trả cổ tức năm 2015 với tỷ lệ 10% (10:1). Ngày đăng ký cuối cùng là ngày 9/11/2016. Ngày thực hiện vẫn chưa được công bố. Tổng số cổ phiếu PVD đang lưu hành hiện là 348.050.259 cổ phiếu. Nếu đợt phát hành này thành công, tổng số cổ phiếu đang lưu hành sẽ tăng 10%, lên 382.555.284 cổ phiếu.

  • Cổ phiếu ngành sản xuất biến động trái chiều với HPG & NKG giảm trong khi HSG tăng. BMP & EVE tăng trong khi STK & TCM đóng cửa tại tham chiếu. DQC; DRC; HHS; PAC; RAL và TMT giảm.

KQKD 9 tháng đầu năm – HPG đạt KQKD tốt như kỳ vọng – Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HPG – Khả quan) đã công bố KQKD hợp nhất 9 tháng đầu năm với doanh thu tăng 14,8% so với cùng kỳ đạt 23.333 tỷ đồng và LNST của cổ đông công ty mẹ tăng 59% so với cùng kỳ đạt 4.653 tỷ đồng. Theo đó, HPG đã hoàn thành 83% kế hoạch doanh thu cả năm và vượt 45% kế hoạch LNST cả năm của công ty. Lợi nhuận tăng mạnh là nhờ sản lượng thép xây dựng tăng 25% và sản lượng ống thép tăng 46%.

Trong Q3/2016, HPG đạt doanh thu 8.142 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ trong khi LNST đạt 1.605 tỷ đồng, tăng 56% so với cùng kỳ.

Tin doanh nghiệp – PAC công bố KQKD 9 tháng với LNST tăng 24,5% so với cùng kỳ. PAC (Khả quan) công bố KQKD 9 tháng với doanh thu dạt 1.960,6 tỷ đồng (tăng 17,52% so với cùng kỳ) và LNST đạt 81,95 tỷ đồng (tăng 24,5% so với cùng kỳ) nhờ LNST Q3 tăng mạnh 72,3% so với cùng kỳ và đạt 31,9 tỷ đồng. Theo đó PAC đã hoàn thành được 80,35% kế hoạch doanh thu và 81,1% kế hoạch lợi nhuận cả năm sau 9 tháng.

Tuy nhiên lợi nhuận tài chính thuần tăng mạnh nhờ lãi tỷ giá là lý do giúp lợi nhuận Q3 khởi sắc trong khi những chỉ tiêu kinh doanh khác như tỷ suất lợi nhuận gộp giảm.

Sản lượng tăng giúp doanh thu tăng trưởng – Doanh thu 9 tháng đạt 1.960,6 tỷ đồng (tăng 17,52% so với cùng kỳ), gồm 1.744 tỷ đồng (tăng 19,4% so với cùng kỳ) doanh thu từ ắc quy và 211 tỷ đồng (tăng 10% so với cùng kỳ) từ pin. Và doanh thu tăng trưởng là nhờ sản lượng tăng trong khi giá bán bình quân giữ nguyên. Giá bán bình quân không tăng do cạnh tranh gay gắt trên thị trường, trong đó đối thủ cạnh tranh chính của PAC là GS Battery. Theo PAC, công ty và GS Battery cùng nhau giữ khoảng 47% thị phần mỗi bên. Giá bán bình quân không tăng ngay cả khi giá chì tăng 15% so với đầu năm lên 2070USD/tấn còn giá kẽm tăng 30% lên 2300USD/tấn. Sản lượng ắc quy tiêu thụ 9 tháng đầu năm là 1.271 triệu kwh (tăng 17% so với cùng kỳ) còn pin là 188.773 kwh (tăng 10% so với cùng kỳ).

Thông tư 200 có ảnh hưởng ngược chiều lên tỷ suất lợi nhuận gộp và chi phí bán hàng.

Tỷ suất lợi nhuận 9 tháng giảm – Lợi nhuận gộp 9 tháng giảm 18,26% so với cùng kỳ xuống còn 237,63 tỷ đồng trong khi tỷ suất lợi nhuận gộp giảm còn 14,1% từ 18,44% trong 9 tháng đầu năm 2015. Tỷ suất lợi nhuận gộp giảm do ảnh hưởng của 2 nhân tố:

–     Theo thông tư 200 cách hạch toán sản phẩm khuyến mãi có sự thay đổi. Theo thông tư 200, chỉ sản phẩm khuyến mãi có điều kiện mới được đưa vào giá vốn hàng bán. Còn lại chi phí khuyến mãi sẽ được khấu trừ vào doanh thu thuần. Ảnh hưởng ở đây phụ thuộc vào chính sách khuyến mãi với tỷ lệ sản phẩm sản phẩm khuyến mãi tăng sẽ làm tăng giá vốn hàng bán và làm giảm tỷ suất lợi nhuận gộp.

–     Tỷ suất lợi nhuận giảm do tình hình cạnh tranh gay gắt và giá đầu vào tăng. Như đề cập trên đây, do không có nhiều khả năng quyết định giá bán nên giá bán bình quân vẫn giữ nguyên cho dù giá dầu vào tăng trong kỳ.

Lợi nhuận tài chính thuần 9 tháng đầu năm là 6,62 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ tài chính thuần 21,82 tỷ đồng do lỗ tỷ giá). Nhờ tỷ giá ổn định, PAC chỉ phải ghi nhận 2 tỷ đồng lỗ tỷ giá so với mức 28,8 tỷ đồng trong năm 2015.

Chi phí bán hàng & quản lý là 139,8 tỷ đồng (giảm 23,9% so với cùng kỳ) do thay đổi cách hạch toán theo thông tư 200.

Theo đó, LNST 9 tháng đầu năm đạt 81,95 tỷ đồng (tăng 24,5% so với cùng kỳ).

Dự báo LNTT đạt 148,82 tỷ đồng (tăng trưởng 22,6%) và LNST đạt 115,9 tỷ đồng (tăng trưởng 28%) nhờ thuế TNDN giảm. EPS năm 2016 đạt 2.105đ; P/E dự phóng đạt 16,31 lần.

Kế hoạch di dời nhà máy sẽ tạo lợi nhuận bất thường mặc dù thời gian di dời chưa rõ ràng – PAC có hai nhà máy tại Quận 6, TPHCM; một nhà máy đặt tại số 445-449 Gia Phú, Quận 6 với diện tích 7.800 m2 và nhà máy còn lại ở 752 Hậu Giang, Quận 6 với diện tích 16.200m2. Công ty sẽ chuyển nhượng quyền cho thuê đất cho đối tác của công ty và ghi nhận khoản lợi nhuận bất thường này dưới hình thức là phí bồi thường di dời nhà máy. Tuy nhiên, hiện tại, thương vụ này vẫn chưa hoàn tất và thời gian ghi nhận lợi nhuận đó cũng chưa rõ ràng.

Công ty cho biết, ước tính lợi nhuận từ việc di dời nhà máy sẽ là khoảng 55 tỷ đồng, bao gồm 25 tỷ đồng cho nhà máy tại Gia Phú và khoảng 30 tỷ đồng cho nhà máy tại Hậu Giang. Tuy nhiên, do chưa có thời gian cụ thể, chúng tôi không bao gồm khoản lợi nhuận này trong mô hình dự báo của mình. Tại cuộc gặp gỡ với chúng tôi, công ty cho biết dự kiến đến Q4 năm nay sẽ ghi nhận lợi nhuận 25 tỷ đồng cho lô đất ở Gia Phú. Tuy nhiên, thương vụ này đã trì hoãn trong hơn 5 năm qua và chúng tôi giữ quan điểm thận trọng ở đây.

Chuyển giao công nghệ với cổ đông lớn nước ngoài, Furukawa Battery của Nhật Bản, hiện nắm 10,5% cổ phần –  PAC công bố công nghệ mới để sản xuất pin và ắc quy từ Furukawa Battery, trở thành cổ đông lớn thứ hai của PAC. Vào ngày 28/9/2016, Furukawa Battery đã hoàn tất mua vào 4,9 triệu cổ phiếu PAC (tương đương 10,5% tổng sổ cổ phiếu đang lưu hành) với giá mua bình quân ước tính là 40.000đ/cp. Furukawa Battery hiện là một trong những nhà sản xuất pin và ắc quy lớn nhất tại Nhật Bản với doanh thu dự báo cho năm nay là 533,6 triệu USD và LNST là 23,34 triệu USD. Công ty này có trụ sở tại Yokohama và các nhà máy tại Nhật Bản và các nước châu Á khác như Indonesia, Thái Lan và Việt Nam.

Tuy nhiên, Vinachem, hiện là cổ đông kiểm soát với 51,4% cổ phần tại PAC đã không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy mong muốn giảm sở hữu tại PAC. Mặc dù trên thị trường đã xuất hiện tin đồn rằng room cho NĐTNN có thể sẽ tăng và Vinachem cuối cùng có thể sẽ giảm cổ phần tại PAC. Room ngoại còn trống hiện là 23,74% tổng số cổ phiếu đang lưu hành tính đến hết giờ giao dịch hôm nay. Do vây, vẫn còn room trống cho để NĐT mua vào.

Quan điểm đầu tư – Lặp lại đánh giá NẮM GIỮ. Giá cổ phiếu PAC đã tăng 73,46% so với đầu năm do nhiều yếu tố – KQKD tốt, chủ đề nới room và khả năng M&A. Định giá tương lai ở mức giá hiện tại với P/E là 16,31 lần là không còn rẻ xét về các yếu tố căn bản khi PAC hiện cũng là một trong số nhiều công ty thuộc ngành sản xuất có tỷ suất lợi nhuận giảm. Và giá nguyên liệu đầu vào đã bắt đầu tăng. Tuy nhiên, về dài hạn, ngoài triển vọng tăng trưởng, chúng tôi cũng nhận thấy chủ đề M&A (có thể là những tiến triển tiếp theo từ Furukawa Battery); khả năng thoái vốn của Vinachem và ghi nhận lợi nhuận bất thường từ mảng kinh doanh không chủ chốt sẽ là những yếu tố hỗ trợ giá cổ phiếu chính.

  • Cổ phiếu BĐS biến động trái chiều với VIC; BCI; CII; DIG và TDH giảm trong khi KBC & NLG đóng cửa tại tham chiếu. CTI; CTD; DXG; HBC; KDH và SJS đều tăng.

KQKD 9 tháng đầu năm – CII đạt KQKD 9 tháng đầu năm khả quan như kỳ vọng – Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật T.P Hồ Chí Minh (CII – Khả quan) công bố LNST Q3 tăng gấp 2,28 lần so với cùng kỳ đạt 229,1 tỷ đồng nhờ doanh thu tài chính tăng. Trong khi đó, doanh thu thuần Q3 cũng tăng 4,14% so với cùng kỳ đạt 99,7 tỷ đồng. KQKD sát kỳ vọng của thị trường.

  • Cổ phiếu ngành nông nghiệp và thủy sản nhìn chung giảm dẫn đầu là HAG; HNG; BFC; DPM; GTN; SBT và VHC. VFG đóng cửa tại tham chiếu trong khi BHS và PAN đều tăng.

Tin KQKD – NSC công bố LNST của cổ đông công ty mẹ 9 tháng đầu năm 2016 tăng 7,7% so với cùng kỳ – Công ty cổ phần Giống cây trồng Trung ương (NSC) với 75% cổ phần thuộc sở hữu của PAN thông qua công ty con là PAN Farm đã công bố KQKD 9 tháng đầu năm hợp nhất với doanh thu thuần đạt 895 tỷ đồng, tăng 8,9% so với cùng kỳ. Lợi nhuận gộp hợp nhất tăng 5,2% so với cùng kỳ đạt 313,1 tỷ đồng trong khi đó tỷ suất lợi nhuận gộp là 35% so với mức 36,2% trong cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận hoạt động tăng 8,5% so với cùng kỳ đạt 132,8 tỷ đồng nhờ lỗ tài chính giảm còn 7,8 tỷ đồng so với mức lỗ 21,7 tỷ đồng trong cùng kỳ năm ngoái trong khi đó tỷ lệ chi phí quản lý và bán hàng/doanh thu gần như không đổi, là 19,3% so với tỷ lệ 19,2% trong cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, LNTT chỉ tăng 1,7% so với cùng kỳ đạt 134,5 tỷ đồng do lợi nhuận khác giảm mạnh 85% so với cùng kỳ từ 9,5 tỷ đồng xuống 1,4 tỷ đồng. LNST của cổ đông công ty mẹ là 107 tỷ đồng (tăng 7,7% so với cùng kỳ).

Lợi nhuận công ty mẹ NSC cũng tăng trưởng tốt, 17,4% so với cùng kỳ – đạt 122 tỷ đồng dù tổng doanh thu chỉ tăng 4,1% so với cùng kỳ là 563,2 tỷ đồng. Nhờ (1) các khoản khấu trừ doanh thu giảm từ 53,6 tỷ đồng xuống 33,8 tỷ đồng và (2) lợi nhuận tài chính thuần tăng mạnh từ chỉ 312 triệu đồng trong 9 tháng đầu năm 2015  lên 12,1 tỷ đồng cùng kỳ năm nay. Doanh thu tài chính tăng gần gấp 3 lần từ 7,8 tỷ đồng lên 21,3 tỷ đồng nhờ cổ tức được nhận tăng gấp 3 lần, từ 6,5 tỷ đồng lên 19,3 tỷ đồng.

Dự báo LNST của cổ đông công mẹ 2016 tăng trưởng 9% – Dự báo doanh thu hợp nhất là 1.367 tỷ đồng (tăng trưởng 9,5%) và LNST của cổ đông công ty mẹ hợp nhất là 160,1 tỷ đồng (tăng trưởng 13%).

  • Cổ phiếu ngành dược phẩm biến động trái chiều với IMP & TRA đóng cửa tại tham chiếu trong khi DMC giảm và DHG tăng.
  • Cổ phiếu ngành dịch vụ tiện ích, logistic và vận tải biến động trái chiều với VSH & NT2 giảm trong khi PPC tăng. GMD; VSC tăng trong khi VNS đóng cửa tại tham chiếu và NCT giảm.

Tin KQKD – KQKD 9 tháng đầu năm của VSC gây thất vọng. Tuy nhiên, triển vọng tương lai tích cực. Lặp lại đánh giá Nắm giữ.   

VSC công bố KQKD kém khả quan với LNST giảm 16% do cảng VIP Green hoạt động với công suất thấp. Trong khi đó, trong Q3, LNST giảm 32% so với cùng kỳ. Điều chỉnh giảm dự báo cho năm 2016 và hiện dự báo LNST giảm 3% so với năm 2015 trong khi đó dự báo LNST năm 2017 sẽ tăng trưởng 31%. Triển vọng dài hạn phụ thuộc vào mảng logistic do cảng Green Port trở thành trung tâm phân phối và cảng VIP Green sẽ tiếp nhận xử lý các  hoạt động cảng khác.

Lặp lại đánh giá NẮM GIỮ. Định giá cổ phiếu không quá hấp dẫn dựa trên triển vọng kém hơn kỳ vọng cho năm KQKD 2016 trong khi room cho NĐTNN đã đầy. Tuy nhiên, tiềm năng tăng trưởng dài hạn vẫn còn và công ty có công tác quản lý tốt.

KQKD 9 tháng đầu năm 2016 với doanh thu và lợi nhuận không đồng nhất trong khi đó KQKD Q3 kém hiệu quả – Công ty cổ phần Tập đoàn Container Việt Nam (VSC – NẮM GIỮ) đã công bố KQKD hợp nhất 9 tháng đầu năm với doanh thu thuần là 786 tỷ đồng (tăng 13% so với cùng kỳ); LNTT là 224 tỷ đồng (giảm 19% so với cùng kỳ) và LNST là 189 tỷ đồng (giảm 16% so với cùng kỳ). Với kết quả này, công ty đã hoàn thành 77% kế hoạch doanh thu cả năm và 85% kế hoạch LNTT cả năm. Lưu ý rằng, cho cả năm 2016, VSC đặt kế hoạch doanh thu đạt 1.015 tỷ đồng (tăng trưởng 9%) và LNTT là 262 tỷ đồng (giảm 5% so với năm 2015). Chỉ trong Q3/2016, công ty đã ghi nhận doanh thu thuần 283 tỷ đồng (tăng 16% so với cùng kỳ) và LNST là 61 tỷ đồng (giảm 32% so với cùng kỳ).

Doanh thu Q3 tăng nhưng LNST giảm mạnh – Nguyên nhân dẫn đến LNST Q3 giảm mạnh hơn là do (1) sản lượng hàng đông lạnh giảm về mức thông thường trong khi đó nhu cầu đối với dịch vụ này đã tăng mạnh trong Q2 và Q3 năm ngoái; (2) trong Q3/2016, công ty đã ghi nhận chi phí lãi vay 15 tỷ đồng trong khi đó chi phí lãi vay trong Q3/2015 chỉ là 93 triệu đồng. Chi phí lãi vay chủ yếu được ghi nhận vào Q1 và Q3 (trong Q1, công ty đã ghi nhận 14 tỷ đồng chi phí lãi vay trong khi đó chỉ ghi nhận 6 tỷ đồng vào Q2).

Lưu ý công suất hoạt động thấp hơn của cảng Vip Green trong Q3. Sản lượng hàng hóa vào cảng Vip Green là 60.000 TEU trong Q1, 90.000 TEU trong Q2 và giảm xuống 50.000 TEU trong Q3.

Doanh thu 9 tháng đầu năm tăng chủ yếu nhờ lượng hàng hóa xử lý tăng 20% so với cùng kỳ. Trong 9 tháng đầu năm, hoạt động cảng của VSC tiếp nhận khoảng 450.000 TEU hàng, cụ thể cảng Green Port đã tiếp nhận xử lý 250.000 TEU hàng hóa và cảng VIP Green Port tiếp nhận 200.000 TEU hàng hóa. Và chúng tôi ước tính tổng hàng hóa xử lý tăng 20% so với cùng kỳ. VSC không công bố tỷ trọng doanh thu theo từng mảng hoạt động. Tuy nhiên, chúng tôi ước tính doanh thu hoạt động cảng biển tăng 12% so với cùng kỳ đạt 481 tỷ đồng trong khi đó doanh thu hoạt động kho bãi và các mảng kinh doanh khác tăng 14% so với cùng kỳ đạt 305 tỷ đồng.

Lợi nhuận gộp giảm 3% so với cùng kỳ là 280 tỷ đồng do cơ cấu danh mục hoạt động kém hiệu quả – Trong khi đó tỷ suất lợi nhuận gộp giảm từ 42% trong 9 tháng đầu năm 2015 xuống 36% trong 9 tháng đầu năm nay. Một số yếu tố tác động giảm lợi nhuận ở đây bao gồm; (1) chi phí khấu hao tăng mạnh 151% so với cùng kỳ lên 123 tỷ đồng do chi phí khấu hao Giai đoạn 1 – cảng Vip Green đã không còn được vốn hóa từ tháng 11/2015; (2) lượng hàng đông lạnh cho tỷ suất lợi nhuận cao trở về mức thông thường sau khi tăng đột biến trong năm ngoái. Ước tính lượng hàng đông lạnh đã giảm 50% so với cùng kỳ trong 9 tháng đầu năm nay. Llưu ý phí dịch vụ cảng đối với hàng đông lạnh cao hơn 20-30% so với hàng container thông thường khác.

Hoạt động tài chính báo lỗ do chi phí lãi vay tăng – VSC đã ghi nhận lỗ tài chính thuần 20 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2016 so với mức lãi thuần 11 tỷ đồng trong cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chính là do chi phí lãi vay tăng. Với cảng Vip Green – Giai đoạn 1 đi vào hoạt động, chi phí lãi vay cho cầu cảng đầu tiên này từ tháng 11/2015 đã không còn được vốn hóa nữa và do đó chi phí lãi vay tăng mạnh từ 256 triệu đồng trong 9 tháng đầu năm 2015 lên 34 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm nay.

Lợi nhuận từ công ty liên kết tăng – Các công ty liên kết đã đóng góp 9 tỷ đồng lợi nhuận trong 9 tháng đầu năm, tăng 48% so với cùng kỳ. Lợi nhuận từ công ty liên kết tăng chủ yếu nhờ đóng góp lớn hơn từ Công ty cổ phần Logistic Cảng Đà Nẵng – DNL (trong đó VSC nắm 31% cổ phần). Ước tính, Công ty Cổ phần Cảng dịch vụ Dầu khí Đình Vũ – PSP (trong đó VSC nắm 22% cổ phần) đã phân phối 3 tỷ đồng lợi nhuận cho VSC (giảm 45% so với cùng kỳ trong khi đó đóng góp từ DNL là 6 tỷ đồng (tăng 135% so với cùng kỳ).

Chi phí quản lý và bán hàng tăng mạnh 44% lên 46 tỷ đồng. Tỷ lệ chi phí quản lý và bán hàng/doanh thu thuần tăng từ 4,5% lên 5,8%. Trong Q3/2016, VSC đã hoạch toán khoảng 5 tỷ đồng dự phòng tài chính đối với khoản công nợ liên quan đến vụ phá sản của Hanjin Shipping.

Cuối cùng, LNTT là 224 tỷ đồng (giảm 19% so với cùng kỳ). Tuy vậy, nhờ CTCP Cảng VIP Green được hưởng thuế suất ưu đãi 0% trong 4 năm đầu hoạt động (từ năm 2016 – 2019), thuế suất thuế TNDN chung đối với VSC giảm từ 18,9% xuống 15,3%. Nhờ vậy, LNST giảm ít hơn, giảm 16% so với cùng kỳ, là 189 tỷ đồng.

Điều chỉnh giảm dự báo cho năm 2016 do KQKD Q3 kém khả quan – Điều chỉnh giảm 2% dự báo doanh thu thuần còn 1.065 tỷ đồng (tăng trưởng 15%) và giảm 7% dự báo LNST xuống 169 tỷ đồng (giảm 3% so với năm 2015). Thay đổi các giả định chính như sau:

  • Giảm dự báo tổng hàng hóa qua cảng từ 640.000 TEU (tăng trưởng 40%) xuống 620.000 TEU (tăng trưởng 35%) trong đó hàng hóa qua cảng Green là 350.000 TEU (giảm 3% so với năm 2015) và qua cảng Vip Green là 280,000 TEU (tăng trưởng 3.258%). Giữ nguyên dự báo phí dịch vụ xử lý hàng hóa bình quân là 1,05 triệu đồng/TEU (giảm 9% so với năm 2015) do giảm đóng góp về phí dịch vụ xử lý hàng hóa đông lạnh. Do đó, doanh thu hoạt động cảng sẽ tăng 23% đạt 649 tỷ đồng.
  • Dự báo doanh thu của cả hoạt động kho bãi và các dịch vụ khác đều tăng trưởng 4% lần lượt đạt 241 tỷ đồng và 174 tỷ đồng do công suất nhà kho đã đầy.
  • Giảm dự báo tỷ suất lợ nhuận gộp của các hoạt động cảng xuống 46% do cảng Vip Green hoạt động với công suất thấp hơn trong khi đó dự báo tỷ suất lợi nhuận gộp của mảng kho bãi và các dịch vụ khác cũng sẽ không đổi, lần lượt là 37% và 4%. Tỷ suất lợi nhuận chung là 37% và lợi nhuận gộp dự báo tăng trưởng 7% đạt 396 tỷ đồng.
  • Giả định tỷ lệ chi phí quản lý và bán hàng/doanh thu không đổi, là 5,3%.
  • Dự báo nhuận tài chính thuần giảm và ghi nhận lỗ 22 tỷ đồng trong năm 2016 so với mức lãi 13 tỷ đồng trong năm ngoái do chi phí lãi vay của cảng Vip Green không còn được vốn hóa. Dự báo chi phí lãi tăng mạnh lên 39 tỷ đồng do với mức 1 tỷ đồng trong năm ngoái.

Do đó, dự báo LNTT là 329 tỷ đồng (giảm 5% so với năm 2015). Tuy nhiên, nhờ ưu đãi thuế đối với CTCP Cảng Vip Green, thuế suất thuế TNDN đối với VSC sẽ giảm từ 20% xuống 18%. Do đó, LNST dự báo là 267 tỷ đồng (giảm 3% so với năm 2015). Dự báo EPS 2016 là 5.344đ/cp theo đó PE dự phóng là 11,2 lần.

Giữ nguyên dự báo cho năm 2017. Dự báo doanh thu tăng trưởng 17% và LNST tăng trưởng 31% trong năm 2017 – Dự báo doanh thu đạt 1.248 tỷ đồng (tăng trưởng 17%) và LNST đạt 353 tỷ đồng (tăng trưởng 31%).

  • Dự báo doanh thu hoạt động cảng biển là 809 tỷ đồng (tăng trưởng 25%) nhờ lượng hàng hóa xử lý tăng 25% đạt 773.000 TEU trong khi đó giả định giá phí dịch vụ xử lý hàng hóa không đổi.
  • Dự báo doanh thu từ hoat động kho bãi là 258 tỷ đồng (tăng trưởng 7%). VSC có kế hoạch dần chuyển đổi cảng Green Port thành một trung tâm phân phối trong một vài năm tới. Do đó, 10-12% hàng hóa xử lý tại cảng Green Port hiện tại sẽ dần được chuyển sang cảng Vip Green mỗi năm bắt đầu từ năm sau. Và đất tại cảng Green Port được sử dụng để xây dựng một trung tâm phân phối. Trong tháng 9/2016, VSC cũng đã khởi công xây dựng một bãi container mới có công suất 1.560m2 đồng thờ sẽ mở rộng nhà kho hiện tại lên 600m2. Thời gian xây dựng sẽ kéo dài trong 3 tháng. Do đó, đến cuối năm 2016, tổng công suất kho hàng container sẽ tăng thêm 11% lên 22.160m2. Ngoài ra, VSC cũng dự kiến xây dựng một nhà kho mới với công suất 5.500m2 vào cuối năm 2017. Khi đó, tổng công suất nhà kho sẽ tăng lên 17.660m2, tăng 25% từ năm 2018.
  • Giả định doanh thu của các mảng khác sẽ tăng nhẹ 3% đạt 179 tỷ đồng nhờ hàng hóa xử lý tăng.
  • Tỷ suất lợi nhuận gộp được cải thiện, tăng từ 37% lên 40,3% nhờ Cảng Vip Green đạt lợi nhuận gộp cao hơn nhờ hiệu suất sử dụng tốt hơn. Theo đó, lợi nhuận gộp tăng trưởng 19% đạt 503 tỷ đồng.
  • Tỷ lệ chi phí quản lý và bán hàng không đổi, là 5,3%.
  • Lỗ tài chính thuần tăng lên 30 tỷ đồng (tăng 40% so với năm 2016) do chi phí lãi vay của cầu cảng thứ hai tại cảng Vip Green cũng không còn được vốn hóa kể từ tháng 10/2016. Chi phí lãi vay dự báo là 47 tỷ đồng (tăng 20% so với năm 2016).

Theo đó, dự báo EPS là 6.744đ/cp định giá công ty với P/E dự phóng 2017 là 8,9  lần.

Quan điểm đầu từ – Lặp lại đánh giá NẮM GIỮ. Giá cổ phiếu đã giảm gần đây do VSC công bố KQKD Q3/2016 gây thấp vọng. Trong hiện tại, định giá phản ánh triển vọng kém hơn kỳ vọng cho năm 2016 và thực tế là room cho NĐTNN đã đầy. Mặc dù tăng trưởng dài hạn tốt hơn do nhờ tăng trưởng phục hồi trong năm 2017 nhờ mở rộng công suất của hoạt động cảng và kho bãi. Vì vậy, cổ phiếu là lựa chọn đầu tư khá thú vị cho các NĐT dài hạn đặc biệt là khi giá giảm. (Nguồn: HSC)

Trong phiên giao dịch hôm nay, khối ngoại đã có những diễn biến tích cực hơn với việc mua ròng trên cả hai sàn HOSE và HNX. Cụ thể, khối ngoại đã mua ròng đạt 119.305 cổ phiếu, tương ứng giá trị mua ròng đạt gần 20 tỷ đồng. Trên sàn HOSE, sau 4 phiên bán ròng liên tiếp, khối ngoại đã mua ròng trở lại hơn 10,4 tỷ đồng, tuy nhiên, nếu tính về khối lượng thì họ vẫn bán ròng 351.200 cổ phiếu. Họ tiếp tục mua ròng mạnh nhất mã VNM, đạt gần 19 tỷ đồng. Tiếp sau đó, GAS được mua ròng hơn 4 tỷ đồng. Các mã CII, VFG, VNS và PVD đều được mua ròng trên 3 tỷ đồng. Trong khi đó, BID bị bán ròng mạnh nhất, nhưng chỉ đạt gần 9 tỷ đồng. Hai mã MSN và DXG đều bị bán ròng trên 5 tỷ đồng. Trên sàn HNX, khối ngoại tiếp tục mua ròng hơn 9,4 tỷ đồng (giảm 19% so với phiên trước). Họ mua ròng chủ yếu hai mã PVS và VND. Trong đó, PVS được mua ròng mạnh nhất, đạt hơn 7 tỷ đồng. VND được mua ròng hơn 1,3 tỷ đồng. Đáng chú ý, khối ngoại đã thỏa thuận nội khối gần 3,3 triệu cổ phiếu AAA, trị giá hơn 87 tỷ đồng.

3. Điểm nhấn tin tức trong ngày:

Giá dầu điều chỉnh trước thềm số liệu trữ lượng dầu thô tuần: Vào 15h40 phiên giao dịch hôm nay, giá dầu WTI đang giao dịch tại mốc 49.27 USD/thùng, giảm 66 cent, tương úng giảm -1.3%. Còn giá dầu Brent đang giao dịch tại mốc 50.15 USD/thùng, giảm 59 cent, tương ứng giảm -1.14%. Trong tuần này, Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ sẽ công bố báo cáo trữ lượng dầu thô hàng tuần vào thứ Tư. Khảo sát của Reuters dự đoán trữ lượng dầu thô sẽ tăng 800.000 thùng trong tuần trước, sau khi giảm hơn 5 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 14/10. Giới quan sát cho rằng một đường ống bị rò rỉ từ điểm trung chuyển Cushing, Oklahoma sẽ khiến trữ lượng dầu thô tăng trong những tuần tới.

4. Sự kiện nổi bật ngày mai (27/10/2016):

27/10/2016 C47 Phát hành thêm, tỷ lệ 100:05, giá 10.000 đồng/CP
27/10/2016 DIC Trả cổ tức năm 2015 bằng tiền, 350 đồng/CP
27/10/2016 ASA Trả cổ tức đợt 1/2015 bằng tiền, 105 đồng/CP

5. Danh mục cổ phiếu khuyến nghị đầu tư:

danh mục đầu tư ngày 26102016Ghi chú:
– T + 0 là ngày Mua.
– Vào ngày giao dịch không hưởng quyền, các mức giá cũng được điều chỉnh tương ứng.

—————————
Phan Nhật Cường – Chuyên viên Tư vấn Chứng khoán Cao cấp.
Điện thoại / Facebook / Zalo / Viber: 0912.842.224
Skype: dautu.cophieu
Email: dautucophieu68@gmail.com
Website: dautucophieu.net

CÁC TIN LIÊN QUAN

Đối tác

Gọi ngay
Messenger
Zalo chát
Mở tài khoản
Góp ý