DANH MỤC

Mobile / Zalo: 0912 842 224
Đầu tư Cổ phiếu Group Facebook

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 15/09/2016

Lượt xem: 4,489 - Ngày:
Chia sẻ

1. Nhận định thị trường:

VN-Index giảm 3,08 điểm (tương đương 0,47%), đóng cửa tại 565,64 điểm. Thanh khoản tăng nhẹ lên mức 93 triệu cổ phiếu.

đồ thị VNIndex ngày 14092016 Đồ thị VN-Index ngày 14/09/2016. Nguồn: Amibroker

Dựa theo các chỉ báo tâm lý và kỹ thuật, Nhật Cường cho rằng trong phiên giao dịch ngày mai 15/09/2016, chỉ số VN-Index sẽ điều chỉnh và kiểm định sự hỗ trợ tại vùng 650-655 điểm, đặc biệt là khi áp lực bán ròng của các quỹ ETFs tại ngày thực hiện tái cơ cấu danh mục đang đến gần (vào phiên ATC thứ 6 tuần này). Do đó, các NĐT nên hạn chế mua mới các mã thuộc danh mục ETFs và nên cơ cấu danh mục vào các cổ phiếu có: (1) triển vọng ngành khả quan, (2) định giá hấp dẫn hơn mặt bằng chung, (3) KQKD 6 tháng cuối năm tích cực.

Nhà đầu tư muốn biết điểm mua, điểm bán Top 50 cổ phiếu mạnh nhất thị trường, vui lòng add Facebook của Cường để được tư vấn chi tiết.

2. Điểm nhấn phiên giao dịch ngày 14/09/2016:

Thị trường có phiên giảm điểm trên cả 2 sàn với thanh khoản hồi phục nhẹ nhưng vẫn ở mức thấp và độ rộng thị trường nghiêng hoàn toàn về số mã giảm điểm trước hạn chót cơ cấu của 2 quỹ ETF vào thứ Sáu tuần này. Khối ngoại duy trì trạng thái bán ròng.

  • Các mã ngân hàng biến động trái chiều với VCB đóng phiên tăng nhẹ nhờ tìm được ngưỡng hỗ trợ trong khi BID & CTG giảm. ACB; MBB & EIB cũng giảm trong khi STB tăng nhẹ.

Quan điểm về cổ phiếu – Giá cổ phiếu BIDV tiếp tục giảm. Rủi ro giảm giá vẫn còn – Sau khi ông Trần Anh Tuấn được phân công làm Chủ tịch HĐQT của BIDV (BID – Kém Khả quan), NĐT đang nôn nóng chờ đợi liệu điều này có dẫn đến những thay đổi trong định hướng hoặc chiến lược của Ngân hàng. BIDV đã tăng trưởng cho vay khách hàng 9,89% đạt 657 nghìn tỷ đồng và tăng trưởng tài sản là 8,36% đạt 930 nghìn tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm. Theo báo cáo, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng là 2,00%, tương ứng với 13.183 tỷ đồng nợ xấu. Ngân hàng cũng hoán đổi khoảng 23.000 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC và nhận lại 20.800 tỷ đồng trái phiếu VAMC đến thời điểm hiện tại.

Mặc dù vậy, Ngân hàng hiện đang phải đối mặt với một số thách thức; cụ thể là nhu cầu cấp thiết về việc tăng vốn; hoàn thiện và được phê duyệt phương án tái cấu trúc khoản vay của HAG. Nếu không, tăng trưởng 6 tháng cuối năm có khả năng chậm lại và có thể không hoàn thành kế hoạch năm 2016 với mục tiêu với tăng trưởng tín dụng đặt ra là 18%-20% và LNTT là 7.900 tỷ đồng (giảm 0,55% so với năm 2015).

Hệ số CAR theo báo cáo là 9,01% cho ngân hàng mẹ và 9,87% cho toàn tập đoàn vào thời điểm cuối năm 2015. Chúng tôi chưa có số liệu cập nhật về hệ số CAR vào cuối tháng 6/2016, tuy vậy có thể giả định rằng hệ số này đã sụt giảm tương ứng với tốc độ tăng trưởng của tài sản. Và với kế hoạch áp dụng Basel 2 cho các ngân hàng thuộc nhóm đầu ngành vào năm tới, BID còn rất ít thời gian cho việc chuẩn bị tăng vốn chủ sở hữu. Với thực tế, tỷ lệ trái phiếu thứ cấp trong cấu phần vốn Cấp 2/vốn Cấp 1 đã ở mức tối đa cho phép, là 50%, rõ ràng vốn huy động mới phải là vốn Cấp 1.

Có hai trở ngại mà Ngân hàng cần khắc phục trước khi có thể hoàn thiện kế hoạch tăng vốn theo quan điểm của chúng tôi, bao gồm; (1) quyết định cuối cùng của Chính phủ về vấn đề trả cổ tức bằng tiền mặt hay bằng cổ phiếu cho năm 2015 và số tiền cần thiết cho trả cổ tức là khoảng 3.418 tỷ đồng và (2) Ngân hàng có lẽ muốn chờ đợi xem liệu Chính phủ có phê duyệt kế hoạch của VCB, tăng vốn Cấp 1 thông qua phát hành cổ phiếu cho GIC với giá phát hành có thể thấp hơn đáng kể so với thị giá cổ phiếu (mặc dù ở thời điểm này mức giá nêu trên hoàn toàn là dự đoán của truyền thông).

Do giá phát hành cổ phiếu trong trường hợp của VCB nhiều khả năng sẽ là cơ sở cho việc huy động vốn trong tương lai của các ngân hàng khác. Và việc trì hoãn đưa ra quyết định cho bất kỳ vấn đề nào trong hai vấn đề trên có thể khiến tiến độ tăng vốn của BID chậm lại. Và điều này cũng có ảnh hưởng đến tiềm năng tăng trưởng của Ngân hàng trong trung hạn.

Và dĩ nhiên, thực trạng quá trình tái cơ cấu khoản vay của HAG cũng là một lo ngại khác khi không có nhiều thông tin rõ ràng được công bố trong những tháng gần đây mặc dù có nhiều đồn đoán trên thị trường. Hi vọng rằng ĐHĐCĐ bất thường diễn ra vào ngày mai tại Pleiku sẽ giúp làm sáng tỏ thực trạng của quá trình này cũng như những hành động mà các ngân hàng liên quan bao gồm BID sẽ tiến hành trong thời gian tới.

Xu hướng của cổ phiếu trong trung hạn vẫn là giảm kể từ đầu năm. Đường EMA bình quân 50 ngày đã chọc xuống dưới đường EMA bình quân 200 ngày cho thấy rủi ro giảm vẫn tiếp tục. Mô hình ba đỉnh củng cố quan điểm rằng cổ phiếu BID có thể tiếp tục giảm trong một vài tháng tới và test mức hỗ trợ chính ở khoảng 14.800đ.

Mặc dù xu hướng giảm chính vẫn sẽ tiếp tục, giá cổ phiếu hiện tại trong ngắn hạn có vẻ đã ở vùng bán quá mức và sẵn sàng bật tăng trở lại về ngưỡng kháng cự ngắn hạn tại 16.500đ. Tuy nhiên, cho đến khi nào ngưỡng kháng cự mạnh ở mức giá 17.100đ được giữ vững, các chỉ báo trung hạn cho thấy xu hướng chính vẫn là giảm.

Tin doanh nghiệp – NHNN chấp thuận nguyên tắc Vinaconex Viettel sáp nhập vào ngân hàng SHB – NHNN đã có công văn chấp thuận về nguyên tắc VVF sáp nhập vào ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB). Đồng thời phê duyệt cho phép Ngân hàng thành lập công ty con là công ty tài chính tín dụng tiêu dùng với vốn đăng ký là 1 nghìn tỷ đồng. Việc sáp nhập sẽ được thực hiện với tỷ lệ hoán đổi là 1:1 và phương án này được đề xuất lần đầu trong ĐHĐCĐ thường niên năm 2014 của SHB (Trước đó, ngân hàng đã xin ý kiến phê duyệt của cổ đông về phương án mua lại một công ty tài chính trong năm 2014. Vào thời điểm đó, đã xuất hiện tin đồn SHB sẽ mua lại VVF). Quá trình sáp nhập sẽ được tiến hành và dự kiến hoàn tất trong năm 2016.

Đối với Công ty tài chính cổ phần Vinaconex Viettel (VVF), chúng tôi lưu ý công ty này có chất lượng tài sản khá thấp và dư nợ cho vay khiêm tốn. Tính đến ngày 30/6/2016, dư nợ cho vay của VVF chỉ là 113,6 tỷ đồng. Trong khi đó nợ xấu là 41,9 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ nợ xấu là 36,9%. Công ty báo cáo KQKD kém khả quan trong những năm gần đây với lỗ 12 tỷ đồng trong năm 2014, lợi nhuận khiêm tốn 1,4 tỷ đồng trong năm 2015, và lỗ 30,4 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm nay. Tuy nhiên, với quy mô khá nhỏ vốn điều lệ là 1 nghìn tỷ đồng, tổng tài sản là 1,05 nghìn tỷ đồng so với vốn điều lệ của SHB là 9,846 nghìn tỷ đồng và tổng tài sản là 212 nghìn tỷ đồng tính đến ngày 30/6/2016, thương vụ sáp nhập này sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng tài sản và hoạt động của SHB.

Đối với SHB, lợi ích chính từ thương vụ này là giúp ngân hàng tăng vốn điều lệ thêm 1 nghìn tỷ đồng (tăng 10,16%), cải thiện hệ số CAR và theo đó ngân hàng có thể tăng cho vay bán lẻ và tiêu dùng, là mảng hiện có tiềm năng tăng trưởng cao.

  • Các mã tài chính phi ngân hàng giảm dẫn đầu là BVH & PVI. Cổ phiếu chứng khoán cũng giảm với HCM; SII và VND đều đóng cửa giảm hôm nay.
  • Cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng biến động trái chiều và giảm với VNM; MSN và KDC đều giảm. FPT tăng trong khi MWG & PNJ đều giảm.
  • Cổ phiếu dầu khí nhìn chung giảm dẫn đầu là PVD; PVS và PXS trong khi GAS đóng cửa tại tham chiếu.
  • Cổ phiếu ngành sản xuất biến động trái chiều và giảm với HPG; NKG và HSG giảm. PAC giảm và STK; TCM; DQC; HHS; CSM đều giảm trong khi TMT đóng cửa tại tham chiếu. RAL & BMP tăng. TTF tăng trần.

Tin ngành – Bộ Xây dựng công bố sản lượng tiêu thụ xi măng và clinker từ đầu năm đến hiện tại tăng tốt – Bộ Xây dựng đã công bố sản lượng tiêu thụ clinker 8 tháng đầu năm của các nhà sản xuất trong nước đạt 49,78 triệu, tăng 6,5% so với cùng kỳ. Trong đó, sản lượng tiêu thụ nội địa là 39,58 triệu tấn, tăng 10% so với cùng kỳ trong khi sản lượng xuất khẩu giảm 5,1%, xuống còn 10,2 triệu tấn. Bộ Xây dựng dự báo sản lượng tiêu thụ xi măng và clinker cho cả năm 2016 sẽ tăng từ 4 -7% so với năm 2015, đạt khoảng 75 -77 triệu tấn.

  • Cổ phiếu BĐS cũng biến động trái chiều và giảm với VIC; KDH và SJS giảm trong khi DIG; DIG; BCI và NLG đóng cửa tại tham chiếu. DXG là mã tăng hiếm hoi trong ngành. KBC và CII đều giảm. HBC cũng giảm dù CTD tăng trở lại.

Tin doanh nghiệp – HĐQT của CII thông qua kế hoạch nới room lên 70% – Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật T.P Hồ Chí Minh (CII – MUA VÀO) đã bắt đầu có những tiến triển mới cho kế hoạch nới room đã bị trì hoãn trong mọt thời gian dài.

  • Cổ phiếu ngành nông nghiệp và thủy sản biến động trái chiều và tăng mặc dù HNG & DPM giảm trong khi HAG & VFG đóng cửa tại tham chiếu. GTN; PAN; BFC; VHC; BHS và SBT đều tăng.
  • Cổ phiếu ngành dược phẩm tăng với DHG; DMC và IMP và thậm chí là TRA đều tăng.
  • Cổ phiếu ngành dịch vụ vận tải; logistic và dịch vụ tiện ích biến động trái chiều và tăng với NT2; PPC và VSH tăng. VNS cũng tăng trong khi VSC đóng cửa tại tham chiếu. GMD tăng.

Theo đà sụt giảm của thanh khoản thị trường, giao dịch nhà đầu tư nước ngoài cũng giảm mạnh trên cả hai sàn. Xu thế bán ròng vẫn được khối ngoại duy trì dù giá trị bán ròng đã giảm nhiều so với những phiên trước đó. Trên toàn thị trường, NDTNN đã bán ròng hơn 1,3 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng hơn 43,4 tỷ đồng. Trên sàn HOSE, khối ngoại tiếp tục có phiên bán ròng thứ 11 liên tiếp, tuy nhiên, giá trị bán ròng giảm mạnh 63% so với phiên trước và chỉ đạt hơn 43 tỷ đồng. VNM vẫn là mã bị bán ròng mạnh nhất, đạt hơn 44,48 tỷ đồng. Trong khi đó, NT2 dẫn đầu giá trị mua ròng đạt hơn 14,9 tỷ đồng. sau đó là HSG được mua ròng hơn 12 tỷ đồng. Trên sàn HNX, khối ngoại tiếp tục giao dịch cân bằng khi bán ròng chỉ hơn 407 triệu đồng. Trong đó, không có mã nào xuất hiện mua–bán đột biến. (nguồn: HSC)

3. Điểm nhấn tin tức trong ngày:

Tỷ giá trung tâm lên cao nhất 3 tháng: Trên thị trường ngoại tệ, tỷ giá trung tâm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố áp dụng cho ngày 14/09 là 21,965 đồng/USD, tăng 11 đồng/USD so với chốt phiên giao dịch ngày hôm trước, đồng thời là mức cao nhất trong vòng hơn 3 tháng qua. Kể từ đầu tháng 8, tỷ giá trung tâm dao động với chiều hướng tăng và chưa có dấu hiệu đi xuống. Song song đó, Ngân hàng Nhà nước trong những ngày qua đã mạnh tay mua vào lượng ngoại tệ khá lớn để bổ sung cho Quỹ dự trữ ngoại hối. Được biết, thị trường ngoại hối liên ngân hàng trong phiên giao dịch ngày 12-9 ghi nhận Ngân hàng Nhà nước đã mua vào 101 triệu đô la Mỹ từ các tổ chức tài chính.

4. Sự kiện nổi bật ngày mai (15/09/2016):

15/09/2016 CKD Trả cổ tức năm 2015 bằng tiền, 1,400 đồng/CP
15/09/2016 FLC Giao dịch bổ sung – 23,567,204 CP
15/09/2016 VIC Ngày GDKHQ Thưởng cổ phiếu, tỷ lệ 1000:225
15/09/2016 TRS Giao dịch bổ sung – 110,648 CP
15/09/2016 HAG Họp ĐHCĐ thường niên năm 2016
15/09/2016 HNG Họp ĐHCĐ thường niên năm 2016
15/09/2016 DXP Giao dịch bổ sung – 15,749,684 CP
15/09/2016 PTB Ngày GDKHQ Trả cổ tức năm 2015 bằng cổ phiếu, tỷ lệ 10:2
15/09/2016 FLC Lấy ý kiến CĐ bằng văn bản
15/09/2016 KDC Trả cổ tức năm 2015 bằng tiền, 1,400 đồng/CP
15/09/2016 ST8 Trả cổ tức đợt 2/2016 bằng tiền, 2,000 đồng/CP
15/09/2016 VES Họp ĐHCĐ bất thường năm 2016
15/09/2016 SAS Lấy ý kiến CĐ bằng văn bản
15/09/2016 TDW Trả cổ tức đợt 2/2015 bằng tiền, 1,600 đồng/CP

5. Danh mục cổ phiếu khuyến nghị đầu tư:

danh mục đầu tư ngày 14092016 Ghi chú:
– “Giá mục tiêu” và “Giá cắt lỗ” sẽ được cập nhật dựa trên diễn biến giao dịch hàng ngày của từng mã.
– Vào ngày giao dịch không hưởng quyền, các mức giá cũng được điều chỉnh tương ứng.

—————————
Phan Nhật Cường – Chuyên viên Tư vấn Chứng khoán Cao cấp.
Điện thoại / Facebook / Zalo / Viber: 0912.842.224
Skype: dautu.cophieu
Email: dautucophieu68@gmail.com
Website: dautucophieu.net

CÁC TIN LIÊN QUAN

Đối tác

Gọi ngay
Messenger
Zalo chát
Mở tài khoản
Góp ý