1. Nhận định thị trường:
VN-Index giảm nhẹ 0,04 điểm (tương đương 0,01%) xuống mức 659,72 điểm, với khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt hơn 81 triệu cổ phiếu, thấp nhất trong các phiên gần đây.
Đồ thị VN-Index ngày 13/09/2016. Nguồn: Amibroker
Dựa theo các chỉ báo tâm lý và kỹ thuật, Nhật Cường cho rằng trong phiên giao dịch ngày mai 14/09/2016, chỉ số VN-Index sẽ tiếp tục sideway (đi ngang) trong biên độ 655-663 điểm với thanh khoản thấp. Đồng thời, Nhật Cường quan sát thấy dải BB đang có dấu hiệu thắt hẹp thể hiện sự tích lũy để chuẩn bị mở ra một sự biến động lớn trong ngắn hạn. Do đó, NĐT nên cơ cấu danh mục vào các cổ phiếu có: (1) triển vọng ngành khả quan, (2) định giá hấp dẫn hơn mặt bằng chung, (3) KQKD 6 tháng cuối năm tích cực.
Nhà đầu tư muốn biết điểm mua, điểm bán Top 50 cổ phiếu mạnh nhất thị trường, vui lòng liên hệ với Cường theo Điện thoại / Facebook / Zalo: 0912.842.224 để được tư vấn chi tiết.
2. Điểm nhấn phiên giao dịch ngày 13/09/2016:
Thị trường giao dịch ảm đạm với thanh khoản sụt giảm sau 2 phiên áp dụng quy chế mới. Vn-Index tiếp tục đóng cửa dưới mốc 660 điểm dưới sự phân hóa mạnh của các cổ phiếu vốn hóa lớn. Khối ngoại trao tay hơn 17,6 triệu cổ phiếu FPT từ đầu thàng 9 tới nay qua các giao dịch thỏa thuận nội khối. VNM vẫn chịu sức ép bán ròng.
- Các mã ngân hàng giảm dẫn đầu là VCB tiếp đến là CTG & BID. ACB; STB & MBB cũng giảm trong khi EIB đóng cửa tại tham chiếu.
Quan điểm cổ phiếu – VCB (Khả quan) – Giảm dần về ngưỡng hỗ trợ – cổ phiếu Vietcombank hiện đã giảm khoảng 13,87% từ mức cao gần đây sau thông báo về phát hành cổ phiếu cho GIC và Mizuho. Với những đồn đoán của truyền thông về khả năng VCB sẽ phát hành cổ phiếu với mức giá thấp hơn đáng kể so với thị giá cổ phiếu. Và cũng theo truyền thông, ước tính sơ bộ về mức giá đã điều chỉnh (sau phát hành cổ phiếu thưởng) là khoảng 29.000 đồng/cổ phiếu. Dĩ nhiên, ở thời điểm hiện tại, đây hoàn toàn chỉ là những đoàn đồn trên thị trường.
Khối ngoại đã bán ròng 88,96 triệu cổ phiếu VCB gần đây – Kể từ ngày 1/8, và trước tin đồn trên, khối ngoại đã bán ròng khoảng 88,96 triệu cổ phiếu VCB. Và ở giá đóng cửa ngày hôm nay, PB dự phóng của cổ phiếu là khoảng 2,32 lần so với mức đỉnh điểm là khoảng 2,69 lần.
Ngưỡng hỗ trợ cổ phiếu là ở mức giá 36.000đ tại đường EMA bình quân 100 ngày. Và ngưỡng hỗ trợ mạnh hơn là ở mức giá 34.000-36.000đ và chuyên viên dự báo cổ phiếu sẽ test mức giá thấp hơn trong một vài tuần tới. Và nếu giá cổ phiếu giảm về 34.000đ/cp, với PB tương ứng là 2,19 lần, chúng tôi cho rằng đó sẽ là thời điểm thích hợp để mua vào cổ phiếu. Và do vậy, NĐT tiếp tục theo sát những diễn biến tiếp theo.
- Các mã tài chính phi ngân hàng biến động trái chiều và tăng dẫn đầu là BVH và PVI tăng tốt. Cổ phiếu chứng khoán cũng biến động trái chiều với SSI & HCM giảm dù VND tăng.
- Cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng biến động trái chiều với VNM tăng trong khi KDC & MSN giảm. FPT và MWG tăng trong khi PNJ giảm.
Quan điểm cổ phiếu – Cổ phiếu VNM tăng trở lại thú vị trong phiên giao dịch buổi chiều – Cổ phiếu Vinamilk (VNM – Khả quan) đã phục hồi tốt trong thời gian giao dịch buổi chiều nhờ lực mua hỗ trợ xuất hiện sau giờ nghỉ trưa. Rõ ràng, tác động đến biến động của cổ phiếu là có liên quan đến việc VNM được thêm vào danh mục của quỹ Van Eck Vietnam Vectors Fund MVIS gần đây, theo đó tạo lực mua vào mới của khối ngoại ở cổ phiếu này. Tuy nhiên, khả năng SCIC sẽ đẩy nhanh thoái vốn ở VNM trong tương lại gần sau thông báo gần đây về việc chính phủ cũng chuẩn bị thoái vốn tại cả Habeco và Sabeco.
Việc bán vốn nhà nước tại các công ty hàng tiêu dùng là khá dễ – Ngành hàng tiêu dùng nhanh (FCMG) là ngành dễ bán bởi vì (1) không phải là ngành chiến lược của chính phủ và (2) giá trị cổ phần nhà nước là tại một số công ty là rất lớn và việc thoái vốn có thể thu về nguồn tiền lớn giúp giảm thâm hụt ngân sách; (3) khá dễ dàng để thu hút NĐT mua lại cổ phần nhà nước với quan điểm chung rằng đây là ngành ổn định và có tiềm năng tăng trưởng tốt trong 10-15 năm tới dựa trên các yếu tố rất dễ dự báo như nhân khẩu học.
Chưa có thời gian cụ thể đối với thoái vốn nhà nước ở VNM nhưng sẽ sớm có thông tin – và trong khi từ phía nhà nước cũng như công ty xác nhận lịch thoái vốn của SCIC sau khi quyết định nới room gần đây, khả năng lớn nhất là SCIC sẽ chia nhỏ số cổ phần 45% và bán một phần trước để thử của phản ứng của thị trường.
Tin cổ phiếu – Cổ phiếu Vocarimex sẽ giao dịch trên sàn Upcom từ ngày 19/9 – Cổ phiếu Vocarimex sẽ giao dịch trên sàn chứng khoán Upcom từ ngày 19/9 sau khi tiến hành IPO vào tháng 7/2014. Kido (KDC – Khả quan) nắm 24% Vocarimex và Vocarimex là tổng công ty sở hữu cổ phần tại một số công ty dầu ăn đầu lớn như Dầu Tường An (TAC). Mã cổ phiếu của Vocarimex là VOC và toàn bộ 121,8 triệu cổ phiếu sẽ được niêm yết với giá tham chiếu là 13.500đ/cp
- Cổ phiếu dầu khí biến động trái chiều với GAS tăng trong khi PVD; PVS và PXS đều giảm.
- Cổ phiếu ngành sản xuất biến động trái chiều và tăng với HPG và HSG tăng trong khi NKG đóng cửa tại tham chiếu. PAC; RAL; BMP; DRC; TCM đều tăng trong khi TTF tăng trần. CSM & HHS giảm trong khi TMT; DQC & STK đóng cửa tại tham chiếu.
Tin cổ phiếu – Công ty cổ phần Đá thạch anh cao cấp VCS (VCS) có kế hoạch phát hành 7 triệu cổ phiếu trả cổ tức với tỷ lệ 1000:132 để trả cổ tức năm 2015 trong Q3/2016 sau khi được UBCKNN phê duyệt. Nguồn tài trợ phát hành là từ lợi nhuận chưa phân phối. Tổng số cổ phiếu đang lưu hành của VSC là 52.999.251 cổ phiếu. Và nếu thực hiện phát hành thành công, tổng số cổ phiếu đang lưu hành sẽ tăng lên 60 triệu cổ phiếu (tăng 13,2%).
Tin cổ phiếu – Công ty TNHH Đầu tư và Du lịch Hoa Sen do ông Lê Phước Vũ làm Tổng Giám đốc đã đăng ký mua 2 triệu cổ phiếu Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (HSG) nhằm tăng cổ phần tại HSG từ 19,82% (tương đương 38.956.065 cổ phiếu) lên 20,84% (tương đương 40.956.065 cổ phiếu) thông qua giao dịch khớp lệnh từ ngày 15/9 đến ngày 14/10/2016.
- Cổ phiếu BĐS biến động rất trái chiều với VIC giảm trong khi NLG; DIG & DXG cũng giảm. Tiếp đó, KDH & BCI đóng cửa tại tham chiếu trong khi SJS & TDH đều tăng. KBC giảm trong khi CII tăng. CTD giảm trong khi HBC tăng.
Tin ngành – Giá trị sản xuất của ngành xây dựng tăng 6% so với đầu năm – Bộ Xây dựng đã công bố giá trị sản xuất của ngành xây dựng đã tăng 6% so với đầu năm đạt 100,98 nghìn tỷ đồng (tương đương 4,53 triệu USD) trong 8 tháng đầu năm nay. Hoàn thành 62,4% kế hoạch cả năm. Trong năm 2015, giá trị sản xuất xây dựng tăng trưởng 3,5%, cho thấy đã có sự tăng tốc rõ ràng trong ngành. Tuy nhiên, theo từng phân khúc, Bộ cho biết giá trị sản xuất của mảng xây dựng đạt 37,21 nghìn tỷ đồng, giảm 3,5% so với cùng kỳ trong khi đó mảng nguyên vật liệu xây dựng và công nghiệp tăng mạnh 9,5% so với cùng kỳ đạt 42,09 nghìn tỷ đồng.
Mảng vật liệu xây dựng có vẻ tăng mạnh hơn mảng xây dựng – Có vẻ như các công ty thép, xi măng và vật liệu xây dựng khác đang thúc đẩy tăng trưởng toàn ngành. Hơn là các công ty xây dựng. Điều này có thể là do (1) có độ trễ trong tác động khi ngành này chỉ bắt đầu phục hồi năm nay và (2) giá bán bình quân các vật liệu xây dựng tăng lên đáng kể từ Q1 năm nay khi cung/cầu ổn định và hỗ trợ từ thuế chống bán phá giá đối với một số vật liệu xây dựng giúp bảo vệ sản phẩm trong nước. Dù vậy, tốc độ tăng trưởng mạnh trong năm nay của một số công ty xây dựng tư nhân như CTD (Nắm giữ) & HBC (Nắm giữ), là những doanh nghiệp tập trung vào thị trường nhà ở.
Khuyến nghị chốt lời ở thời điểm hiện tại – Nhìn chung, hầu hết cổ phiếu trong ngành xây dựng và vật liệu xây dựng đều đã phản ánh hết giá trị trong xu hướng tăng gần đây. Do đó, chuyên viên khuyến nghị chốt lời đối với các NĐT trung hạn ở các cổ phiếu CTD (tăng 69% so với đầu năm); HBC (tăng 82% so với đầu năm); HPG (tăng 78% so với đầu năm); HSG (tăng 121% so với đầu năm), NKG (tăng 242% so với đầu năm). Mặc dù vậy, chuyên viên vẫn ưa thích HPG; HSG và CTD trên quan điểm dài hạn.
Tin doanh nghiệp – ASPG V6 Limited đã bán 1,7 triệu cổ phiếu Công ty cổ phần Đầu tư Nam Long vào ngày 9/9/2016 thông qua giao dịch thỏa thuận để giảm tỷ lệ sở hữu tại Nam Long từ 3,95%, tương đương 5.608.773 cổ phiếu xuống 2,75%, tương đương 3.908.773 cổ phần. Mục đích thực hiện giao dịch là cơ cấu danh mục.
- Cổ phiếu ngành nông nghiệp và thủy sản biến động trái chiều và giảm với HAG & HNG. GTN; SBT & BHS đều giảm trong khi VFG đóng cửa tại tham chiếu. PAN; BFC; DPM; VHC tăng.
- Cổ phiếu ngành dược phẩm biến động trái chiếu với DHG & IMP tăng trong khi TRA đóng cửa tại tham chiếu và DMC giảm.
- Cổ phiếu ngành dịch vụ vận tải; logistic và dịch vụ tiện ích biến động trái chiều với NT2 tăng trong khi PPC đóng cửa tại tham chiếu và VSH giảm. GMD đóng cửa tại tham chiếu trong khi VSC & VNS giảm.
Diễn biến giao dịch của khối ngoại trong phiên hôm nay vẫn chưa có dấu hiệu tích cực hơn, NDTNN tiếp tục bán ròng mạnh trên sàn HOSE, trong khi mua ròng nhẹ trên sàn HNX. Tính trên toàn thị trường, khối ngoại bán ròng hơn 2,28 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng hơn 117 tỷ đồng. Trên sàn HOSE, giá trị bán ròng đạt hơn 117 tỷ đồng (giảm 32% so với giá trị bán ròng của phiên trước). Như vậy, sau 10 phiên bán ròng liên tiếp trên sàn HOSE, tổng giá trị bán ròng đã đạt hơn 1.602 tỷ đồng. Các cổ phiếu lớn như VNM, VCB, HPG, CTD… tiếp tục dẫn đầu danh sách bán ròng. Trong đó, VNM vẫn là mã bị bán ròng mạnh nhất, đạt hơn 65 tỷ đồng, VCB (-44,3 tỷ đồng), HPG (- 16,5 tỷ đồng). Chiều ngược lại, họ mua ròng HSG với hơn 33 tỷ đồng. Trên sàn HNX, khối ngoại chỉ mua ròng vỏn vẹn hơn 17 triệu đồng, trong đó, mã được mua ròng mạnh nhất mã PVS, đạt hơn 2,48 tỷ đồng. (nguồn: HSC)
3. Điểm nhấn tin tức trong ngày:
Tín dụng đến cuối tháng 8 tăng 9,67% so với đầu năm. Theo sát mục tiêu 18-20% của Ngân Hàng Nhà Nước.
Tín dụng tăng 16,66% so với cùng kỳ – trong một cuộc họp với các TCTD diễn ra gần đây, NHNN đã khẳng định đến ngày 31/8, tín dụng tăng 9,67% so với đầu năm; tương đương tăng 16,66% so với cùng kỳ. So sánh với cuối tháng trước, tín dụng cuối tháng trước tăng 8,54%. Trong khi đó đến cuối tháng 8 năm ngoái, tín dụng tăng 7,9% so với đầu năm. Tín dụng ngoại tệ giảm 0,33% so với đầu năm; tương đương giảm 13% so với cùng kỳ trong khi tín dụng tiền đồng tăng 10,76% so với đầu năm; tương đương tăng 21,1% so với cùng kỳ. Như vậy sau khi tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm (tăng 8,16%) thì tín dụng đã tăng kém đi từ đầu Q3 đến giờ; trong đó sau 2 tháng đầu quý tín dụng chỉ tăng 1,37% so với thời điểm cuối tháng 6 (tín dụng Q2 tăng 6.55% so với Q1).
Tăng trưởng tín dụng theo sát mục tiêu mặc dù tín dụng ngoại tệ giảm trong năm nay – Mặc dù tín dụng chưa tăng cao nhưng điều này là bình thường vì tăng trưởng tín dụng thường sẽ tăng tốc trong Q4. Một yếu tố ảnh hưởng ngược chiều đến tăng trưởng tín dụng là tín dụng ngoại tệ giảm 0,33% so với đầu năm (tại thời điểm cuối tháng 8 năm ngoái tín dụng ngoại tệ tăng 10,6% so với đầu năm).
4. Sự kiện nổi bật ngày mai (14/09/2016):
14/09/2016 VAF Niêm yết cổ phiếu bổ sung – 8,691,891 CP
14/09/2016 SMC Trả cổ tức đợt 1/2016 bằng tiền, 500 đồng/CP
14/09/2016 TCS Ngày GDKHQ Thưởng cổ phiếu, tỷ lệ 100:79
14/09/2016 VNC Trả cổ tức đợt 1/2016 bằng tiền, 700 đồng/CP
14/09/2016 SD2 Trả cổ tức năm 2015 bằng tiền, 600 đồng/CP
14/09/2016 HTV Trả cổ tức năm 2015 bằng tiền, 1,000 đồng/CP
14/09/2016 DIH Trả cổ tức năm 2015 bằng tiền, 1,000 đồng/CP
5. Danh mục cổ phiếu khuyến nghị đầu tư:
Ghi chú:
– “Giá mục tiêu” và “Giá cắt lỗ” sẽ được cập nhật dựa trên diễn biến giao dịch hàng ngày của từng mã.
– Vào ngày giao dịch không hưởng quyền, các mức giá cũng được điều chỉnh tương ứng.
—————————
Phan Nhật Cường – Chuyên viên Tư vấn Chứng khoán Cao cấp.
Điện thoại / Facebook / Zalo / Viber: 0912.842.224
Skype: dautu.cophieu
Email: dautucophieu68@gmail.com
Website: dautucophieu.net