DANH MỤC

Mobile / Zalo: 0912 842 224
Đầu tư Cổ phiếu Group Facebook

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 07/10/2016

Lượt xem: 4,886 - Ngày:
Chia sẻ

1. Nhận định thị trường:

VN-Index đóng cửa với mức xanh nhẹ 0,28 điểm lên 687,32 điểm cùng với 140,83 triệu cổ phiếu được khớp.

Đồ thị VN-Index ngày 06102016Đồ thị VN-Index ngày 06/10/2016. Nguồn: Amibroker

Dựa theo các chỉ báo tâm lý và kỹ thuật, Nhật Cường cho rằng chỉ số VN-Index sẽ tiếp tục tăng điểm trong phiên giao dịch ngày mai 07/10/2016. Đồng thời, Nhật Cường đánh giá dòng tiền có sự dịch chuyển sang nhóm cổ phiếu penny. Ngoại trừ VNM và VCB, các cổ phiếu vốn hóa lớn khác có thể sẽ có diễn biến yếu hơn so với nhóm vốn hóa nhỏ và trung bình. Ngoài ra, Nhật Cường nhận thấy giao dịch tích cực hơn của khối ngoại và thời điểm công bố báo cáo kết quả kinh doanh Quý III đang bắt đầu nhộn nhịp sẽ là những nhân tố được kỳ vọng thị trường duy trì xu hướng tăng giá. Nhật Cường vẫn bảo lưu quan điểm chỉ số VN-Index sẽ tăng lên mốc 700 điểm trong những phiên giao dịch sắp tới. Do đó, NĐT nên cơ cấu vào những cổ phiếu có triển vọng báo cáo Quý III tích cực đồng thời với việc phân bổ tỷ trọng nắm giữ các mã cổ phiếu trong danh mục một cách hợp lý.

Nhà đầu tư muốn biết điểm mua, điểm bán Top 50 cổ phiếu mạnh nhất thị trường, vui lòng add Facebook của Cường để được tư vấn chi tiết.

2. Điểm nhấn phiên giao dịch ngày 06/10/2016:

Chinh phục ngưỡng 690 không thành công, VN-Index đánh mất toàn bộ số điểm ghi được trong phiên mặc dù số mã tăng vẫn chiếm ưu thế. Các cổ phiếu vốn hóa lớn có sự phân hóa mạnh.

  • Các mã ngân hàng tăng dẫn đầu là VCB trong khi CTD và BID đóng cửa tại tham chiếu. ACB & EIB cũng đóng phiên tại tham chiếu trong khi MBB & STB tăng.

Tin doanh nghiệp – NHNN đã chấp thuận kế hoạch tăng vốn thêm 815,6 tỷ đồng của MBB – NHNN gần đây đã chấp thuận kế hoạch phát hành 81,56 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2015 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 5% của MBB (Khả quan). Đây là một phần trong kế hoạch tăng vốn trong năm 2016 đã được thông qua tại ĐHCĐTN năm 2015 tổ chức trước đó trong năm nay. Sau khi hoàn tất đợt phát hành, vốn điều lệ của MBB sẽ tăng thêm 815,6 tỷ đồng lên 17.127,4 tỷ đồng. Tổng vốn tăng thêm dự kiến trong năm 2016 là 1.127 tỷ đồng (tăng 7%).

  • Các mã tài chính phi ngân hàng giảm với BVH & PVI giảm. Cổ phiếu chứng khoán cũng giảm dẫn đầu là SSI & VND trong khi HCM đóng cửa tại tham chiếu.
  • Cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng nhìn chung tăng dẫn đầu là VNM & KDC trong khi MSN giảm. FPT cũng tăng trong khi PNJ tăng.

Tin doanh  nghiệp – Công ty Cổ phần Dầu Thực vật Tường An (TAC) đã tổ chức ĐHCĐ bất thường hôm nay và bầu ông Trần Lệ Nguyên – TGĐ CTCP Tập đoàn KIDO – KIDO Group (KDC) và bà Nguyễn Thị Hạnh là thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2012-2017. Và ông Trần Lệ Nguyên cũng được bầu là Chủ tịch HĐQT của TAC.

Tin doanh nghiệp – TGĐ Sabeco vẫn hướng tới thực hiện niêm yết trong tháng 12 – TGĐ của Sabeco, ông Lê Hồng Xanh kỳ vọng sẽ tiến hành niêm yết trong tháng 12 năm nay. Ông cũng cho biết vấn đề tồn động duy nhất hiện tại là vấn đề thuế liên quan đến Bộ Tài chính. Sabeco cũng đang đợi phê duyệt của Thủ tướng về kế hoạch cuối cùng đối với việc giảm sở hữu nhà nước tại công ty. Thời gian niêm yết nói trên có vẻ lạc quan hơn so với thời gian đề xuất của Thứ tưởng Bộ Công thương đưa ra trước đó.

Tin cổ phiếu – Mekong Enterprise Fund 2 giảm cổ phần tại MWG xuống 5,46% – Mekong Enterprise Fund 2 đã đăng ký bán 2,83 triệu cổ phiếu Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động từ ngày 8/10 đến ngày 8/11/2016 để giảm tỷ lệ sở hữu xuống 5,46% từ mức 7,39% trước đó.

  • Cổ phiếu dầu khí nhìn chung cũng tăng dẫn đầu là PVD; PVS và PSX. Tuy nhiên, GAS giảm.
  • Cổ phiếu ngành sản xuất biến động trái chiều với  HPG; HSG và NKG giảm. Tiếp đó, BMP; CSM; EVE; HHS; RAL; STK; TCM; TMT và PAC đều tăng. DRC đóng cửa tại tham chiếu trong khi DQC giảm.

Tin doanh nghiệp – Công ty Cổ phần Nhựa và Môi trường xanh An Phát ước tính LNTT đạt 97,3 tỷ đồng (tương đương 4,36 triệu USD) trong 9 tháng đầu năm, hoàn thành 97,3% kế hoạch LNTT cả năm. Doanh thu ước tính đạt 1,47 nghìn tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm, hoàn thành 70,2% kế hoạch doanh thu cả năm. AAA dự kiến chuyển niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) sang Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE) trong tháng 10/2016.

  • Cổ phiếu BĐS biến động trái chiều với VIC; SJS; HBC; CTD & DIG giảm trong khi BCI & KBC đóng cửa tại tham chiếu. CII; KDH; TDH & NLG đều tăng.

KQKD – CII công bố ước tính KQKD công ty mẹ 9 tháng đầu năm – Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật T.P Hồ Chí Minh (CII- Khả quan) đã công bố ước tính KQKD công ty mẹ 9 tháng đầu năm với LNST tăng 42,2% so với cùng kỳ đạt 660,2 tỷ đồng.

Trong khi đó, cho Q3/2016, doanh thu công ty mẹ đạt 103,7 tỷ đồng (tăng 4,6% so với cùng kỳ) và LNST đạt 229,4 tỷ đồng (tăng 129% so với cùng kỳ). Cổ tức được nhận và lợi nhuận được chia từ các công ty con và lợi nhuận từ hoán đổi trái phiếu phát hành cho Metro Pacific Tollways Corporation là các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận của CII.

  • Cổ phiếu ngành nông nghiệp và thủy sản biến động trái chiều và giảm với chỉ HAG; GTN & HNG tăng. BFC; BHS; DPM; PAN và VHC giảm trong khi SBT & VFG đóng cửa tại tham chiếu.

Tin ngành – Kim ngạch xuất khẩu gạo dự kiến không đạt mục tiêu 5,4 triệu tấn trong năm nay – Việt Nam mới xuất khẩu được 3,76 triệu tấn gạo (kim ngạch 1,69 tỷ USD) sau 9 tháng, giảm 16,4% so với cùng kỳ về sản lượng và giảm 12,5% so với cùng kỳ về giá trị. Kết quả trên mới chỉ đạt 69,6% kế hoạch xuất khẩu gạo cả năm là 5,4 triệu tấn gạo năm 2016. Kết quả này thấp hơn nhiều mục tiêu xuất khẩu 6,4 triệu tấn gạo của Bộ NNPTNT và Hiệp hội lương thực đề ra đầu năm nay (mục tiêu này cũng đã thấp hơn mức xuất khẩu thực tế là 6,6 triệu tấn trong năm ngoái).

Việc thiếu các hợp đồng xuất khẩu quy mô lớn là nguyên nhân chính do cạnh tranh từ Thái Lan (Thái Lan đã tích cực xuất khẩu gạo từ lượng gạo dự trữ lớn của nước này). Ngoài ra, gạo của Việt Nam vẫn gặp phải vấn đề về chất lượng; trong đó chủ yếu là gạo tấm

Một tác động của việc này là IPO Vinafood 2 đã bị hoãn do công ty liên tục có KQKD kém – Một số lô hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam bị Mỹ và EU từ chối do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao. Do thiếu thương hiệu nên gạo Việt Nam khó có thể xuất khẩu với giá cao. Gạo của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu qua Tổng Công Ty Lương Thực Miền Nam (Vinafood 2). Quá trình cổ phần hóa của Vinafood 2 đã bị trì hoãn do công ty liên tục lỗ.

Cổ phần hóa và sự tham gia đầu tư của kinh tế tư nhân được coi là giải pháp về lâu dài cho vấn đề trên – Xuất khẩu gạo là một ví dụ điển hình cho những vấn đề mà nền nông nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt. Trong đó quy mô canh tác nhỏ khiến sản phẩm thu hoạch có chất lượng thấp khiến cho việc xuất khẩu sẽ khó khăn trong bối cảnh thế giới thừa cung và giá hàng nông sản đã giảm vài năm qua. Giải pháp ở đây là xây dựng nên nông nghiệp với quy mô canh tác lớn; đầu tư nhiều hơn thông qua sự tham gia của các doanh nghiệp và cổ phần hóa dần các DNNN trong lĩnh vực nông nghiệp. Giải pháp này đang được thực hiện nhưng sẽ cần có thời gian để đem lại hiệu quả.

Những tập đoàn tư nhân trong ngành nông nghiệp như PAN & GTN đang dần có những tác động tích cực đến ngành nông nghiệp – sự tham gia ngành của các doanh nghiệp như PAN (Nắm giữ) & GTN (Khả quan) đã trở thành một câu chuyện trên thị trường trong những năm gần đây. Và các doanh nghiệp này có thể coi là sự kết hợp của kinh tế tư nhân và DNNN trong lĩnh vực nông nghiệp. Theo đó, các doanh nghiệp này có thể (1) đầu tư thêm vốn vào các doanh nghiệp đang hoạt động (2) nâng cấp quy trình để tạo ra sản phẩm có phẩm cấp cao hơn (3) xây dựng thương hiệu và chiến lược marketing cho những thương hiệu này (4) đưa ra sản phẩm mới phục vụ cho cả thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu (5) thực hiện M&A để nâng cao vị thế (6) xây dựng chuỗi giá trị ngành dọc trong lĩnh vực nông nghiệp từ thức ăn chăn nuôi/ giống cây trồng đến bàn ăn.

Vị thế của các doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực nông nghiệp đang tăng nhanh. Trong câu chuyện này, chúng tôi ưa chuộng GTN & PAN – Quy mô của những doanh nghiệp này vẫn còn tương đối nhỏ và chủ yếu tập trung vào phân khúc cao cấp của thị trường. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của những doanh nghiệp này lại rất ấn tượng. Dự báo LNST của GTN sẽ tăng với tốc độ CAGR là 105,5% trong giai đoạn 2016-2018 và của PAN là 7,9% trong cùng giai đoạn trên.

GTN hiện có vốn hóa thị trường là 3.015 tỷ đồng (134 triệu USD) trong khi PAN có giá trị vốn hóa thị trường là 4.840 tỷ đồng (215 triệu USD). Cổ phiếu GTN hiện có P/E dự phóng 2016 là 40,2 lần và đã tăng 17,9% so với đầu năm. Cổ phiếu PAN có P/E dự phóng 2016 là 18,8 lần và giá cổ phiếu đã tăng 47% so với đầu năm. Định giá cổ phiếu GTN không còn rẻ nhưng triển vọng tăng trưởng ấn tượng nhờ cả hoạt động kinh doanh hiện tại và triển vọng M&A. Trong khi đó PAN tập trung vào tăng trưởng từ hoạt động kinh doanh hiện tại.

  • Cổ phiếu ngành dược phẩm biến động trái chiều với DHG & IMP giảm trong khi DMC đóng cửa tại tham chiếu. Tuy nhiên, TRA tăng mạnh.
  • Cổ phiếu ngành dịch vụ tiện ích, logistic và vận tải biến động trái chiều với PPC & NT2 tăng trong khi VSH giảm. VSC tăng và GMD & VNS cũng tăng.

Cùng với việc bán mạnh các cổ phiếu nhỏ và mua vào các mã lớn như VNM, PVD, HPG, MSN, nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục có phiên bán ròng về khối lượng và mua ròng tích cực về giá trị. Trên HOSE, khối ngoại đã mua ròng 71,628 tỷ đồng, gấp 24,4 lần so với phiên trước. Họ mua ròng mạnh nhất VNM đạt 63,53 tỷ đồng, PVD (+20,85 tỷ đồng), PAN (+14,26 tỷ đồng); HPG (+13,22 tỷ đồng); MSN (+12,44 tỷ đồng). Trái lại, HSG và VIC bị bán mạnh nhất với giá trị hơn 16 tỷ đồng, SSI (-14.21 tỷ đồng), CTD (-12.87 tỷ đồng). OGC tiếp tục bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất về khối lượng 4,98 triệu cổ phiếu, giá trị 5,82 tỷ đồng. Trên HNX, khối ngoại mua ròng 16,85 tỷ đồng, tăng 407,53% so với phiên trước. Họ mua ròng mạnh nhất cổ phiếu SCR với giá trị 9,84 tỷ đồng. Sau phiên bán ròng mạnh nhất cổ phiếu PVS ở phiên trước, khối  ngoại đã trở lại mua ròng với giá trị 1,06 tỷ đồng. Tính chung trên 2 sàn trong phiên 6/10, khối ngoại bán ròng 2,8 triệu đơn vị, gấp hơn 3,9 lần so với phiên hôm qua. Tổng giá trị là mua ròng 87,62 tỷ đồng, gấp hơn 14 lần so với phiên trước đó. (Nguồn: HSC)

3. Điểm nhấn tin tức trong ngày:

Giá dầu WTI tăng mạnh lên sát mốc 50 USD/thùng. Kết thúc phiên hôm qua, giá dầu WTI đã tăng mạnh gần 2.3% lên 49,83 USD/thùng, mức đóng cửa cao nhất từ tháng 06. Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết dự trữ dầu thô nội địa giảm 3 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 30/09/2016, trái ngược hoàn toàn với các dự báo trước đó. Bên cạnh đó, các nước thành viên OPEC và Nga đã lên kế hoạch họp không chính thức tại Istanbul vào ngày 08-13/10 để thảo luận về kế hoạch cắt giảm sản lượng vừa đạt được thỏa thuận sơ bộ tại Algeria vừa qua. Sau đó, các điều khoản chi tiết của thỏa thuận này sẽ được đưa ra tại cuộc họp chính thức vào ngày 30/11/2016 ở Vienna. Về mặt kỹ thuật, giá dầu sau khi vượt qua ngưỡng 46 USD/thùng vẫn đang hướng về thử thách vùng đỉnh cũ quanh 52USD/thùng. Khả năng vượt qua vùng đỉnh này để tiến đến vùng kháng cự kế tiếp tại 56-58USD/thùng sẽ được đánh giá cao nếu OPEC và rộng hơn là các nước xuất khẩu dầu mỏ nói chung có thể đi đến thỏa thuận cắt giảm sản lượng một cách cụ thể trên thực tế.

4. Sự kiện nổi bật ngày mai (07/10/2016):

07/10/2016 PVT Niêm yết cổ phiếu bổ sung – 25,582,620 CP
07/10/2016 SRC Ngày GDKHQ Thưởng cổ phiếu, tỷ lệ 100:40
07/10/2016 DC4 Trả cổ tức năm 2015 bằng tiền, 800 đồng/CP
07/10/2016 TIG Trả cổ tức năm 2015 bằng tiền, 500 đồng/CP
07/10/2016 TIG Ngày GDKHQ Trả cổ tức năm 2015 bằng cổ phiếu, tỷ lệ 10:1
07/10/2016 C32 Trả cổ tức đợt 1/2016 bằng tiền, 1,200 đồng/CP

5. Danh mục cổ phiếu khuyến nghị đầu tư:

danh mục đầu tư ngày 06 tháng 10 năm 2016Ghi chú:
– T + 0 là ngày Mua.
– Vào ngày giao dịch không hưởng quyền, các mức giá cũng được điều chỉnh tương ứng.

—————————
Phan Nhật Cường – Chuyên viên Tư vấn Chứng khoán Cao cấp.
Điện thoại / Facebook / Zalo / Viber: 0912.842.224
Skype: dautu.cophieu
Email: dautucophieu68@gmail.com
Website: dautucophieu.net

CÁC TIN LIÊN QUAN

Đối tác

Gọi ngay
Messenger
Zalo chát
Mở tài khoản
Góp ý