1. Nhận định thị trường:
Sau phiên phục hồi nhẹ thì VN-Index lại tiếp tục giảm mạnh, đóng cửa tại 671,4 (giảm 5,2 điểm tương đương 0,77%). Thanh khoản tăng mạnh hơn 20% lên mức 127 triệu cổ phiếu.
Đồ thị VN-Index ngày 02/11/2016. Nguồn: AmiBroker
Dựa theo các chỉ báo tâm lý và kỹ thuật, Nhật Cường cho rằng chỉ số VN-Index sẽ hồi phục trong phiên giao dịch ngày mai – 03/11/2016 sau khi chỉ số test lại mốc hỗ trợ 670 điểm. Mức hỗ trợ này được đánh giá sẽ có chút khác biệt sau các lần tiếp cận trước đây. Vào giữa tháng Mười, chỉ số chạm 670 sau đó tăng mạnh mẽ 20 điểm lên vùng 690 điểm. Tuy nhiên, sau đó vào cuối tháng, chỉ số một lần nữa được mốc 670 điểm nâng đỡ nhưng lại chỉ hồi phục về được mốc 680 điểm. Còn lần này, có thể chỉ số vẫn được hỗ trợ bởi mốc 670 nhưng quan trọng là sức bật mạnh đến đâu. Và trong kịch bản nếu mốc hỗ trợ này không được giữ vững trong phiên ngày mai thì có thể chỉ số sẽ lùi sâu hơn về khu vực hỗ trợ tiếp theo tại 660 điểm (tương ứng với mốc Fibonacci 61,8%) và nhiều khả năng chỉ số sẽ có sự hồi phục từ đó.
Ngoài ra, những ngày đầu tháng 11 sẽ có khá nhiều sự kiện quan trọng. Do vậy, tâm lý NĐT đã trở lại trạng thái thận trọng để chờ đợi những dấu hiệu rõ ràng hơn. Theo cuộc khảo sát mới đây của Washington Post, lần đầu tiên ứng cử viên đảng cộng hòa, Donald Trump, với 46% ủng hộ, vượt qua bà Clinton với 45%. Bên cạnh đó, kết quả cuộc họp của FED được kỳ vọng sẽ phát đi tín hiệu rõ rệt hơn về khả năng tăng lãi suất trong tháng 12 tới. Đây là một tín hiệu không mấy tích cực có thể khiến chỉ số đối mặt với nguy cơ đánh mất xu hướng tăng ngắn hạn. Do đó, NĐT tiếp tục tận dụng các nhịp rung lắc của thị trường để cơ cấu lại danh mục đầu tư tối ưu nhất.
Nhà đầu tư muốn biết điểm mua, điểm bán Top 50 cổ phiếu mạnh nhất thị trường, vui lòng add Facebook của Cường để được tư vấn chi tiết.
2. Điểm nhấn phiên giao dịch ngày 02/11/2016:
Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn giảm mạnh về cuối phiên, VN-Index đánh mất hơn 5 điểm, lùi về sát mốc 670. Khối ngoại bán ròng trở lại sau ba phiên mua ròng trước đó.
- Các mã ngân hàng giảm với VCB; BID & CTG. ACB; EIB; MBB và STB đều giảm.
- Các mã tài chính phi ngân hàng cũng giảm với các mã bảo hiểm BVH & PVI giảm. Cổ phiếu chứng khoán HCM; SSI và VND cũng giảm.
- Cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng biến động trái chiều và giảm với VNM giảm trong khi MSN đóng cửa tại tham chiếu và KDC tăng. FPT giảm. MWG và PNJ cũng giảm.
Tin KQKD – MWG công bố KQKD 9 tháng đầu năm rất khả quan đúng như kỳ vọng – CTCP Đầu tư Thế giới di động (MWG) công bố LNST hợp nhất 9 tháng đầu năm đạt 1,22 nghìn tỷ đồng, tăng mạnh 65% so với cùng kỳ nhờ lợi nhuận gộp và doanh thu HĐ tài chính tăng. Doanh thu thuần cũng tăng mạnh 75,8% so với cùng kỳ đạt 30,78 nghìn tỷ đồng. EPS 9 tháng là 8.332đ/cp.
Trong Q3/2016, MWG đạt LNST hợp nhất là 387,3 tỷ đồng, tăng 34,8% so với cùng kỳ trong khi đó doanh thu thuần tăng 67,4% so với cùng kỳ đạt 11,13 nghìn tỷ đồng.
Tin KQKD – Sabeco đạt LNST 9 tháng đầu năm tăng 6,4% so với cùng kỳ – Sabeco, doanh nghiệp sản xuất bia đầu ngành công bố KQKD 9 tháng đầu năm. Cụ thể, trong 9 tháng đầu năm, Sabeco đã đạt gần 22.000 tỷ đồng doanh thu và LNST đạt 3.200 tỷ đồng, tăng 6,4% so với cùng kỳ. Trong Q3, doanh thu đạt 7.642,6 tỷ đồng, gấp 3,6 lần so với cùng kỳ, lợi nhuận gộp là 1.127 tỷ đồng, gấp 5 lần so với cùng kỳ và LNST tăng nhẹ 6% so với cùng kỳ đạt 1.227 tỷ đồng.
Tin doanh nghiệp – Truyền thông cho biết cổ phần nhà nước tại Habeco sẽ được bán làm hai đợt – Một số phương tiện truyền thông hôm nay cho biết theo những đám phán đang diễn ra với Carlberg, phương án đưa ra là cổ phần nhà nước tại Habeco có thể bán thông qua (1) đấu giá công khai khoảng 20% tổng số cổ phiếu đang lưu hành và Carlberg được phép tham gia đấu giá và (2) bán tiếp 61,79% cổ phần cho Carlberg nếu có thể thống nhất về giá bán. Ý tưởng này có vẻ là đến từ chính Carlberg và rõ ràng chưa có dấu hiệu nào cho thấy chính phủ sẽ phê duyệt điều này trong hiện tại.
Trong khi đó, giá cổ phiếu tiếp tục tăng mạnh trên sàn UpCOM và đóng phiên hôm nay tại 82.900đ/cp, tăng 10.800đ.
- Cổ phiếu dầu khí giảm với GAS; PVD; PXS và PVS giảm.
- Cổ phiếu ngành sản xuất nhìn chung giảm với HPG; HSG và NKG giảm. BMP; CSM; DQC; DRC; EVE; HHS; PAC; RAL và TCM giảm. Trong khi STK & TMT tăng.
Cập nhật HSG – LNST thuộc về cổ đông công ty mẹ năm 2016 của HSG tăng 130% so với cùng kỳ. Triển vọng năm sau ở mức vừa phải. Tiếp tục duy trì đánh giá Khả quan.
LNST thuộc về cổ đông công ty mẹ tăng 130%, sát kỳ vọng nhờ hưởng lợi từ chính sách quản lý hàng tồn kho tích cực với ảnh hưởng chính rơi vào Q2. Tuy nhiên sản lượng tiếp tục tăng giúp doanh thu tăng trưởng nhưng giá bán bình quân lại giảm. Dự báo LNST thuộc về cổ đông công ty mẹ năm 2017 giảm 0,5% do không còn ảnh hưởng tích cực từ hàng tồn kho giá thấp như năm 2016. Cho dù vậy doanh thu sẽ tiếp tục tăng trưởng nhờ công suất & nhu cầu tăng.
Tiếp tục duy trì đánh giá Khả quan. Hiện P/E dự phóng là 5,6 lần; nghĩa là không hề đắt. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sẽ kém đi do năm 2016 đã tăng trưởng rất mạnh. Tuy nhiên nếu giá bán bình quân tăng nhiều hơn thì tình hình sẽ khác.
KQKD năm 2016 ấn tượng nhờ tỷ suất lợi nhuận gộp được cải thiện – HSG gần đây đã công bố BCTC hợp nhất năm 2016 với doanh thu thuần đạt 17.893 tỷ đồng (tăng trưởng 2,6% và vượt 25,3% kế hoạch) và LNST thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 1.501 tỷ đồng (tăng trưởng 130% và vượt 127% kế hoạch). Doanh thu chỉ tăng trưởng nhẹ vì mặc dù sản lượng tăng trưởng 21,7% nhưng giá bán bình quân lại giảm 15,3%. Lợi nhuận tăng trưởng mạnh nhờ tỷ suất lợi nhuận gộp tăng do công ty đã mua hàng tồn kho nguyên liệu giá thấp vào đầu năm, trước khi giá bắt đầu tăng.
Sản lượng tiêu thụ tăng mạnh nhưng giá bán bình quân giảm mạnh – Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), trong năm 2016 HSG đã tiêu thụ được 851.301 tấn tôn mạ (tăng 11,4%) và 347.431 tấn ống thép (tăng 37,3%). HSG vẫn là doanh nghiệp đầu ngành tôn mạ với thị phần cả nước là 31,4% (năm 2015 là 37,4%). Về ống thép, HSG đứng thứ 2 với thị phần là 19,7% (năm 2015 là 19%); chỉ sau HPG.
Tuy nhiên giá bán bình quân trong kỳ giảm 15,3% do giá tất cả các sản phẩm giảm sau khi giá nguyên liệu đầu vào giảm mạnh cho đến tận cuối Q2 (cuối tháng 3) cộng với cơ cấu doanh thu thay đổi với tỷ trọng ống thép (có giá bán thấp hơn tôn mạ) trong tổng doanh thu tăng. Cho dù vậy giá bán bình quân đã chạm đáy vào Q2 và đã hồi phục 8% vào Q3 và 7,6% vào Q4 sau khi giá đầu vào tăng.
Tỷ suất lợi nhuận gộp tăng mạnh nhờ quản lý hàng tồn kho hiệu quả – Lợi nhuận gộp đạt 4.179 tỷ đồng (tăng trưởng 62,1%) nhờ tỷ suất lợi nhuận gộp tăng từ 14,8% năm ngoái lên 23,4%. Công ty đã hưởng lợi nhờ tích cực quản lý hàng tồn kho, trong đó công ty đã mua được hàng tồn kho nguyên liệu giá thấp vào đầu năm.
Hiệu quả của việc quản lý hàng tồn kho là động lực tăng trưởng chính trong đó công ty đã mua hàng tồn kho đủ cho 2-3 tháng sản xuất thay vì 1 tháng như thông thường. Trong khi đó giá bán bình quân đã được điều chỉnh tăng khi giá nguyên liệu tăng. Nguyên liệu đầu vào chính của HSG là HRC (chiếm 80-90% chi phí nguyên liệu) đã tăng từ 280-290USD/tấn lên khoảng 385USD/tấn (tăng 37,5% so với đầu năm), có lúc đã lên đến 425USD/tấn trong kỳ.
Lỗ tài chính giảm nhờ lỗ tỷ giá giảm – HSG ghi nhận lỗ tài chính giảm xuống còn 235 tỷ đồng so với mức lỗ 393 tỷ đồng trong năm ngoái nhờ doanh thu HĐ tài chính tăng đồng thời chi phí tài chính giảm. Chi phí tài chính giảm 35,6% so với cùng kỳ xuống 273,6 tỷ đồng nhờ chi phí lãi vay giảm nhẹ 6,7% so với cùng kỳ và lỗ tỷ giá giảm mạnh.
Tính đến cuối năm tài chính 2016, tổng nợ là 5.785 tỷ đồng (tăng 5,3% so với đầu năm), bao gồm nợ ngắn hạn là 4.366 tỷ đồng (giảm 3,4% so với đầu năm) và nợ dài hạn là 1.419 tỷ đồng (tăng 46% so với đầu năm). Tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu giảm xuống 1,4 lần từ mức 1,9 lần vào cuối năm ngoái.
Chi phí quản lý và bán hàng tăng mạnh để đẩy mạnh bán hàng – Chi phí quản lý và bán hàng tăng 46,8% so với cùng kỳ lên 2.020 tỷ đồng và chiếm 11,3% doanh thu thuần, so với 1.376 tỷ đồng (tương đương 7,9% doanh thu thuần) trong năm ngoái. Trong đó, chi phí bán hàng tăng 27,6% lên 1.103 tỷ đồng trong khi đó chi phí quản lý tăng mạnh lên 917,5 tỷ đồng (tăng 79,5% so với cùng kỳ) do chi phí cho đội ngũ quản lý tăng mạnh.
Dự báo lợi nhuận năm 2017 tương tự như năm nay – Cho năm 2017, dự báo doanh thu thuần là 22.217 tỷ đồng (tăng trưởng 24,2%) và LNST của cổ đông công ty mẹ là 1.493 tỷ đồng (giảm nhẹ 0,5% so với năm 2016), dự phóng EPS là 7.066đ/cp và theo đó P/E dự phóng là 5,6 lần.
Quan điểm đầu tư – Lặp lại đánh giá Khả quan. HSG đã có một năm nổi bật nhờ nhu cầu thép tăng mạnh và lợi nhuận tăng nhờ tồn kho giá rẻ, theo đó tỷ suất lợi nhuận gộp tăng đáng kể. Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận gộp sẽ trở về mức thông thường trong năm tới do giá nguyên liệu đầu vào đã tăng trở lại kể từ Q2. Định giá P/E dự phóng vẫn ở mức hợp lý, là 5,6 lần cho năm 2017 và dự báo mức tăng trưởng vừa phải cho năm tới với sản lượng tiêu thụ tiếp tục tăng với nhu cầu ổn định được đáp ứng bởi công suất bổ sung từ các dây chuyền sản xuất mới. Trong khi đó, dự báo giá bán bình quân sẽ tiếp tục tăng.
Tin KQKD – TTF công bố BCTC 9 tháng với vốn chủ sở hữu âm. Giá cổ phiếu TTF giảm sàn với khối lượng dư bán lớn sau khi công ty công bố BCTC 9 tháng. Doanh thu 9 tháng giảm 78,3% so với cùng kỳ xuống còn 986,48 tỷ đồng; trong đó doanh thu Q3 giảm chỉ còn 103,93 tỷ đồng.
Chi phí quản lý tăng mạnh do trích lập dự phòng nợ xấu – Chi phí quản lý 9 tháng đầu năm là 372,33 tỷ đồng (tăng 389% so với cùng kỳ) và trong Q3, TTF đã trích lập 242 tỷ đồng dự phòng phải thu khó đòi, ghi nhận vào chi phí quản lý (năm ngoái công ty không có dự phòng phải thu khó đòi).
Công ty tiếp tục ghi nhận lỗ sau thuế – TTF ghi nhận lỗ lớn sau thuế là 1.484,015 tỷ đồng do lỗ gộp là 906,71 tỷ đồng (cùng kỳ ghi nhận lãi gộp là 303,3 tỷ đồng) và do khoản trích lập nêu trên.
Vốn chủ sở hữu âm do lỗ lũy kế – TTF công bố lỗ lũy kế 1.605,6 tỷ đồng. Đồng thời vốn chủ sở hữu cũng âm 33,82 tỷ đồng.
- Cổ phiếu BĐS biến động trái chiều với VIC; BCI; CTD; DXG; DIG; HBC; TDH; và SJS giảm. CII & KDH đóng cửa tại tham chiếu trong khi CTI và NLG đều tăng.
Tin KQKD – KBC công bố LNST 9 tháng đầu năm tăng mạnh 46,3% so với cùng kỳ – Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc-CTCP (KBC-Khả quan) công bố LNST hợp nhất 9 tháng đầu năm tăng 46,3% so với cùng kỳ và đạt 520,1 tỷ đồng. Doanh thu tăng 33,2% so với cùng kỳ đạt 1,56 nghìn tỷ đồng. EPS 9 tháng là 1.107đ/cp.
Trong Q3/2016, KBC đạt LNST hợp nhất 128 tỷ đồng tăng 24,5% so với cùng kỳ với doanh thu thuần là 453,6 tỷ đồng giảm 14,4% so với cùng kỳ.
- Cổ phiếu ngành sản xuất và thủy sản biến động trái chiều với HAG và SBT tăng trong khi BFC; GTN; HNG và PAN đóng cửa tai tham chiếu. DPM; VHC và VFG đều giảm.
KQKD Q1 – SBT công bố KQKD hợp nhất Q1 năm tài chính 2016-17 với LNST thuộc về cổ đông công ty mẹ tăng 35,9% so với cùng kỳ – SBT (Kém khả quan) đã công bố BCTC hợp nhất Q1 niên độ 2016-17 với doanh thu thuần đạt 909,6 tỷ đồng (tăng 45,1% so với cùng kỳ). Mảng đường đóng góp 89% doanh thu, đạt 808 tỷ đồng (tăng 30,9% so với cùng kỳ); tiếp theo là BĐS đóng góp 7,5% tổng doanh thu, đạt 68 tỷ đồng chủ yếu từ bán quyền sử dụng đất cho Sacombank. SBT sở hữu dự án Espace Bourbon Tây Ninh gồm một tòa văn phòng và trung tâm thương mại; trong đó SBT đã bán quyền sử dụng đất cho Sacombank (và ngân hàng này sẽ triển khai xây dựng tòa văn phòng). Doanh thu từ mật rỉ tăng gần 5 lần so với cùng kỳ, đạt 15,3 tỷ đông và đóng góp 1,7% vào tổng doanh thu. Cuối cùng doanh thu từ bán điện đạt 10 tỷ đồng; đóng góp 1,1% tổng doanh thu (cùng kỳ công ty không có doanh thu từ bán điện).
Lợi nhuận gộp tăng 30% so với cùng kỳ – lên 146,2 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp tăng kém hơn doanh thu do đó tỷ suất lợi nhuận gộp giảm còn 16,1% so với mức cùng kỳ niên độ 2015-16 là 18%. Tỷ lệ chí phí bán hàng & quản lý/doanh thu gần như không đổi là 5,6% (cùng kỳ là 5,7%). Doanh thu HĐ tài chính tăng 5,6 lần lên 56,5 tỷ đồng nhờ (1) ghi nhận 25 tỷ đồng từ bán 21 triệu cổ phiếu BHS vào tháng 6 & tháng 7/2016 và (2) ghi nhận lãi từ cho vay các công ty có liên quan tổng cộng là 22,5 tỷ đồng (tăng 5,4 lần so với cùng kỳ). Trong khi đó chi phí tài chính cũng tăng 68,1% lên 57,2 tỷ đồng; theo đó lỗ tài chính thuần giảm từ 23,9 tỷ đồng xuống còn 0,7 tỷ đồng.
LNST thuộc về cổ đông công ty mẹ tăng 35,9% lên 40,5 tỷ đồng. Theo đó tỷ suất LNST là 8,4% (cùng kỳ là 8,9%).
Dự báo LNST thuộc về cổ đông công ty mẹ niên độ 2016-17 sẽ tăng trưởng 5,9% – Trong năm tài chính sắp tới, SBT đặt kế hoạch 4.000 tỷ đồng doanh thu (giảm 1,06%) và 315 tỷ đồng LNTT (tăng trưởng 1,6% và cao hơn 3,2% so với kế hoạch đề xuất trong tài liệu họp ĐHCĐTN là 305 tỷ đồng). Dự báo doanh thu thuần năm tài chính 2016-17 đạt 4.283 tỷ đồng (tăng trưởng 6,4%); LNTT đạt 327,9 tỷ đồng (tăng trưởng 5,7%) và LNST thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 311,1 tỷ đồng (tăng trưởng 5,9%).
- Cổ phiếu ngành dược phẩm biến động trái chiều với DHG và IMP giảm trong khi TRA đóng cửa tại tham chiếu và DMC tăng.
- Cổ phiếu ngành dịch vụ tiện ích, logistic và vận tải biến động trái chiều với NT2& PPC giảm trong khi VSH tăng. NCT; VSC và GMD đều giảm trong khi VNS giảm.
Tin ngành – Tiêu thụ điện 10 tháng đầu năm tăng 11,5% so với cùng kỳ – Theo Tổng Cục thống kê (GSO), tiêu thụ điện trong 10 tháng đầu năm đạt 146,2 tỷ kWh, tăng 11,5% so với cùng kỳ. Trong khi đó, trong tháng 10, tiêu thụ tiện cả nước là 15,5 tỷ kWh, tăng 13,8% so với cùng kỳ. Trong 10 tháng đầu năm, nhiệt điện chạy than chiếm 37,25% tổng sản lượng điện, tiếp đó là thủy điện với 34,69% và cuối cùng là nhiệt điện chạy khí với 26,38%. Sản lượng điện sản xuất phần nào bị ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, đã tác động xấu đến hoạt động thủy điện buộc EVN phải phụ thuộc vào lượng điện sản xuất từ những nguồn khác.
Tin KQKD – KQKD Q3 của VSH hồi phục mạnh mẽ. Tiếp tục duy trì đánh giá Khả quan.
KQKD Q3/2016 hồi phục mạnh mẽ với LNST tăng trưởng 29%. Tuy nhiên, do KQKD 6 tháng đầu năm kém khả quan do ảnh hưởng của El Nino nên LNST 9 tháng vẫn giảm 7% so với cùng kỳ. Tuy nhiên KQKD của VSH sẽ tiếp tục hồi phục mạnh mẽ trong Q4/2016 và năm 2017; trong đó dự báo Q4/2016 tăng trưởng 16% và cả năm 2017 tăng trưởng 15% nhờ tác động từ La Nina. Dự báo cho năm 2016 với LNST tăng trưởng 15% mặc dù doanh thu không tăng. Cho cả năm 2017, chúng tôi dự báo doanh thu cả năm 2017 tăng trưởng 16% và LNST tăng trưởng 12%.
Tiếp tục duy trì đánh giá Khả quan. EV/EBITDA điều chỉnh cho mảng hoạt động kinh doanh chính là 5,16 lần; nghĩa là khá hấp dẫn. Kỳ vọng KQKD sẽ hồi phục mạnh mẽ trong 12 tháng tới nhờ tác động từ La Nina. Ngoài ra, nhà máy Thượng Kom Tum sẽ là động lực tăng trưởng chính cho VSH từ năm 2019 trở đi. Trong khi đó, công ty có vẻ đang gặp một chút rủi ro liên quan đến vụ kiện với nhà thầu Huadong. (Nguồn: HSC)
Khối ngoại trong phiên giao dịch ngày 2/11 đã quay trở lại bán ròng trên cả hai sàn HOSE và HNX. Cụ thể, NDTNN đã mua vào hơn 7 triệu cổ phiếu trong khi bán ra hơn 13,5 triệu cổ phiếu. Tổng khối lượng bán ròng trên 6,5 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị hơn 52 tỷ đồng. Trên sàn HOSE, sau 3 phiên mua ròng liên tiếp, khối ngoại đã bán ròng trở lại hơn 46 tỷ đồng. FLC là mã bán ròng mạnh nhất với hơn 4,6 triệu cổ phiếu (hơn 31,9 tỷ đồng), tiếp đó là VNM (-23,5 tỷ) và NLG(-18,5 tỷ).Ở chiều ngược lại, HPG, CII là 2 mã được mua ròng mạnh nhất đạt giá trị lần lượt hơn 31,2 tỷ và 18,9 tỷ đồng. Trên sàn HNX, đây đã là phiên bán bán ròng phiên thứ 3 liên tiếp của nhà đầu tư nước ngoài, với giá trị đạt hơn 6 tỷ đồng, tương ứng khối lượng bán ròng đat 695.479 cổ phiếu. Trong đó, SHB, VNR và PVS là ba mã dẫn đầu danh sách bán ròng
3. Điểm nhấn tin tức trong ngày:
Thị trường Mỹ chờ đón kết quả cuộc họp của FED. Tâm điểm của TTCK Mỹ trong phiên hôm nay chính là kết quả cuộc họp của FOMC. Như Nhật Cường đã từng đề cập, mặc dù có tính chất khá quan trọng nhưng cuộc họp của FOMC lần này được dự báo sẽ không cho kết quả bất ngờ khi FED nhiều khả năng chưa có sự thay đổi nào về chính sách tiền tệ và vẫn giữ nguyên lãi suất đồng USD ở mức như hiện nay (0,250,5%). Khảo sát mới nhất của CME Group cho thấy xác suất FED tăng lãi suất ngay trong cuộc họp tháng 11 đã giảm về mức 7,2% so với mức 8,3% vài ngày trước đây. Tuy kết quả cuộc họp có thể không gây nhiều bất ngờ do đã nằm trong kỳ vọng nhưng chuyên viên cho rằng điều thị trường mong chờ hơn chính là quan điểm của FED về tình hình kinh tế Mỹ hiện nay cũng như những chỉ dẫn mới liên quan đến chính sách tiền tệ của cơ quan này trong thời gian tới. Đây sẽ là những cơ sở để nhà đầu tư dự báo về thời điểm tăng lãi suất tiếp theo của FED.
4. Sự kiện nổi bật ngày mai (03/11/2016):
03/11/2016 BID Trả cổ tức năm 2015 bằng tiền, 850 đồng/CP
03/11/2016 LDG Giao dịch bổ sung – 13,499,755 CP
03/11/2016 TOP Trả cổ tức năm 2016 bằng tiền, 450 đồng/CP
03/11/2016 HAC Trả cổ tức năm 2015 bằng tiền, 500 đồng/CP
5. Danh mục cổ phiếu khuyến nghị đầu tư:
Ghi chú:
– T + 0 là ngày Mua.
– Vào ngày giao dịch không hưởng quyền, các mức giá cũng được điều chỉnh tương ứng.
—————————
Phan Nhật Cường – Chuyên viên Tư vấn Chứng khoán Cao cấp.
Điện thoại / Facebook / Zalo / Viber: 0912.842.224
Skype: dautu.cophieu
Email: dautucophieu68@gmail.com
Website: dautucophieu.net