1. Nhận định thị trường:
Với 5 phiên xanh điểm liên tiếp, VN-Index tiến lên mức 623,37 điểm tăng 3,51 điểm cùng với 121,87 triệu cổ phiếu được khớp. Khối lượng giao dịch đã có mức tăng gần 22% trong phiên giao dịch hôm nay, gấp 1.2 lần mức giao dịch của bình quân 20 phiên.
Dòng tiền tập trung chủ yếu vào nhóm Midcaps và SmallCaps trong khi nhóm cổ phiếu lớn đa phần ở trạng thái hồi phục yếu. Nến xanh phiên hôm nay có mức đóng cửa gần như cao nhất kèm theo khối lượng ở mức khá cao so với bình quân cho thấy áp lực bán tại vùng đỉnh cũ 625 điểm là rất mạnh tuy nhiên lực cầu vẫn sẵn sàng mua vào đẩy chỉ số tiến lên mức cao hơn. Thanh khoản tăng mạnh lên trên mức khối lượng trung bình 10 phiên gần nhất, còn độ rộng tăng điểm tiếp tục có sự lan tỏa khá tích cực cho thấy tâm lý lạc quan, kỳ vọng của nhà đầu tư về khả năng chỉ số hình thành xu hướng tăng điểm mới trong ngắn hạn.
Các chỉ báo kỹ thuật vẫn đang trong trạng thái hồi phục, RSI tăng lên lại 65, MACD Histogram mọc thấp hơn về đường 0 cho thấy xung lực tăng đang được cải thiện. Việc giá tăng cộng với sự cải thiện về khối lượng là tín hiệu tích cực để hỗ trợ chỉ số có thể tiếp cận lên mức 625 điểm trong phiên giao dịch tới. Mặt khác, sự hồi phục mạnh mẽ của nhóm chỉ báo dao động và đường MFI sẽ là nhân tố hỗ trợ cho diễn biến của đường giá. Bên cạnh đó, chỉ báo MACD đang tăng điểm và dần thu hẹp khoảng cách với đường tín hiệu. Nếu chỉ báo này giao cắt lên trên đường tín hiệu và vượt lên ngưỡng 0 thì sẽ giúp tăng độ tin cậy về khả năng chỉ số sẽ tiến đến thử thách vùng kháng cự mạnh quanh 640 điểm trong thời gian tới.
Trên cơ sở đó, Nhật Cường cho rằng trong phiên giao dịch ngày mai (03/06/2016), chỉ số VN-Index có thể sẽ tiếp tục duy trì đà tăng và hướng về mức 640 điểm. Đồng thời, Nhật Cường đánh giá rủi ro ngắn hạn vẫn ở mức thấp khi các chỉ báo xung lượng ngắn hạn chưa hình thành tín hiệu đảo chiều và dòng tiền tiếp tục có sự lan tỏa đều giữa các nhóm cổ phiếu. Ngoài ra, chỉ số VN-Index có thể sẽ bước vào giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực.
Hệ thống chỉ báo xu hướng nâng mức xu hướng ngắn hạn của chỉ số VN-Index từ giảm lên tăng. Do đó, các nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ cổ phiếu để lãi chạy và tận dụng các nhịp điều chỉnh để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu. Đặc biệt là các cổ phiếu trong danh mục mà Nhật Cường khuyến nghị hàng ngày.
2. Điểm nhấn phiên giao dịch ngày 02/06/2016:
Thị trường có phiên tăng thứ năm liên tiếp với đà tăng duy trì tốt ở nhóm cổ phiếu dầu khí cùng sự bùng nổ của các cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ. Thanh khoản tăng, số mã tăng giá chiếm áp đảo. Khối nhà đầu tư nước ngoài tham gia ở mức độ trung bình và có phiên mua ròng thứ chín liên tiếp với giá trị gần 123 tỉ đồng trên cả hai sàn. VNM ETF premium 0,45%, FTSE ETF discount -0,71%.
• Các mã ngân hàng hầu hết tăng, dẫn đầu là VCB; CTG; BID và STB. ACB & MBB đóng cửa tại tham chiếu trong khi EIB giảm trước áp lực chốt lời
Hiện không có nhiều thông tin về ngành ngân hàng. Giá cổ phiếu CTG & BID không bị ảnh hưởng trước thông tin Bộ Tài chính yêu cầu trả cổ tức tiền mặt và có lẽ NĐT cho rằng đáng để chờ cho đến khi trả cổ tức. Trong khi đó SIC, công ty đầu tư của SCIC đã bán 1,49 triệu cổ phiếu MBB.
• BVH đóng cửa tại tham chiếu trong khi PVI tăng. Các mã chứng khoán không tăng giảm nhiều với SSI tăng nhẹ trong khi HCM & VND đóng cửa tại tham chiếu.
• Các mã ngành hàng tiêu dùng cũng không tăng giảm nhiều với VNM; KDC MSN & FPT đóng cửa tại tham chiếu. MWG cũng đóng cửa tại tham chiếu. Nói chung hôm nay không có gì đặc biệt ở các mã ngành này.
• Cổ phiếu BĐS diễn biến trái chiều với VIC đóng cửa tại tham chiếu trong khi BCI và NLG giảm. TDH cũng đóng cửa tại tham chiếu. Mã chưa tăng nhiều DXG hôm nay tăng mạnh tiếp nối đà hồi phục. Trái lại SJS giảm nhẹ.
• Các mã dầu khí tăng, dẫn đầu là GAS tăng khá. PVD; PVS và PXS cũng tăng. Giá dầu hồi phục một chút nhưng điều này không phải là nguyên nhân chính giúp GAS tăng.
• Các mã ngành sản xuất tiếp tục khởi sắc như trong phiên gần đây với HSG tăng và HPG tăng mạnh. PAC tăng. DQC bứt phá với KLGD cao. DRC giảm. Các mã ngành ô tô là TMT và HHS giao dịch trầm lắng và hiện vẫn không được NĐT quan tâm nhiều.
HPG tăng hôm nay nhờ kỳ vọng là sau khi Private Equity New Markets II K/S (PENM) do Bank Invest quản lý đã đăng ký bán nốt 8,07 triệu cổ phiếu HPG thì sẽ không còn lực bán treo ở cổ phiếu này và có lẽ HPG sẽ tăng theo HSG. Hiện không có thông tin nào về DQC nhưng có tin đồn KQKD Q2 khả quan. Ngày 10/6 và 13/6 sẽ là ngày giao dịch không hưởng quyền và ngày đăng ký cuối cùng trả nốt cổ tức 2015 với tỷ lệ 10% bằng tiền mặt (tương đương 1.000đ/cp) cộng với 10% bằng cổ phiếu của DQC.
• Trong số các mã ngành nông nghiệp và thủy sản, VHC tăng mạnh trước triển vọng kinh doanh năm nay khả quan hơn. VHG cũng tăng. VFG tăng mạnh với KLGD khá. GTN tăng trong khi PAN giảm.
Trên HSX, khối ngoại mua ròng hơn 104,3 tỷ đồng. MBB tiếp tục dẫn đầu về giá trị mua ròng với 43,5 tỷ đồng. VIC và GAS cũng được mua ròng tích cực, tương ứng giá trị 16,3 và 15,7 tỷ đồng. Chiều ngược lại, HAG bị bán ròng mạnh nhất, đạt hơn 7,7 tỷ đồng. Trên HNX, khối ngoại mua ròng 18,36 tỷ đồng. KHB dẫn đầu về khối lượng mua ròng với 460 nghìn đơn vị, tiếp theo đó là VGS với 2474 nghìn đơn vị. Chiều ngược lại, SHB bị bán ròng 500 nghìn đơn vị.
3. Thông tin Doanh nghiệp:
VTO: Giá dầu thấp ủng hộ các doanh nghiệp vận tải xăng dầu
Từng bị “đánh giá kém lạc quan” khi NĐT quan ngại giá dầu ở mức thấp sẽ tác động xấu lên triển vọng của các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực, tuy nhiên, KQKD của các DN vận tải xăng dầu (tanker) đang chứng minh điều ngược lại. Trong khuôn khổ bản tin nhận định thị trường ngày hôm nay, Chuyên viên xin được cung cấp đến quý NĐT quan điểm về triển vọng của CTCP Vận tải xăng dầu Vitaco (VTO-HSX) trong năm 2016.
VTO cùng với VIPCO (VIP-HSX) là những thành viên chủ lực của TCT vận tải thủy Petrolimex (PG Tanker) chuyên đảm trách nhiệm vụ XNK xăng dầu cho Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex). Hiện tại, VTO sở hữu đội tàu năng lực gần 160.000 DWT gồm 5 tàu viễn dương (chiếm 88% năng lực) và 3 tàu vận tải ven biển. Trong đó, Công ty đang cho PG Tanker thuê 5 tàu viễn dương theo hình thức định hạn (Time charter) chủ yếu nhập khẩu xăng dầu từ Singapore và các nước trong vùng phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa. Đội tàu với tuổi trung bình khá thấp dưới 12 tuổi (nhóm tàu viễn dương chỉ ~9 tuổi) giúp tiết giảm chi phí hoạt động (lên đà, nhiên liệu) và đáp ứng các điều kiện hoạt động vận tải xăng dầu quốc tế ngày càng khắt khe.
Trái với tình cảnh của các doanh nghiệp khai thác dầu khí thượng và trung nguồn, giá dầu thô thế giới thấp tác động khá tích cực lên HĐKD của các đơn vị vận tải xăng dầu. Đối với VTO, giá nhiên liệu thấp tuy không giúp Công ty hưởng lợi trực tiếp từ việc tiết giảm chi phí khi mà các hợp đồng thuê tàu là “định hạn”, điều này lại gián tiếp kích thích nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu và tích trữ dầu tăng mạnh kéo theo nhu cầu tàu dầu tăng cao. Trong năm 2015, mặc dù tỉ giá USD/VND ảnh hưởng khá mạnh đến LN ròng nhưng điều cần nhận thấy ở đây là hoạt động cốt lõi (vận tải bằng tàu) của Công ty vẫn cho thấy mức tăng trưởng gần 11% yoy và biên LNG của hoạt động này cũng tăng lên 18,3% từ 17,5%.
Trong năm 2016, VTO đặt kế hoạch đạt 115 tỷ đồng LNTT (tăng mạnh gần 60% so với 2015) và mức chi trả cổ tức bằng tiền là 8%. Chuyên viên cho rằng khả năng Công ty đạt được kế hoạch này là khá cao do VTO được Cty mẹ nâng cước thuê tàu thêm 5% từ quý 04/2015. Thứ hai, Công ty đã đầu tư thanh lý và thay thế 02 tàu hết khấu hao (tổng tải 5.940DWT) bằng tàu Nhà Bè 08 tải trọng 7.000DWT từ tháng Q2/2015. Bên cạnh đó, VTO sẽ đầu tư 1 tàu chở dầu Mazut (~20.000DWT) với tổng chi phí ~22 triệu USD vào Q2/2016 sẽ giúp biên lợi nhuận cải thiện thay vì thuê ngoài. Theo VTO, tổng nhu cầu dầu mazut ở Việt Nam khoảng 500.000 tấn/năm, do đó, Công ty cho rằng số ngày vận doanh của tàu này sẽ rất ổn định. Về cơ cấu vốn, nếu VTO tiếp tục giữ dòng tiền kinh doanh khá tốt ~400 tỷ/ năm như hiện tại, tỉ lệ đòn bẩy của Công ty D/E (sau khi đầu tư tàu mới) nằm dưới 65%. Đây là một tỉ lệ lành mạnh và thấp hơn so với trung bình ngành 70-80%. Trong năm 2017, Công ty có thể sẽ tiến hành thay thế tàu Nhà Bè 03 (đã già) bằng một tàu mới với lợi nhuận thanh lý ước ~15-20 tỷ.
Chuyên viên đánh giá hoạt động vận tải xăng dầu ở Đông Nam Á là khá tích cực trong dài hạn hỗ trợ bởi hoạt động sản xuất công nghiệp năng động của vùng. Giá dầu thế giới được kỳ vọng sẽ duy trì 60-70USD/thùng trong 3 năm tới là yếu tố cơ bản giữ nhu cầu tiêu thụ và vận tải xăng dầu luôn ở mức cao. Riêng VTO, KQKD 2016 sẽ tăng trưởng mạnh nhờ các yếu tố đã phân tích trên. Tuy nhiên, Chuyên viên dự báo tốc độ này sẽ chậm lại sang năm 2017 khi mà lượng cung tàu mới bắt đầu gia nhập thị trường. Ngoài ra, diễn biến tỉ giá USD/VND là một rủi ro cần chiết khấu khi xem xét các DN vận tải biển vốn có dư nợ vay ngoại tệ cao. Về mặt định giá, nếu đạt kế hoạch LNST 2016, EPS của VTO (đã trừ CP phúc lợi) ~ 1.000 đồng tương đương với mức P/E forward ~8x. Chuyên viên cho rằng, NĐT cá nhân với khả năng chịu rủi ro cao có thể xem xét cơ hội đầu tư cổ phiếu VTO khi giá điều chỉnh về vùng thấp hơn.
—————————–
VHC: Doanh thu xuất khẩu của VHC trong tháng 5 đạt cao nhất từ trước đến nay nhờ triển vọng tích cực từ thị trường Mỹ. Chuyên viên điều chỉnh tăng dự báo cho 2016. Tiếp tục duy trì đánh giá Khả quan
Doanh thu tháng 5 đạt kỷ lục dù đây là thời gian thấp điểm của nhu cầu. Điều này là do 2 doanh nghiệp xuất thứ 2 và thứ 3 gặp khó khăn. Trong đó một doanh nghiệp bị tạm cấm xuất khẩu vì phát hiện dư lượng kháng sinh trong sản phẩm. Doanh nghiệp còn lại chịu thuế chống bán phá giá theo chương trình POR7 tăng hơn 6 lần. Do vậy nhu cầu từ 2 doanh nghiệp này đã chuyển sang để VHC đáp ứng. Trên thực tế đây là nhân tố tạm thời những rõ ràng hiện VHC không có đối thủ nganh tầm trong ngành. Với thông tin này cộng với việc chương trình giám sát cá da trơn sẽ sớm quay lại chương trình cũ là giám sát tại cảng (ít nghiêm ngặt hơn); Chuyên viên quyết định điều chỉnh tăng dự báo LNST 2016 với mức tăng trưởng 32%.
Tiếp tục duy trì đánh giá Khả quan. P/E dự phóng 8,2 lần vẫn ở mức hợp lý. Triển vọng tăng trưởng năm nay là rất vững chắc và là động lực chính cho giá cổ phiếu. Nhờ vị thế là doanh nghiệp tốt nhất trong ngành, hiện VHC đang gặt hái thành quả.
Hôm qua VHC đã công bố doanh thu xuất khẩu tháng 5 đạt mức cao nhất từ trước đến nay là 28,5 triệu USD (tăng 50% so với cùng kỳ) mặc dù hiện là thời gian thấp điểm của nhu cầu. Doanh thu thường đạt cao nhất vào tháng 11/tháng 12; vào khoảng 25-26 triệu USD. Theo ban lãnh đạo, lý do ở đây là (1) công ty hưởng thuế chống bán phá giá 0% tại thị trường Mỹ (2) doanh nghiệp xuất khẩu cá tra thứ 2 và thứ 3 hiện gặp khó khăn cộng với (3) công ty có đội ngũ bán hàng mạnh tại Mỹ, Trung Quốc, châu Âu và Mỹ Latinh. So với cùng kỳ năm ngoái, cả doanh thu và sản lượng xuất khẩu trong tháng 5 tăng 50%.
Lợi thế lớn của VHC tại thị trường Mỹ là hưởng thuế chống bán phá giá 0% – Theo phán quyết của Tòa án Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ vào ngày 30/3/2016 về Kết quả cuối cùng rà soát hành chính lần thứ 7 đã điều chỉnh (POR7, từ 2009 đến 2010), mức thuế chống bán giá áp dụng cho VHC là 0 USD/kg trong khi 10 doanh nghiệp khác được điều chỉnh thành 0,19USD/kg. Hiện chỉ có 3 doanh nghiệp đang xuất khẩu vào thị trường Mỹ (Vĩnh Hoàn, Biển Đông, Golden Quality).
Sản phẩm của Golden Quality gần đây đã không vượt qua được chương trình giám sát của Mỹ – Vào đầu tháng 5, Cục Thanh tra và An toàn thực phẩm Hoa Kỳ, thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đã từ chối cho nhập khẩu các chuyến hàng của Golden Quality vào Mỹ vì có dư lượng kháng sinh bị cấm ở mức cao. Sản phẩm Golden Quality hiện nằm trong danh sách không được phép đưa vào thị trường Mỹ cho đến khi có thể chứng minh không có dư lượng kháng sinh. Và điều này sẽ khiến khách hàng tại Mỹ chuyển sang sản phẩm của VHC.
Trong khi đó Biển Đông hiện phải chịu mức thuế chống bán phá giá là 0,19USD/kg – trong khi đó theo POR 7, mức thuế chống bán phá giá của Biển Đông tăng từ 0,03USD/kg lên 0,19USD/kg. Theo đó từ ngày 11/4/2016, Biển Đông sẽ phải ký quỹ thêm 0,16USD/kg cho phần sản lượng đã xuất khẩu sang Mỹ trong giai đoạn POR7. Mức thuế 0,16USD/kg tăng thêm sẽ làm giá bán bình quân tăng 5,7% lên khoảng 2.8USD/kg và sẽ khiến giá của Biển Đông tăng so với giá của VHC. Ban lãnh đạo VHC ước tính có thể nâng giá bán thêm 6-8% mà không làm phát sinh chi phí, từ đó giúp cải thiện tỷ suất lợi nhuận gộp.
Như vậy hai đối thủ cạnh tranh gần nhất đã tạm thời không thể xuất khẩu vào Mỹ hoặc gặp khó khăn khi xuất khẩu nên VHC sẽ hưởng lợi. Bên cạnh đó với những thông tin gần đây là Chương trình Giám sát cá da trơn mới ngặt nghèo hơn có khả năng sẽ bị hủy bỏ và thay vào đó là chương trình giám sát cũ tại cảng xuất khẩu ít nghiêm ngặt hơn như đã đề cập trong báo cáo gần đây, thi triển vọng xuất khẩu vào thị trường chủ chốt là Mỹ của VHC đã được cải thiện đáng kể. Thị trường Mỹ chiếm 63% tổng doanh thu xuất khẩu của VHC trong Q1/2016.
Chuyên viên điều chỉnh tăng dự báo cho năm 2016 – Chuyên viên hiện dự báo doanh thu thuần 2016 đạt 7.884 tỷ đồng (điều chỉnh tăng 2.8% so với dự báo gần nhất), tăng trưởng 21,4% và LNST đạt 425 tỷ đồng (điều chỉnh tăng 11.2% so với dự báo gần nhất), tăng trưởng 32%. Hiện cổ phiếu VHC có P/E dự phóng là 8,2 lần và là mức P/E hợp lý. Tiếp tục duy trì đánh giá Khả quan.
—————————–
FDC: Giảm mạnh kế hoạch lợi nhuận và cổ tức năm 2016 ĐHCĐ thường niên CTCP Ngoại thương và Phát triển đầu tư TP. HCM (FDC – sàn HOSE) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2016 với các chỉ tiêu giảm khá mạnh. Cụ thể, FDC đặt mục tiêu tổng doanh thu 157,79 tỷ đồng, tăng 16,58% so với kết quả năm 2015; tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế và sau thuế lần lượt 31,52 tỷ đồng và 26,15 tỷ đồng, giảm 47,82% vè 53,7% so với năm ngoái. Tỷ lệ chia cổ tức cũng giảm mạnh xuống còn 9%. Tại Đại hội, FDC cũng đã thông qua việc điều chỉnh mức chia cổ tức trong năm 2015 từ 39% xuống còn 33%, tương ứng khoản chi trả 91,11 tỷ đồng. Lợi nhuận sau khi chia cổ tức và trích thưởng của FDC đạt 10,65 tỷ đồng. Ngoài ra, Đại hội còn thông qua danh sách 3 ứng cử thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2014-2019 gồm ông Nguyễn Ngọc Trường Chinh, ông Quan Minh Tuấn và ông Lưu Minh Thiện; đồng thời miễn nhiệm 3 thành viên HĐQT gồm ông Nguyễn Hoàng Giang, bà Nguyễn Thị Thu Hiền và bà Phạm Thị Hoài Thơ. Đáng chú ý, tại đại hội, FDC đã thông qua phương án phát hành cổ phiếu để hoán đổi với cổ phiếu của CTCP Thiết kế và Xây dựng Đất Phúc và cổ phiếu của CTCP Bách Kinh. Số lượng dự kiến phát hành là 11,04 triệu cổ phiếu, FDC sẽ tăng vốn điều lệ từ hơn 276 tỷ đồng lên 386,5 tỷ đồng. Được biết, quý I/2016, FDC đạt 1,44 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 44,4% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế âm 2,2 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi 783 triệu đồng. Sau phiên tăng khá mạnh ngày 1/6, FDC trở lại mốc tham chiếu khi chưa có giao dịch khớp lệnh nào. Hiện FDC đang đứng giá 27.000 đồng/CP.
—————————–
CII đăng ký bán 4,13 triệu cổ phần LGC
CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh công bố đăng ký bán 4,13 triệu cổ phần LGC. Dự kiến sau giao dịch, CII giảm tỷ lệ sở hữu tại LGC từ 67,36% xuống còn 65,22%.
—————————–
VIP: Phát hành gần 4.5 triệu cp thưởng Cụ thể, CTCP Vận tải Xăng dầu Vipco dự kiến phát hành 4,479,538 cp cho cổ đông hiện hữu nhằm tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu với tỷ lệ thực hiện 100:7
4. Điểm nhấn tin tức trong ngày:
OPEC nhóm họp vào ngày 02/06. Hôm nay, cuộc họp giữa các thành viên các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC sẽ diễn ra với trọng tâm là thảo luận về tình hình sản lượng dầu thô của các nước trong thời gian tới. Tuy nhiên, với lập trường còn nhiều khác biệt giữa các bên, cụ thể là giữa Ả Rập Saudi và Iran thì nhiều khả năng sẽ không có biện pháp hạn chế sản lượng nào được đưa ra trong cuộc họp này. Diễn biến giá dầu thô trên thị trường thế giới trong các phiên gần đây cũng đang dao động hẹp trong khoảng giá từ 48-50 USD/thùng khi nhà đầu tư đang trong trạng thái chờ đợi kết quả của cuộc họp. Dù có thể không bất ngờ về kết quả nhưng điều thị trường kỳ vọng nhất vẫn là thông điệp của các bên đưa ra về định hướng sản lượng trong thời gian tới. Nếu các thành viên chủ chốt vẫn kiên định với định hướng không đóng băng hoặc cắt giảm sản lượng, nhà đầu tư có thể sẽ có ít nhiều thất vọng, khiến khả năng giá dầu vượt qua ngưỡng kháng cự 50 USD/thùng gặp nhiều thách thức hơn. Chuyên viên đánh giá yếu tố này có thể sẽ gây bất lợi cho giá nhóm cổ phiếu dầu khí trong ngắn hạn, nhất là trong bối cảnh nhóm cổ phiếu này sau giai đoạn tăng giá hiện đã chạm đến vùng bán kỳ vọng của nhà đầu tư.
—————————–
Thủ tướng cam kết giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng
Giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng cho 2016 – Tại Phiên họp thường kỳ tháng 5 của chính phủ đã đánh giá, phân tích kỹ tình hình kinh tế-xã hội 5 tháng đầu năm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng GDP 6,7%. Thủ tướng đã tái khẳng định một trong những quyết sách đầu tiên khi trở thành Thủ tướng cho dù GDP Q1 tăng trưởng kém do sự suy giảm của ngành nông nghiệp (do tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn tại khu vực ĐBSCL) và dầu khí (giá dầu giảm).
Không tăng giá điện bán lẻ trong năm nay – Thủ tướng cũng chỉ đạo không tăng giá điện bán lẻ trong năm nay. Lần tăng giá điện gần đây nhất diễn ra vào tháng 3/2015 với mức tăng 7,5%. Với giá đầu vào sản xuất điện giảm thì điều này là không có gì bất ngờ.
Chuyên viên giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP năm nay là 6,3% – Chuyên viên kỳ vọng GDP Q2 sẽ có sự cải thiện; tuy nhiên nếu tốc độ tăng trưởng 3 quý tiếp theo ở mức xấp xỉ cùng kỳ 2015, thì tăng trưởng GDP năm nay khó lòng vượt mức 6,3%; và đây vẫn là dự báo của Chuyên viên từ đầu năm.
—————————–
Tín dụng tăng khá mạnh, tăng 4,52% so với đầu năm. Cung tiền M2 tăng 5,88% so với đầu năm.
Trên Website của chính phủ hôm nay đã công bố thông tin tín dụng tăng 4,52% so với đầu năm (cùng kỳ tăng 4,26%) trong khi cung tiền M2 tăng 5,88% so với đầu năm (cùng kỳ tăng 3,64%). Cả hai số liệu trên tại thời điểm ngày 20/5.
NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 18-20% trong năm nay và có vẻ quyết tâm để đạt mục tiêu này. Hầu hết ngân hàng lớn cũng đặt mục tiêu tăng trưởng ở mức này. Chỉ có một chi tiết đi ngược với mục tiêu này là Bộ Tài chính yêu cầu BID & CTG không trả cổ tức bằng cổ phiếu mà trả bằng tiền mặt. Và điều này sẽ gây khó khăn cho BID & CTG trong việc đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm nay vì có hệ số CAR thấp trừ khi những ngân hàng này tăng vốn cấp 1 (hiện nhiều ngân hàng đang gặp khó khăn khi tăng vốn gấp 1). Trên thực tế trả cổ tức bằng cổ phiếu là cách ngân hàng cải thiện vốn của mình. Hiện chưa có kết luận cuối cùng về vấn đề này và Chuyên viên giả định là mục tiêu đề ra có thể đạt được.
Cung tiền M2 tăng là dấu hiệu tích cực cho thị trường chứng khoán – Cung tiền M2 tăng là dấu hiệu tích cực cho thị trường chứng khoán và cho thấy sự cải thiện rõ rệt so với năm ngoái. Theo đó chênh lệch thanh khoản tự do (phần chênh lệch giữa tăng trưởng cung tiền M2 và tăng trưởng tín dụng) sẽ xuất hiện trở lại. Nói chung thanh khoản tự do được coi là sẽ làm tăng giá tài sản như BĐS, cổ phiếu và trái phiếu. Chênh lệch thanh khoản tự do đã thu hẹp và biến mất từ Q3/2014 cho đến đầu Q1/2016. Là khoảng thời gian Vnindex biến động trong biên độ 510-650. Luận điểm mà Chuyên viên luôn đưa ra là nếu chênh lệch thanh khoản dương được duy trì thì cuối cùng thị trường chứng khoán sẽ bứt phá tăng.
5. Sự kiện nổi bật ngày mai (03/06/2016):
03/06/2016 10:00 VNM Ngày GDKHQ Trả cổ tức đợt 2/2015 bằng tiền, 2,000 đồng/CP
03/06/2016 10:00 TET Ngày GDKHQ Trả cổ tức đợt 2/2015 bằng tiền, 500 đồng/CP
03/06/2016 10:00 VSC Trả cổ tức đợt 2/2015 bằng tiền, 1,000 đồng/CP
03/06/2016 10:00 SZL Ngày GDKHQ Trả cổ tức năm 2015 bằng tiền, 1,600 đồng/CP
03/06/2016 10:00 VNE Họp ĐHCĐ thường niên năm 2016
6. Danh mục cổ phiếu khuyến nghị đầu tư:
Ghi chú:
– “Giá mục tiêu” và “Giá cắt lỗ” sẽ được cập nhật dựa trên diễn biến giao dịch hàng ngày của từng mã.
– Vào ngày giao dịch không hưởng quyền, các mức giá cũng được điều chỉnh tương ứng.
—————————–
Nguồn: Tổng hợp từ các CTCK
Phan Nhật Cường – Chuyên viên Tư vấn Chứng khoán Cao cấp.
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
Điện thoại / Zalo / Viber: 0912.842.224
Skype: dautu.cophieu
Email: dautucophieu68@gmail.com
Website: dautucophieu.net