DANH MỤC

Mobile / Zalo: 0912 842 224
Đầu tư Cổ phiếu Group Facebook

Nhận định thị trường ngày 23/12/2015 gồm cập nhật về ETF cần 12 triệu USD trả cổ tức, tỷ giá, CPI tháng 12 của Hà Nội, HUT, JVC, KDC, đấu giá Vinamotor

Lượt xem: 13,224 - Ngày:
Chia sẻ

1. Nhận định thị trường:

Trên đồ thị, thân nến có dạng Hammer của phiên 22/12 cho thấy bên bán vẫn đang giữ vai trò kiểm soát xu hướng tại thời điểm đóng cửa. Cụ thể, phần bóng trên khá dài (bao quát phần lớn diễn biến phiên liền trước) kèm theo việc VN-Index đóng cửa ở gần mức thấp nhất trong ngày phản ánh nỗ lực hồi phục đã xuất hiện nhưng đang bị hạn chế bởi lượng cung hàng cuối phiên. Thanh khoản thấp khẳng định hiện tượng bán tháo không diễn ra tuy nhiên điều này cũng đồng thời cho thấy cầu đang trong trạng thái ít vận động. Nhiều khả năng VN-Index sẽ hình thành vùng dao động hẹp 560-575 điểm. Nếu xuyên thủng 560 điểm thì xu hướng giảm trung hạn sẽ lại tiếp tục, nếu vượt qua vùng 575 điểm thì xu hướng tăng sẽ hinh thành. Và xu hướng của VN-Index hiện tại đang không rõ ràng và rất khó xác định. Do vậy nhà đầu tư tiếp tục duy trì sự thận trọng và chờ đợi thêm các tín hiệu mới.

Đồ thị VN-Index ngày 22/12/2015

Đồ thị VN-Index ngày 22/12/2015. Nguồn: Amibroker

 

Về chỉ báo, do Bollinger bands đang có chiều hướng thu hẹp và ATR đi ngang trong vùng giá trị thấp nên rủi ro xuất hiện của biến động mạnh trong các phiên kế tiếp là không lớn. Tuy nhiên, giai đoạn này nhà đầu tư ngắn hạn cần lưu ý nhiều hơn đến dấu hiệu từ nhóm các Momentum Indicator do nhóm này đang có dao động tích cực hơn xu hướng giá. Trong thời gian tới, nếu vùng hỗ trợ không bị xuyên thủng thì nhiều khả năng thị trường sẽ có nhịp hồi phục tích cực hơn với những dấu hiệu dự báo sớm nhất có thể bắt đầu từ các Momentum nhạy như ROC, Stochastic…Do đó, Nhật Cường cho rằng chỉ số VN-Index có thể sẽ tiếp tục giảm nhẹ trong đầu phiên giao dịch ngày mai và quay lại nhịp tăng khi tiến về gần các vùng hỗ trợ 560 điểm. Đồng thời, Nhật Cường cũng đánh giá mức độ rủi ro ngắn hạn vẫn ở mức thấp, cho nên các nhà đầu tư cần hạn chế bán tháo bằng mọi giá ở các nhịp giảm điểm.

Ngày mai, cổ phiếu giao dịch trong phiên tái cơ cấu danh mục của hai quỹ ETFs sẽ về tài khoản nhà đầu tư tham gia bắt đáy. Do đó, nhiều khả năng thị trường đã bị ảnh hướng tâm lý một phần từ quan ngại này do lo sợ hoạt động chốt lời và cắt lỗ của dòng tiền lướt sóng sẽ diễn ra mạnh mẽ trong ngày mai. Dòng tiền đã đứng ngoài thị trường khá nhiều trong phiên hôm nay, với GTGDKL trên HOSE chỉ vào khoảng 1.200 tỷ đồng, giảm hơn 20% so với phiên hôm qua. Đồng thời, chỉ số VN-Index cũng bị kéo khá mạnh vào cuối phiên về dưới mức giá tham chiếu, tức đóng cửa giảm nhẹ 0,1%, nguyên nhân chính đến từ lực bán mạnh vào phiên chiều ở một số mã như: VCB, BVH, FPT…

Thống kê cho thấy áp lực chốt lời trong đầu phiên ngày mai sẽ khá cao. Thống kê các mã đã được bắt đáy trong phiên tái cơ cấu danh mục của quỹ ETFs trong phiên 18/12 (tức các mã có giá giảm trong phiên 18/12), chúng tôi nhận thấy đa phần các mã này đều đang có suất sinh lời dương, với các mã nổi bật như: VIC (+4,0%), VCB (+3,2%), PVT (+6,7%), PPC (+6,1%), SHB (+6,7%), BVH (+2,0%),…Do đó, nhiều khả năng thị trường trong phiên mai sẽ đối diện lực bán chốt lời ở nhóm cổ phiếu này trong các nhịp hồi phục.

Đồng thời, theo Nhận định thị trường ngày 14/12/2015 thì các cổ phiếu bị quỹ ETFs bán hoặc loại vẫn có thể mang lại lợi nhuận trong chiến thuật đầu tư ngắn hạn.

Ngoài ra, Thị trường đang vào thời kỳ thanh khoản thấp do yếu tố thời vụ (mùa lễ Tết quan trọng trong năm) nên không quá kỳ vọng dòng tiền sẽ trở lại mạnh mẽ. Đồng thời, theo nguyên tắc giao dịch thông thường, trong giai đoạn thanh khoản thấp thị trường rất dễ bị phản ứng thái quá, tức thị trường bị chi phối bởi giao dịch của các mã vốn hóa lớn, như trường hợp đảo chiều trong ngày hôm nay bởi giao dịch của VCB, BVH,… Nhà đầu tư dài hạn cũng sẽ tranh thủ các phiên thanh khoản thấp để tích lũy cổ phiếu một cách từ tốn và gây tâm lý chán nản lên người cầm cổ phiếu. Nhà đầu tư nên kiên định với quy luật đầu tư của bản thân và hoạch định lượng tiền mặt cần dùng trong các dịp lễ Tết và thời điểm rút tiền ra khỏi thị trường để lên kế hoạch giao dịch có lợi trong điều kiện thanh khoản thấp, tránh rơi vào tâm lý bán tháo đáp ứng nhu cầu thanh khoản tiền mặt.

Hệ thống chỉ báo xu hướng vẫn duy trì mức giảm xu hướng ngắn hạn trên chỉ số VN-Index và giữ mức kháng cự của hệ thống ở mức 579.31 điểm. Do đó, các nhà đầu tư ngắn hạn nên tiếp tục nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu hiện tại và chờ điểm mua an toàn được hình thành. Đồng thời, trên quan điểm rủi ro, các nhà đầu tư ngắn hạn có thể thêm một phần tỷ trọng cổ phiếu ở các nhịp giảm điểm.

2. Điểm nhấn phiên giao dịch ngày 22/12/2015:

Áp lực bán lớn vào cuối phiên đẩy thị trường giảm nhẹ 0.1% so với phiên hôm qua, thanh khoản sụt giảm, độ rộng thị trường tiêu cực. Khối ngoại bán ròng 39 tỉ đồng trên cả hai sàn, VNM ETF discount -0.78%, FTSE ETF premium 0.01%.

Thị trường giảm điểm nhẹ, VN-Index giảm 0,55 điểm (0,1%) xuống còn 566,35 điểm trong khi HNX-Index giảm 0,17 điểm (-0,21%) xuống 78,56 điểm. Thanh khoản giảm mạnh trên HOSE và tăng nhẹ trên HNX, cụ thể giá trị giao dịch trên HOSE đạt 1427,55 tỷ đồng (-32,2%) tương ứng 84,5 triệu cổ phiếu, còn giá trị giao dịch trên HNX đạt 435 tỷ đồng (+7,7%) tương ứng 45,26 triệu cổ phiếu.

Giao dịch trên thị trường bắt đầu có phần chậm lại trong phiên này, các chỉ số tăng điểm đầu phiên nhưng thiếu lực cầu mạnh để duy trì đến khi đóng cửa. Các mã cổ phiếu lớn FPT, BVH, CTG, SSI, KDC, NTP, ACB…đảo chiều giảm giá vào cuối phiên là nguyên nhân thị trường giảm xuống dưới mốc tham chiếu. Ở chiều ngược lại, các cổ phiếu dầu khí như GAS, PVD, PVS, PVC…bất ngờ tăng giá dù giá dầu thế giới tiếp tục giảm. Số mã giảm trên hai sàn vẫn chiếm đa số với 90 mã tăng/113 mã giảm trên HOSE và 66 mã tăng/93 mã giảm trên HNX.

Nhà đầu tư nước ngoài giảm giao dịch trên cả hai sàn. Trên HOSE, họ bán ròng 43,9 tỷ đồng vẫn tập trung vào mã MSN (-41,4 tỷ), ngoài ra họ còn bán ra các mã GAS (- 8,9 tỷ), DPM (-8,5 tỷ), HPG (-6,9 tỷ) trong khi đó họ cũng mua vào VCB (+9,1 tỷ), VIC (+5 tỷ). Trên HNX, họ tiếp tục mua ròng 5,37 tỷ đồng với các mã được mua nhiều như VCS (+3,3 tỷ), SHB (+2,49 tỷ).

NĐTNN liên tiếp bán ròng đã tác động không nhỏ đến tâm lý của giới đầu tư. Thông tin VNM ETF sẽ trả cổ tức (0,499$/ccq) vào ngày 28/12 tới khiến nhiều nhà đầu tư thận trọng hơn trong quyết định mua ngay hay tiếp tục chờ đợi. Ước tính quỹ VNM ETF sẽ trả khoảng 12,8 triệu USD tiền cổ tức cho nhà đầu tư (với quy mô 25,65 triệu ccq). Lượng tiền mặt gần nhất quỹ công bố có khoảng 330.000 USD (tương ứng với tỷ trọng 0,09%).

3. Thông tin Doanh nghiệp:

HUT: Năm 2015, kết quả kinh doanh Tasco dự kiến vượt kế hoạch với LNST công ty mẹ đạt khoảng 183 tỷ đồng, hợp nhất 200 tỷ đồng, tương ứng EPS 1.557 đồng. Trong Q4 2015, Tasco sẽ thực hiện ghi nhận doanh thu và lợi nhuận từ Dự án BT39 theo kế hoạch và một phần của Dự án Khu nhà ở sinh thái tại Xuân Phương.

Tasco dự kiến chi trả cổ tức tiền mặt 700 đồng/cổ phần trong Q1 2016. Công ty kỳ vọng tỷ lệ chi trả cổ tức sẽ ở mức 15% và 18% trong giai đoạn 2016 – 2017.

Tasco sở hữu quỹ dự án bất động sản lớn và đủ để đảm bảo lợi ích cho cổ đông trong giai đoạn 2016 – 2018. Đại diện Tasco chia sẻ bên cạnh Dự án Khu nhà ở sinh thái tại xã Xuân Phương đang triển khai, Công ty được nhận thêm Dự án Đơn vị ở 1 thuộc KĐT mới Xuân Phương, là dự án đối ứng để hoàn vốn cho dự án BT Lê Đức Thọ, với tổng mức đầu tư dự kiến 3.000 tỷ đồng.

Khu nhà ở sinh thái được coi là dự án đem lại nguồn thu lớn và chủ yếu cho doanh nghiệp trong năm 2016. Phần còn lại sẽ được ghi nhận tiếp trong năm 2017. Hiện tại, Dự án này đã thi công hoàn thành cơ bản hạ tầng 20ha trên tổng diện tích 38 ha, khoảng 96 căn sẽ thi công xong móng tính đến hết tháng 12/2015. Dự kiến đến Q2 2016 sẽ hoàn thành toàn bộ hạ tầng dự án.

Năm 2016, Công ty sẽ triển khai dự án nâng cấp mở rộng đường 70 đoạn từ Láng – Hòa Lạc đến Nhổn với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 2.000 tỷ đồng. Dự án này sau khi hoàn thiện sẽ tiếp tục đem lại doanh thu và lợi nhuận lớn cho Tasco như các Dự án BT21 và BT39 đã thực hiện trước đây, bên cạnh hoạt động kinh doanh bất động sản dự kiến triển khai trong tương lai.

Năm 2016, chúng tôi dự báo DTT và LNST của Tasco sẽ có sự cải thiện vượt bậc với giá trị ước tính đạt tương ứng 3.553 tỷ đồng và 404 tỷ đồng nhờ dự đóng góp từ 2 dự án lớn Khu nhà ở sinh thái và Dự án 48 Trần Duy Hưng.

Khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu HUT với giá mục tiêu 12 tháng là 13.900 đồng, tăng 21% so với mức giá hiện tại 11.500 đồng ngày 22/12/2015. Với 2 dự án lớn là Khu nhà ở sinh thái tại Xuân Phương và Dự án đơn vị ở 1, Tiềm năng tăng trưởng của Tasco trong giai đoạn 2016 – 2018 là tương đối khả quan.

—————————————————————————————————————

JVC: Sở GDCK TP HCM vừa thông báo về việc đưa cổ phiếu CTCP Thiết bị Y tế Việt Nhật (mã JVC) vào diện cảnh báo. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 28/12. Nguyên nhân khiến JVC bị đưa vào diện cảnh báo do Công ty thường xuyên vi phạm quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.

—————————————————————————————————————

KDC: Công ty cổ phần Tập đoàn Kido (mã KDC) công bố kết quả giao dịch cổ phiếu quỹ. Theo đó, công ty này đã hoàn thành việc mua vào 29,5 triệu cổ phiếu quỹ như đã đăng ký trước đó. Giao dịch thực hiện từ 17/11 đến 16/12/2015 thông qua khớp lệnh và thỏa thuận trên sàn. Sau giao dịch, Kido chính thức nắm giữ gần 51 triệu cổ phiếu quỹ. Tổng số tiền đã chi ra để mua lại lượng cổ phiếu quỹ này vào khoảng gần 2.000 tỷ đồng.

—————————————————————————————————————

Phiên đấu giá thứ 2 của Vinamotor sẽ được tổ chức vào đầu năm 2016 với kỳ vọng sẽ nhận được nhiều quan tâm hơn

97,7% cổ phần của Tổng Công ty Công nghiệp Ô tô Việt Nam (Vinamotor) sẽ được chào bán vào ngày 11/1/2016 – Sáng nay, Bộ Giao thông Vận tải (MoT) thông báo chi tiết phiên đấu giá 97,7% cổ phần (sở hữu nhà nước) tại Vinamotor. Vinamotor có vốn điều lệ là 876 tỷ đồng (87.602.823 cổ phiếu) với tỷ lệ sở hữu của Nhà nước là 97,7% tương đương 85.581.223 cổ phiếu. Do đó, Bộ GTVT sẽ bán toàn bộ 85,58 triệu cổ phiếu của Vinamotor ra công chúng với giá khởi điểm là 14.612đ/cp, tương đương giá trị 1.250 tỷ đồng. Lưu ý rằng, trong tháng 3 năm ngoái, Nhà nước cũng đã nỗ lực tổ chức bán đấu giá 51% cổ phần tại Vinamotor (tương đương 51 triệu cổ phiếu). Tuy nhiên, phiên đấu giá này không nhận được thành công như mong đợi và Nhà nước chỉ bán thành công 3,1%, tương đương 2.021.600 cổ phiếu trong tổng số cổ phần chào bán, với mệnh giá 10.000đ/cp. Phiên đấu giá thứ hai dự kiến sẽ thu hút được nhiều quan tâm từ nhà đầu tư hơn.

Danh sách các nhà đầu tư đáp ứng điều kiện sẽ được công bố vào ngày 4/1/2016.

Để đủ điều kiện tham gia đấu giá, nhà đầu tư/các pháp nhân cần thỏa mãn một số yêu cầu – những yêu cầu này được đặt ra để hạn chế người mua và hướng đến đối tác chiến lược:

(1) Nhà đầu tư phải là tổ chức trong nước hoặc nước ngoài.

(2) Người mua phải hoạt động trong cùng ngành hoặc ngành liên quan/hỗ trợ với ngành nghề hoạt động chính của Vinamotor.

(3) Người mua phải đăng ký mua 100% số lượng cổ phần mà Nhà nước chào bán.

(4) Người mua phải đặt cọc 10% giá trị giá tham chiếu hay 125 tỷ đồng trước khi đăng ký tham gia phiên đấu giá.

(5) Vốn điều lệ của tổ chức muốn mua 97,7% cổ phần tại Vinamotor lần này phải ít nhất là 926 tỷ đồng mà không có bất kỳ lỗ lũy kế trên bảng cân đối kế toán tính đến ngày 30/6/2015.

(6) Người mua phải cam kết nắm giữ số cổ phiếu này trong 5 năm.

Trong 6 tháng đầu năm nay, đã có ít nhất 4 tổ chức trong nước bày tỏ mong muốn mua số cổ phần này – Bao gồm TMT, SAM, Vinamco và Thành Công Ninh Bình. Tuy nhiên, với yêu cầu khắt khe về vốn điều lệ tối thiểu phải là 926 tỷ đồng, TMT, một doanh nghiệp sản xuất ô tô đã không đáp ứng yêu cầu này do vốn điều lệ của TMT tính đến ngày 30/6/2015 chỉ là 308 tỷ đồng. Hơn nữa, gần đây, SAM (CTCP Đầu tư và Phát triển Samco, nhà sản xuất cáp) cũng thông báo công ty sẽ rút khỏi phiên đấu giá này mặc dù đã bày tỏ quan tâm trước đó. Nguyên nhân nhiều khả năng liên quan đến phạm vi kinh doanh hiện tại của SAM (là sản xuất cáp và BĐS) không liên quan đến Vinamotor và do đó không thỏa mãn một trong những yêu cầu đối với người mua để đủ điều kiện tham gia đấu giá.

Vinamco hay Thành Công có vẻ là hai người mua nghiêm túc được biết đến vào thời điểm này – Đối với Vinamco (Công ty TNHH Motor N.A Việt Nam), Công ty có vốn điều lệ là 2.000 tỷ đồng và kinh doanh ở nhiều lĩnh vực liên quan đến phân phối và dịch vụ ô tô. Trong đó, thu nhập chính của công ty đến từ showroom Honda tại Tây Hồ, Hà Nội với diện tích 6.000m2. Và Công ty cổ phần Thành Công Ninh Bình, công ty con của Tập đoàn Thành Công đã xin phê duyệt của Bộ GTVT về kế hoạch mua vào toàn bộ cổ phần do Nhà nước kiểm soát tại Vinamotor. Công ty này là nhà phân phối ủy quyền của Hyundai Motor.

Dĩ nhiên, hoàn toàn vẫn có khả năng là có những người mua tiềm năng khác có thể đăng ký thành công tham gia đấu giá. Chúng ta sẽ sớm biết thêm thông tin.

Vinamotor đặt kế hoạch kinh doanh năm 2015 với tăng trưởng doanh thu 4,63% và LNTT tăng mạnh 42,46% – Tương đương dự kiến thu về 871 tỷ đồng (tăng trưởng 4,63%) doanh thu và 72 tỷ đồng LNTT (tăng trưởng 42,46%). Kế hoạch này có có vẻ hợp lý và công ty hoàn toàn có khả năng hoàn thành do theo báo cáo trong 6 tháng đầu năm công ty đã đạt doanh thu 378,5 tỷ đồng và LNST 55 tỷ đồng. Theo đó, hoàn thành 43,45% kế hoạch doanh thu và 76,38% kế hoạch LNTT cả năm. Tỷ suất lợi nhuận gộp 6 tháng đầu năm và tỷ suất LNTT lần lượt đạt khoảng 7,58% và 14,5%. Tỷ suất LNTT cao hơn tỷ suất suất lợi nhuận gộp nhờ đóng góp đáng kể từ doanh thu HĐ tài chính cho thấy việc ghi nhận lợi nhuận từ nhiều khoản đầu tư khác nhau.

Và trong buổi phỏng vấn gần đây với giới truyền thông, Chủ tịch HĐQT Vinamotor cho biết trong 9 tháng đầu năm nay, doanh thu của công ty đã đạt 633,2 tỷ đồng hoàn thành 72,7% kế hoạch doanh thu cả năm trong khi đó LNTT đạt 70,4 tỷ đồng, hoàn thành tới 97,8% kế hoạch lợi nhuận cả năm. Tỷ suất LNTT trong 9 tháng đầu năm cũng tăng vọt đạt 11,1% cho thấy sự cải thiện đáng kể từ mức 6,07% trong năm 2014.

Nhiều khả năng công ty sẽ vượt kế hoạch lợi nhuận đề ra cho cả năm – Ước tính công ty sẽ đạt LNTT là 85 tỷ đồng cho năm nay; theo đó EPS đạt 971đ. Tại giá khởi điểm là 14.612đ thì P/E dự phóng 2015 đã là 15 lần.

Tỷ lệ cổ tức năm 2015 bằng 6,5% mệnh giá.

Số lượng xe tiêu thụ năm 2014 tăng 55,6% chủ yếu nhờ cầu đối với xe bus và xe tải trọng tải lớn tăng – Vinamotor sản xuất & lắp ráp xe bus (23-52 chỗ) và xe tải (trọng tải nhỏ & trung bình dưới 10 tấn) với thương hiệu Vinamotor & Transinco. Công ty hợp tác với Hyundai để lắp ráp và bán xe. Vinamotor còn lắp ráp xe gắn máy, sản xuất một số phụ tùng ô tô và phân phối xe hơi. Công ty còn đầu tư vào nhiều lĩnh vực ngoài ngành kinh doanh chính, thể hiện ở doanh thu HĐ tài chính đạt cao. Công ty hiện có 5 đơn vị hạch toán phụ thuộc, 11 công ty con, 16 công ty liên kết và 2 liên doanh. Trong năm 2014, theo VAMA, công ty đã tiêu thụ được 2.686 xe (tăng 55,6%) và giữ 2% thị phần (năm 2013 là 1,8%).

Nhu cầu đối với hai dòng sản phẩm quan trọng của công ty là xe bus 47 chỗ và xe tải đã tăng mạnh. Trong đó nhu cầu đói với xe tải tăng mạnh là do quy định hạn chế tải trọng áp dụng vào Q2/2014. Tuy nhiên số lượng xe tiêu thụ tăng không chuyển hết thành lợi nhuận vì công ty có nhiều khoản đầu tư ngoài ngành kinh doanh chính; chủ yếu trong lĩnh vực khách sạn du lịch chẳng hạn như đầu tư vào các công ty lữ hành và khách sạn; và điều này đã ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty trong năm 2014. Cũng trong 2014 (từ 30/5-31/12/2014), doanh thu hợp nhất đạt 823,6 tỷ đồng và LNST đạt khoảng 50,54 tỷ đồng. Công ty đã trả cổ tức tiền mặt bằng 4,7% mệnh giá trong năm 2014.

Các NĐT tiềm năng có lẽ thấy được giá trị đầu tư của Vinamotor ở các tài sản như khách sạn và đất đai – do công ty có nhiều công ty con và sở hữu nhiều đất, nên có lẽ giá trị đầu tư đối với Vinamotor nằm cả ở đây. Tuy nhiên do thông tin công bố hạn chế và các NĐT tài chính sẽ khó lòng khai thác được những giá trị trên trong lần đấu giá này (NĐT tài chính đã không mấy mặn mà trong lần đấu giá đầu tiên). Và sẽ cần nhiều công sức trong vài năm tới để tái cơ cấu; bán tài sản ngoài ngành để tái đầu tư vốn vào ngành kinh doanh chính.

Xe bus và xe tải là phân khúc đáng chú ý nhờ có quy mô bé nên sẽ không bị các hãng xe quốc tế nhòm ngó – Ngành lắp ráp xe là ngành đáng chú ý đặc biệt là khi Vinamotor mở rộng sang cả phân phối. Có lẽ thị trường Việt Nam còn chưa phát triển nên các hãng xe quốc tế sẽ chưa mở nhà máy sản xuất tất cả các dòng xe tại đây; đặc biệt là xe tải và xe bus (tỷ suất ít trong mắt các hãng xe quốc tế). Tuy nhiên chúng tôi cũng lưu ý là năm 2016 sẽ là năm khó tăng trưởng mạnh vì công ty đã đạt được sự tăng trưởng mạnh kể từ 6 tháng cuối năm 2014.

Kế hoạch tiếp theo sau khi đấu giá sẽ được thị trường theo dõi sát sao – vào tháng 3/2014 mới chỉ có chưa đầy 3% cổ phần đấu giá thành công và những NĐT mua số cổ phần còn lại trong lần này có lẽ sẽ là những doanh nghiệp chưa niêm yết thuộc sở hữu tư nhân nên thị trường sẽ theo dõi sát kế hoạch tiếp theo sau khi đấu giá của Vinamotor. Hiện chưa rõ liệu Vinamotor có niêm yết hay không và thời gian niêm yết là khi nào. Các cổ đông thiểu số sẽ rất muốn biết những kế hoạch tiếp theo của công ty vì hầu hết những NĐT này khi đầu tư vào cổ phiếu Vinamotor cho rằng công ty cuối cùng sẽ niêm yết.

4. Điểm nhấn tin tức trong ngày:

Tỷ giá liên ngân hàng đã vượt trần

Tỷ giá hôm nay đã tăng và vượt trần. Trong đó tỷ giá liên ngân hàng tăng 0,15% lên 22.580; cao hơn tỷ giá trần 0,15%. Tỷ giá đã tăng kịch trần tại 22.547 từ ngày 14/12 nên động thái hôm nay không có gì bất ngờ. Và đây là mức cao nhất của tỷ giá từ đầu năm, cao hơn 5,87% so với mức đáy là 21.329 vào ngày 12/2.

Trong khi đó tỷ giá tự do giảm 0,2% xuống 22.720. Tỷ giá tự do đã liên tục vượt trần kể từ ngày 9/11 và hiện cao hơn 0,77% so với tỷ giá trần là 22.547 nhưng vẫn thấp hơn 0,46% so với mức đỉnh từ đầu năm là 22.825 vào ngày 26/8 nhưng cao hơn 6,23% so với mức đáy từ đầu năm là 21.388 vào đầu tháng 2.

Hiện tỷ giá đang tăng và khó lòng giảm trở lại; và điều này cho thấy có lẽ NHNN sẽ phải có biện pháp trong những tuần tới trước việc tỷ giá liên tục tăng. Việc giảm lãi suất huy động USD về 0% gần dây đã không làm giảm áp lực lên tỷ giá. Và có vẻ tỷ giá đồng NDT đang được theo dõi sát sao. Cho dù vậy NHNN vẫn muốn giữ ổn định tỷ giá vào cuối năm và do đó trước mắt chúng tôi cho rằng sẽ chưa có động thái (điều chỉnh tỷ giá) đáng kể nào.

Thay vào đó NHNN có lẽ sẽ tiếp tục chính sách bơm thanh khoản ngoại tệ và sử dụng biện pháp hành chính nhằm giữ cho tỷ giá không biến động quá mạnh. Tuy nhiên nếu tỷ giá tiếp tục vượt trần trong những tuần tới thì có lẽ chênh lệch giữa tỷ giá liên ngân hàng với tỷ giá trần sẽ nới rộng thêm. Và điều này cho thấy NHNN sẽ có những động thái (điều chỉnh tỷ giá) nhất định vào đầu năm sau.

—————————————————————————————————————

Xuất khẩu sang Hàn Quốc, nhiều mặt hàng hưởng thuế 0%

Theo biểu thuế ưu đãi trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) được Bộ Tài chính công bố ngày 21/12, doanh nghiệp Việt Nam chính thức được hưởng các ưu đãi thuế quan từ ngày 20/12 thay vì ngày 1/1/2016.

Theo nội dung hiệp định, hầu hết các mặt hàng dệt, may từ Việt Nam vào Hàn Quốc được đưa thuế suất về 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực, thay cho mức 8-13% như hiện nay. Đây cũng hiện là nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam vào thị trường Hàn Quốc, chiếm khoảng 25% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường này. Bên cạnh đó, khi hiệp định có hiệu lực, Hàn Quốc cũng xóa bỏ thuế cho mặt hàng tôm (thuế suất 0%) nhập khẩu từ Việt Nam trong khuôn khổ hạn ngạch.

—————————————————————————————————————

Hà Nội: Tín dụng tăng trưởng 19,5%, CPI Hà Nội tháng 12 tiếp tục giảm

Theo công bố ngày 22/12 của Cục Thống kê Hà Nội, tổng nguồn vốn huy động trên đại bàn Thành phố đến hết tháng 12/2015 ước 1,451 triệu tỉ đồng, tăng 21,8% so với năm trước, trong đó tiền gửi tiết kiệm tăng 22,4%, phát hành giấy tờ có giá tăng 9,4%. Cũng tính đến cuối tháng 12, tổng dư nợ cho vay đạt 1,208 triệu tỉ đồng, tăng 19,5% so với năm trước; trong đó dư nợ ngắn hạn tăng 17,9%, dư nợ trung và dài hạn tăng 22,3%. Lãi suất huy động VND tương đối ổn định. Lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường ở mức 6,8-9%/năm đối với ngắn hạn; 9,3-11%/năm đối với trung và dài hạn.

Cũng theo số liệu của Cục thống kê Hà Nội, tổng thu ngân sách trên địa bàn Thành phố dự kiến cả năm 2015 đạt 146.585 tỉ đồng, tăng 3,5% so với dự toán năm. Trong đó thu nội địa là 128.070 tỉ đồng, tăng 2,4% so với dự toán năm. Tổng chi ngân sách địa phương là 69.970 tỉ đồng, tăng 18,4% so với dự toán năm, trong đó chi thường xuyên là 40.023 tỉ đồng, chi xây dựng cơ bản là 28.069 tỉ đồng.

—————————————————————————————————————

Cục Thống kê TP. Hà Nội vừa công bố sáng nay (22/12), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 của Thành phố đã giảm 0,03% so với tháng trước. Trong tháng 12, tuy có tới 7/11 nhóm hàng có chỉ số giá tăng, nhưng do 2 nhóm hàng chính là hàng ăn và dịch vụ ăn uống cùng với nhóm giao thông đều giảm, riêng nhóm giao thông giảm tới 1,45%, nên đã khiến cho CPI của Hà Nội giảm nhẹ. Không nằm trong giỏ tính chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và chỉ số giá USD lại có diễn biến trái chiều khi chỉ số giá vàng giảm 3,67% và chỉ số giá USD tăng 0,55% so với tháng trước.

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 12/2015 (tính theo kỳ gốc 2010) tăng 2.4% so với tháng trước và tăng 10.9% so với cùng kỳ năm đó. Trong đó, công nghiệp khai khoáng giảm 0.8%, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 2.2% và 11.1%, sản xuất – phân phối điện, khí đốt tăng 5.2% vaf7.8%; cung cấp nước, xử lý nước thải và thu gom rác tăng 6.4% và 7.8%. Chỉ số sản xuất công nghiệp cộng dồn năm 2015 tăng 8.3% so với cùng kỳ. Hơn nữa, chỉ số tồn kho tính đến 1/12 giảm 1.6% so với tháng trước và tăng 20.6% so với cùng thời điểm trước.

—————————————————————————————————————

Theo Báo cáo về Dự báo thị trường văn phòng vừa đƣợc Công ty tư vấn BĐS Savills công bố, nền kinh tế vĩ mô tích cực đã có tác động không nhỏ đến phân khúc văn phòng.

Tại TPHCM, các tòa nhà có diện tích sàn rộng rãi hiện khá ít. Tính đến năm 2017, TPHCM sẽ có khoảng 190,000m2 sàn văn phòng hạng A và B mới ở Tp. HCM. Gần 77% nguồn cung này nằm ở khu vực trung tâm. Trong khi nguồn cung hạng A vẫn hạn chế, các tòa nhà hạng B mới sẽ có cơ hội phát triển nhờ vào vị trí tốt, dịch vụ quản lý tiêu chuẩn và các tiện nghi chất lượng, bao gồm cả công suất thang máy phù hợp. Theo đánh giá của Savills, quận 1 vẫn là vị trí được ưa chuộng nhất và mức độ cạnh tranh dự kiến sẽ tăng lên. Quận 3 và 7 là lựa chọn thay thế cho khách thuê cần thuê văn phòng diện tích lớn với giá thuê thấp hơn.

Còn tại Hà Nội, Savills cũng cho rằng nền kinh tế vĩ mô hồi phục đã góp phần thúc đẩy nguồn cầu văn phòng hạng A và B trong thời gian qua và cả những quý sắp tới. Tính đến cuối năm 2017, Hà Nội sẽ có thêm khoảng 460.000 m² diện tích văn phòng hạng A và B, tập trung chủ yếu ở khu vực nội thành và phía Tây thành phố. Chủ đầu tư sẽ phải tiếp tục cạnh tranh với nhau để thu hút khách thuê.

Theo dự báo của Savills, tại Tp.HCM nhu cầu thuê văn phòng dự đoán sẽ tăng 13% vào năm 2016 và 14% vào năm 2017. Trong khi ở Hà Nội, tỷ lệ gia tăng được dự đoán là 11% vào năm 2016 và 15% vào năm 2017. Theo đánh giá của Savills, trong số 23 ngành thì tài chính, bảo hiểm và ngân hàng là những ngành sẽ có nhu cầu thuê văn phòng cao nhất.

—————————————————————————————————————

Vinatex xuất khẩu năm 2015 đạt hơn 3,4 tỷ USD

Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết, năm 2015, kim ngạch xuất khẩu chung của toàn Tập đoàn ước đạt hơn 3,4 tỷ USD, tăng 10% so với năm ngoái. Đáng chú ý, xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào các thị trường lớn đều giữ được mức tăng trưởng khá, như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc. Dự báo, năm 2016 các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam tiếp tục có những tín hiệu khả quan, doanh thu toàn tập đoàn sẽ tăng 8% và lợi nhuận trước thuế có thể tăng 10% so với cùng kỳ năm nay.

————————————————————————————————————–

 

Nguồn: Tổng hợp từ các CTCK

Phan Nhật Cường – Chuyên viên Tư vấn Chứng khoán Cao cấp.

Điện thoại / Zalo / Viber: 0912.842.224

Skype: dautu.cophieu

Email: dautucophieu68@gmail.com

Website: dautucophieu.net

CÁC TIN LIÊN QUAN

Đối tác

Gọi ngay
Messenger
Zalo chát
Mở tài khoản
Góp ý