DANH MỤC

Mobile / Zalo: 0912 842 224
Đầu tư Cổ phiếu Group Facebook

Cập nhật cổ phiếu TNG – Cập nhật KQKD 10T 2018

Lượt xem: 1,791 - Ngày:
Chia sẻ

Hưởng lợi từ sự tăng trưởng chung của ngành dệt may, trong vòng 10 tháng đầu năm, doanh thu thuần của TNG đạt 3.040 tỷ đồng (+46,6% YoY) và LNST ở mức 147 tỷ đồng (+48,5% YoY). So với kế hoạch ĐHCĐ đề ra, công ty đã vượt 10,6% về doanh thu thuần và 15,9% kế hoạch LNST. Biên lợi nhuận gộp ghi nhận sự cải thiện so với cùng kỳ, tăng từ 17,2% (10T 2017) lên 17,5% (10T 2018).

Đồ thị cổ phiếu TNG phiên giao dịch ngày 03/12/2018. Nguồn: AmiBrokerĐồ thị cổ phiếu TNG phiên giao dịch ngày 03/12/2018. Nguồn: AmiBroker

Cập nhật cổ phiếu TNG

Duy trì mức biên gộp ổn định nhờ gia tăng đơn hàng với các đối tác uy tín

Ban lãnh đạo cho rằng đơn đặt hàng của TNG tăng mạnh trong năm nay giúp công ty không chịu nhiều áp lực trong việc tìm kiếm khách hàng mới. TNG có thể chủ động lựa chọn đối tác khách hàng uy tín với sản lượng đơn đặt hàng lớn, tập trung sản xuất những sản phẩm mang lại giá trị gia tăng cao để tăng trưởng doanh thu. Hiện tại, TNG chủ yếu xuất khẩu theo hình thức FOB cấp 1 (khách hàng chỉ định nhà cung cấp NVL), trong đó hai khách hàng lớn nhất là Decathlon (Pháp) và The Children’s Place (Mỹ) chiếm khoảng 67% giá trị đơn hàng. Nhờ tác động tích cực từ các hiệp định thương mại, đơn hàng từ hai đối tác này được dự kiến sẽ tiếp tục duy trì và gia tăng qua các năm, giúp TNG duy trì biên lợi nhuận gộp ổn định.

Ngoài ra, TNG đã ký đơn hàng với đối tác Levi’s (chiếm tỷ trọng khoảng 3% doanh thu) theo phương thức FOB cấp 2 (công ty trực tiếp mua NVL, không thông qua chỉ định từ phía đối tác). Nếu kiểm soát tốt giá nguyên liệu đầu vào, phương thức này sẽ giúp công ty tăng tỷ suất lợi nhuận gộp so với các phương thức sản xuất thông thường (biên gộp FOB cấp 2 khoảng 20%-25%).

Dư địa tăng trưởng đơn hàng vẫn còn khá lớn khi công ty chỉ mới lấp đầy 85% công suất nhà máy

TNG chỉ mới lấp đầy 85% công suất nhà máy, vì thế công ty vẫn còn dư địa tăng trưởng kinh doanh, đáp ứng được xu hướng chuyển dịch đơn hàng ngày càng gia tăng vào Việt Nam nhờ lợi thế từ các hiệp định thương mại. Trong kế hoạch kinh doanh 2017-2020, TNG dự kiến đầu tư 1.460 tỷ đồng để xây dựng hai nhà máy mới Võ Nhai và Phú Lương, đồng thời tăng số chuyền may từ nhà máy Đồng Hỷ từ 16 chuyền lên 30 chuyền may. Nhà máy Võ Nhai đã được cấp phép đầu tư, năng lực dự kiến của nhà máy vào khoảng 32-36 chuyền may. Đối với nhà máy Phú Lương, TNG ước tính sau năm 2020 mới tiến hành xây dựng.

Dù dư địa tăng trưởng đơn hàng là rất lớn, tuy nhiên TNG đang phải đối mặt với chi phí nợ vay lớn do việc quản trị dòng tiền không hiệu quả, công ty cần phải cân nhắc kỹ các phương án tài trợ vốn xây dựng nhà máy để giảm gánh nặng trả nợ vay.

Quản trị vốn lưu động chưa hiệu quả khiến gia tăng chi phí tài chính và rủi ro pha loãng cổ phiếu là những yếu tố cần cân nhắc khi đầu tư vào TNG

Cập nhật cổ phiếu TNG

Vòng quay tiền mặt của TNG khá cao so với các doanh nghiệp trong ngành do chính sách nới lỏng thanh toán cho các khách hàng lớn. Đồng thời, số ngày tồn kho của công ty cũng khá cao (trên 100 ngày) khiến công ty chậm quay vòng vốn để có nguồn tài trợ cho hoạt động kinh doanh. Vì thế, TNG phải tăng nợ vay để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động.

Để giải quyết vấn đề này, TNG đã phát hành trái phiếu chuyển đổi 200 tỷ đồng cho quỹ đầu tư ASAM Hàn Quốc, kỳ hạn 3 năm với giá chuyển đổi 13.800 đồng/cp. ASAM có thể chuyển đổi trái phiếu này sau 1 năm kể từ ngày phát hành. Nếu phía đối tác thực hiện quyền chuyển đổi, số lượng cổ phiếu tăng thêm là 14,5 triệu cổ phiếu (+23%).

Cho năm 2018, giả định kết quả kinh doanh vẫn duy trì theo hướng tích cực như 10 tháng đầu năm, Rong Viet Securities dự phóng doanh thu và LNST của công ty lần lượt là 3,500 tỷ đồng (+41% YoY) và 160 tỷ đồng (+39% YoY), tương ứng với EPS dự phóng là 3.243 đồng/cp.

Nguồn: VDSC

CÁC TIN LIÊN QUAN

Đối tác

Gọi ngay
Messenger
Zalo chát
Mở tài khoản
Góp ý