DANH MỤC

Mobile / Zalo: 0912 842 224
Đầu tư Cổ phiếu Group Facebook

Cập nhật cổ phiếu GMD – Công ty Cổ phần Gemadept (HOSE)

Lượt xem: 2,273 - Ngày:
Chia sẻ

KQKD 6 tháng đầu năm của GMD không tăng giảm nhiều. Dự báo doanh thu tăng còn lợi nhuận giảm. Duy trì đánh giá Nắm giữ
Đồ thị cổ phiếu GMD ngày 11/08/2016

Đồ thị cổ phiếu GMD ngày 11/08/2016. Nguồn: AmiBroker

Doanh thu thuần tăng trong khi LNTT giảm 6% so với cùng kỳ trong 6 tháng đầu năm. Doanh thu mảng cảng biển giảm do năm ngoái đã tăng mạnh còn mảng logistic tăng mạnh nhờ có thêm công suất mới. Chi phí khác tăng ảnh hưởng đến tăng trưởng LNTT từ hoạt động kinh doanh chính. Cho cả năm 2016, HSC dự báo LNTT giảm 8%. Chúng tôi dự báo doanh thu từ mảng cảng biển giữ nguyên trong khi doanh thu mảng logistic tăng nhờ công suất của trung tâm phân phối tăng.

 

Duy trì đánh giá Nắm giữ. P/E dự phóng pha loãng là 16,2 lần; nghĩa là không hề rẻ. Ngoài ra hiện room dành cho NĐTNN cũng đã đầy. Động lực tăng trưởng dài hạn phụ thuộc vào các dự án mới chẳng hạn như Gemalink cộng với quá trình thoái vốn khỏi lĩnh vực cao su và BĐS; tuy nhiên kế hoạch thoái vốn vẫn chưa rõ ràng.

 

Doanh thu 6 tháng đầu năm tăng 3% so với cùng kỳ trong khi LNTT giảm 6% so với cùng kỳ – GMD (Nắm giữ) công bố doanh thu thuần đạt 1.771 tỷ đồng (tăng 3% so với cùng kỳ và hoàn thành 48% kế hoạch cả năm) và LNTT đạt 241 tỷ đồng (giảm 6% so với cùng kỳ và hoàn thành 56% kế hoạch cả năm). GMD đặt kế hoạch doanh thu cả năm là 3.700 tỷ đồng (tăng trưởng 3%) và LNTT là 430 tỷ đồng (giảm 15%). Trong khi đó HSC dự báo doanh thu đạt 3.743 tỷ đồng (tăng trưởng 4%) và LNTT đạt 467 tỷ đồng (giảm 8%); LNST đạt 422 tỷ đồng (giảm 9%).

 

Doanh thu từ mảng cảng biển giảm 1% so với cùng kỳ – doanh thu mảng cảng biển giảm 1% so với cùng kỳ xuống còn 821 tỷ đồng (6 tháng đầu năm ngoái mảng này tăng trưởng 88% so với cùng kỳ). Công ty không công bố lượng hàng qua cảng. Tuy nhiên, HSC ước tính lượng hàng qua cảng tại Hải Phòng và TP HCM giữ nguyên hoặc chỉ tăng nhẹ; trong khi đó chúng tôi cho rằng lượng hàng qua cảng Dung Quất giảm. Chúng tôi ước tính dựa trên xu hướng chung diễn ra tại các cảng khu vực Hải Phòng và Dung Quất do cơ quan hữu quan cung cấp. Và cùng kỳ năm ngoái mảng này tăng trưởng đột biến nhờ cảng Nam Hải Đình Vũ đi vào hoạt động. Bên cạnh đó nhu cầu kho lạnh cũng đã trở lại bình thường.

 

Chúng tôi thấy tăng trưởng ở hầu hết các cảng tại Hải Phòng chậm lại do hàng tạm nhập tái xuất sang Trung Quốc giảm (đây chính là nguyên nhân giúp doanh thu lợi nhuận mảng này tăng trưởng trong năm ngoái). Theo UBND TP Hải Phòng, lượng hàng qua các cảng tại Hải Phòng trong 6 tháng đầu năm tăng 10,98% so với cùng kỳ; giảm tốc đáng kể so với mức tăng 15,39% trong cùng kỳ năm ngoái. Đối với các cảng tại Dung Quất, UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết lượng hàng dăm gỗ xuất khẩu của Quảng Ngãi – là sản phẩm chủ yếu đi qua các cảng tại Dung Quất đã giảm 25% so với cùng kỳ xuống còn 830.000 tấn.

 

Nguyên nhân chính ở đây có lẽ là do doanh thu từ công lạnh qua cảng giảm. Trong cả năm 2015, doanh thu từ công lạnh đóng góp 18% doanh thu mảng cảng biển và tăng 287% so với 2014. Công ty không công bố doanh thu từ công lạnh trong 6 tháng đầu năm 2015 và 2016.

 

Doanh thu mảng logistic tăng 6% so với cùng kỳ – đạt 950 tỷ đồng (6 tháng đầu năm ngoái tăng 2% so với cùng kỳ). Tăng trưởng đạt được nhờ trung tâm phân phố thứ 3 tại Bình Dương và Nam Hải depot – giai đoạn 1 đi vào hoạt động trong 6 tháng đầu năm 2016. Theo đó nâng số lượng trung tâm phân phối, nhà kho và depot lên 8 trung tâm phân phối, nhà kho và depot.

 

Tỷ suất lợi nhuận gộp của cảng mảng cảng biển và logistic được cải thiện – Theo đó, lợi nhuận gộp tăng 9% so với cùng kỳ lên 506 tỷ đồng. Trong khi đó tỷ suất lợi nhuận gộp tăng từ 26,9% lên 28,6%.

 

  • Lợi nhuận gộp mảng cảng biển tăng 2% so với cùng kỳ lên 375 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận gộp mảng này tăng từ 44,1% lên 45,6%.

 

  • Lợi nhuận gộp mảng logistic tăng 32% so với cùng kỳ lên 132 tỷ đồng nhờ có thêm trung tâm phân phối và depot. Tỷ suất lợi nhuận gộp mảng này tăng từ 11,2% lên 13,9%.

 

Tỷ trọng doanh thu mảng logistic tăng ảnh hưởng tiêu cực một chút đến tỷ suất lợi nhuận. Và tỷ suất lợi nhuận gộp tăng được chủ yếu là nhờ chi phí nguyên vật liệu giảm 37% so với cùng kỳ. Chi phí nguyên vật liệu chủ yếu gồm chi phí nhiên liệu, dây và nguyên liệu khác để sửa các container. Trên thực tế giá dầu đã giảm 27% so với cùng kỳ.

 

Lỗ tài chính thuần giảm nhờ lỗ tỷ giá giảm – trong 6 tháng đầu năm 2016, GMD ghi nhận lỗ tài chính thuần là 68 tỷ đồng, giảm 60% so với cùng kỳ. Trong 6 tháng đầu năm, tỷ giá USD/VND giảm 0,89%. Vào cuối kỳ, vay bằng đồng USD là 40 triệu USD; tương đương 894 tỷ đồng. Do vậy công ty đã ghi nhận lãi tỷ giá là 9 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ 45 tỷ đồng. Ngoài ra, chi phí lãi vay cũng giảm 8% so với cùng kỳ xuống còn 53 tỷ đồng.

 

Lợi nhuận từ công ty liên doanh liên kết tăng mạnh 110% so với cùng kỳ lên 36 tỷ đồng – điều này chủ yếu là nhờ đóng góp từ công ty cung cấp dịch vụ hàng hóa hàng không là CTCP dịch vụ hàng hóa Sài Gòn (SCSC) (GMD nắm 29,82% cổ phần). Trong 6 tháng đầu năm, SCSC công bố doanh thu thuần đạt 219 tỷ đồng (tăng 48% so với cùng kỳ) và LNST đạt 117 tỷ đồng (tăng 115% so với cùng kỳ). SCSC cung cấp dịch vụ hàng hóa tại Sân bay Tân Sơn Nhất.

 

Chi phí bán hàng & quản lý tăng 20% so với cùng kỳ – tỷ lệ chi phí bán hàng & quản lý/doanh thu tăng từ 7,6% lên 8,9%. Còn chi phí bán hàng & quản lý tăng 2% so với cùng kỳ lên 158 tỷ đồng.

 

Lợi nhuận khác âm do chi phí khã tăng mạnh – lợi nhuận khác âm 106 tỷ đồng trong khi 6 tháng đầu năm 2015 là dương 3 tỷ đồng. Chi phí khác tăng mạnh lên 117 tỷ đồng từ 2 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái. GMD đã công bố lỗ 53,3 tỷ đồng từ thanh lý tàu cũ trong Q1/2016. Thông tin chi tiết về phần chi phí khác còn lại tổng cộng là 63,5 tỷ đồng phát sinh vào Q2 không được công bố.

 

Cuối cùng, LNTT đạt 241 tỷ đồng (giảm 6% so với cùng kỳ). Chúng tôi thấy rằng nếu không tính lợi nhuận khác thì LNTT từ hoạt động kinh doanh chính là 347 tỷ đồng, tăng 36% so với cùng kỳ. Thuế suất gần như giữ nguyên ở mức 9%.

 

Theo đó, LNST giảm 6% so với cùng kỳ xuống còn 219 tỷ đồng.

 

HSC dự báo doanh thu cả năm 2016 tăng trưởng 4% và LNTT giảm 8% – chúng tôi điều chỉnh một chút dự báo với doanh thu thuần đạt 3.743 tỷ đồng (tăng trưởng 4%) và LNTT đạt 467 tỷ đồng (giảm 8%); LNST đạt 422 tỷ đồng (giảm 9%). Như vậy chúng tôi đã điều chỉnh tăng 3% đối với dự báo doanh thu thuần và giảm 4% đối với dự báo LNTT do lượng hàng qua cảng cộng với doanh thu mảng logistic tăng nhiều hơn so với kỳ vọng trước đây của chúng tôi đi kèm chi phí khác cao hơn. Giả định của chúng tôi là như sau;

 

  • Doanh thu mảng cảng biển gần như giữ nguyên ở 1.705 tỷ đồng (tăng trưởng 0,3%) do ảnh hưởng của các nhân tố (1) giả định sản lượng hàng qua cảng đạt 1,274 triệu teu (tăng 6%) và 1,2 triệu tấn (giảm 18%). Cụ thể, chúng tôi kỳ vọng cảng Nam Hải sẽ hoạt động với công suất thực tế tối đa là 180.000 TEU (giảm 23%), cao hơn 20% công suất thiết kế. Lượng hàng qua cảng Nam Hải Định Vũ tăng 17% lên 538.000 TEU do một phần lượng hàng qua cảng Nam Hải sẽ chuyển sang cảng Nam Hải Đình Vũ. Cảng Phước Long sẽ hoạt động bằng 101% công suất thiết kế; theo đó lượng hàng qua cảng tăng 10%. Và với lượng hàng dăm gỗ xuất khẩu giảm, chúng tôi ước tính lượng hàng qua cảng Dung Quất giảm 18%. Chúng tôi cũng thấy rằng doanh thu từ công lạnh sẽ giảm về mức bình thường trong năm nay. Ngoài ra (2) tất cả mức phí đều sẽ được giữ ổn định.

 

  • Doanh thu logistic tăng trưởng 8% lên 2.038 tỷ đồng – nhờ công suất kho bãi tăng. Trung tâm phân phối 3 đi vào hoạt động từ tháng 11/2015 đã nâng tổng công suất của các trung tâm phân phối thêm 11%; lên 109.00m2. Ngoài ra Trung tâm phân phối tại Hải Dương cũng đã đi vào hoạt động từ Q1/2016, nâng diện tích trung tâm phân phối thêm 15.640m2; nâng công suất thêm 14%. Ngoài ra, Nam Hải depot đi vào hoạt động vào tháng 3/2016 với diện tích giai đoạn 1 là 3ha. Giai đoạn 2 có diện tích 4ha sẽ đi vào hoạt động vào 6 tháng cuối năm.

 

  • Tỷ suất lợi nhuận gộp giảm nhẹ: lợi nhuận gộp sẽ gần như giữ nguyên ở 954 tỷ đồng (tăng 0,7%) do tỷ suất lợi nhuận gộp giảm từ 26,3% xuống còn 25,5%. Ở từng mảng, do nhu cầu từ công lạnh giảm về mức bình thường nên tỷ suất lợi nhuận gộp mảng cảng biển giảm nhẹ từ 41,6% xuống còn 39,8% trong khi tỷ suất lợi nhuận gộp mảng logistic giữ nguyên ở 13,5%. Lợi nhuận gộp mảng cảng biển sẽ giảm 4% xuống còn 679 tỷ đồng. Trái lại lợi nhuận gộp mảng logistic tăng 8% lên 275 tỷ đồng.

 

  • Lỗ tỷ giá giảm giúp giảm lỗ tài chính thuần: chúng tôi dự báo lỗ tài chính thuần là 112 tỷ đồng (giảm 40%). HSC cho rằng tỷ giá USD/VND sẽ tăng 3%. Chúng tôi giả định khoản vay 40 triệu USD từ Vietnam Investment Fund II, L.P sẽ không được chuyển đổi thành cổ phiếu cho đến cuối 2016. Theo đó, GMD đã ghi nhận 27 tỷ đồng lỗ tỷ giá (giảm 73%).

 

  • Đóng góp lớn hơn từ các công ty liên kết: dự báo đóng góp của SCSC và các công ty con khác là 57 tỷ đồng (tăng trưởng 54%). Trong đó, dự báo tăng trưởng doanh thu và LNST của SCSC lần lượt là 34% và 51% tương ứng đạt 457 tỷ đồng doanh thu và 219 tỷ đồng LNST

 

  • Tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý trên doanh thu sẽ không đổi, là 8,5%

 

  • Dự báo các hoạt động khác ghi nhận lỗ: chúng tôi giả định trong 6 tháng cuối năm nay, GMD sẽ không ghi nhận thêm bất kỳ khoản lỗ lớn nào khác như 6 tháng đầu năm. Dù vậy dự báo lợi nhuận khác cả năm vẫn ghi nhận lỗ 113 tỷ đồng so với mức lãi 15 tỷ đồng của năm 2015.

 

Từ những giả định trên, chúng tôi dự báo LNTT 2016 là 467 tỷ đồng (giảm 8% so với năm 2015 và dự báo LNST là 422 tỷ đồng (giảm 9% so với năm 2015) do thuế suất thuế TNDN tăng từ 8,9% năm ngoái lên 9,7%. Trong khi đó dự báo LNTT các ngành kinh doanh chủ chốt tăng trưởng 18% đạt 580 tỷ đồng.

 

HSC dự báo EPS cơ bản 2016 là 1,857đ/cp theo đó P/E dự phóng là 14,2 lần. Trong khi đó, dự báo EPS pha loãng sau phát hành trái phiếu sẽ là 1.626đ/cp theo đó P/E dự phóng pha loãng là 16,2 lần.

 

HSC dự báo tăng trưởng doanh thu 2017 là 3% và LNST tăng trưởng 34%. Chúng tôi dự báo doanh thu đạt 3.845 tỷ đồng (tăng trưởng 3%) và LNST đạt 566 tỷ đồng (tăng trưởng 34%). Giả định GMD sẽ không ghi nhận lỗ lớn từ các hoạt động khác do công ty đang nỗ lực thúc đẩy lợi nhuận năm nay. Dự báo doanh thu từ hoạt động cảng chỉ tăng trưởng 1% do tất cả các cảng đều đang hoạt động hết công suất và quá trình tăng công suất tại Nam Hải Đình Vũ sẽ kéo dài một thời gian. Chúng tôi dự báo doanh thu mảng logistics tăng trưởng 4% sau khi Trung tâm phân phối Hậu Giang đi vào hoạt động. Chúng tôi dự báo LNTT ổn định, theo các mảng kinh doanh, lợi nhuận gộp của mảng cảng biến sẽ giảm nhẹ ảnh hưởng bởi cạnh tranh gia tăng giữa các cảng tại Hải Phòng trong khi đó lợi nhuận gộp của mảng logistics sẽ tăng nhờ nhà kho dự trữ đồ lạnh đi vào hoạt động

 

SCIC thông báo bán cổ phần tại GMD – SCIC gần đây đã thông báo chào bán cạnh tranh 15,1 triệu cổ phiếu GMD (tương đương 8,42% vốn điều lệ của GMD). Với giá khởi điểm là 28.000 đồng và khối lượng đăng ký mua tối thiểu 100 cổ phần. Thời gian đăng ký tham gia từ ngày 4/8 đến 12/8/2016. Buổi chào bán cạnh tranh sẽ diễn ra vào ngày 15/8/2016. Giá khởi điểm cao hơn 6% so với giá cổ phiếu hiện tại là 26.400đ/cp. Thông tin này nhiều khả năng sẽ hỗ trợ giá cổ phiếu trong những phiên giao dịch tới.

 

Dự báo mức tăng trưởng khiêm tốn trong trung hạn – Chúng tôi dự báo mảng logistic trong trung hạn sẽ tăng trưởng mạnh với sự hỗ trợ của gia tăng công suất. Cộng với việc nâng cấp một số cảng và chuyển nhượng phần còn lại của tòa nhà GMD

 

  • Tổng công suất phân phối hàng hóa của GMD đến đầu năm 2017 sẽ tăng thêm 36% – dự báo công suất phân phối hàng hóa sẽ tăng vọt lên 170.000m2 trong Q1/2017. Do GMD đặt mục tiêu dẫn đầu dẫn đầu cung ứng dịch vụ logistics 3PL. Mekong logistics – Giao đoạn 1 với không gian lưu trữ hàng đông lạnh là 30.000m2 sẽ đi vào hoạt động từ tháng 11/2016. Hơn 50% diện tích dự trữ của nhà lạnh này sẽ phụ vụ nhu cầu của Thủy sản Minh Phú (MPC), là một đối tác liên doanh của GMD trong dự án này (GMD sở hữu 51% cổ phần và MPC sở hữu 49%). Hơn nữa, một nhà kho dự trữ đồ khô khác với công suất 15.000m2 dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong Q1/2017.

 

  • Mở rộng bãi Nam Hải để tăng tổng công suất cảu cảng Nam Hải Đình Vũ –Nam Hải Depot– Giai đoạn 2 sẽ đi vào hoạt động trong 6 tháng cuối năm nay. Công suất trữ hàng của cảng Nam Hải Đình Vũ theo đó cũng sẽ tăng từ 3ha lên 7ha. Với đầu tư mở rộng bãi sau này, công suất của cảng Nam Hải Đình Vũ sẽ có thể nâng lên tới 620.000 – 700.000 TEU/năm, tăng 24-40% so với công suất hiện tại của cảng.

 

  • Hoàn tất bán 15% còn lại của tòa nhà Gemadept trong năm 2017 – trong năm 2013, GMD đã bán 85% toàn nhà Gemadept cho CJ Group. Theo thảo thuận với CJ Group, trong 3 năm sau kể từ ngày ký hợp đồng (tháng 12/2013), CJ Group có quyền mua tiếp phần còn lại của tòa n hà với giá không thấp hơn giá mua của giao dịch trước đó. Công ty kỳ vọng sẽ hoàn tất bán 15% còn lại của tòa nhà ngày vào thời điểm giữa năm 2017. Ước tính giao dịch này sẽ đem lại cho GMD khoảng 100 tỷ đồng lợi nhuận trong năm 2017.

 

Tăng trưởng dài hạn ổn định phụ thuộc vào sự phát triển của các dự án mới và thoái vốn các dự án hiện tại – GMD đang trong giao đoạn chuyển đổi với nỗ lực tập đẩy mạnh ngành kinh doanh chủ chốt và phát triển thành công ty hàng đầu về cung cấp các dịch vụ xử lý hàng hóa cảng biển và hàng không & cung ứng các dịch vụ logistic 3PL tại Việt Nam. Để đạt được mục tiêu này, công ty cần đầu tư vào một số dự án lớn đặc biệt là tại hệ thống cảng khu vực Vũng Tàu – Bà Rịa. Vốn tài trợ cho các dự án này một phần là từ lợi nhuận thanh lý một số tài sản hiện tại như dự án trồng cao su ở Campuchia.

 

  • GMD đã đầu tư một khoản vốn lớn vào dự án trồng cao su (ngành kinh doanh không chủ chốt) – tính đến cuối tháng 6/2016, GMD đã đầu từ 1.397 tỷ đồng vào mảng cao su này, chiếm 15% tổng tài sản của GMD. Kể từ cuối năm 2015, công ty cũng đã đầu tư thêm 581 tỷ đồng cho dự án này. GMD nhận thấy việc tăng đầu tư không mang lại giá trị đang kể cho dự án. Công ty dự báo dự án sẽ bắt đầu tạo lợi nhuận vào cuối năm 2018 nhưng không đáng kể. Vào thời điểm cuối năm 2015, 8.530ha trong tổng số 11.000 theo kế hoạch cho Giao đoạn 1 đã được canh tác (tổng diện tích canh tác vào khoảng 29.000ha). GMD dự kiến đến năm 2020, diện tích canh tác là 11.000ha. Dự báo dự án sẽ bắt đầu tạo lợi nhuận vào cuối năm 2018 nhưng không đáng kể

 

Chiến lược của GMD ở đây là đầu tư song song. Tiếp tục đầu tư đồng thời tìm kiếm đối tác tiềm năng. Thực tế, đối tác này sẽ căn cứ vào (a) giá cao su; (b) tăng trưởng của cây cao su và theo là tiềm năng dòng tiền. Do đó, chúng tôi dự báo có thể sớm nhất là đến cuối năm sau, công ty mới có thể tìm được một số người mua tiềm năng.

 

  • Thủ tục hành chính và phê duyệt cho các dự án BĐS gần hoàn tất – Về mảng BSĐ, cả hai dự án Sài Gòn Gem và khu phức hợp khách sạn – trung tâm thương mại tại Viên Chăn, Lào đều trong giai đoạn hoàn tất các thủ tục giấy tờ phức tạp. GMD sẽ khởi công xây dựng đồng thời tiếp tục tìm đối tác để thoái vốn. Nếu công ty quyết định tự mình đầu tư phát triển cả hai dự án này, dự án khách sạn – trung tâm thương mại tại Viên Chăn, Lào sẽ được khởi công trước và thời gian xây dựng dự kiến là khoảng 18 tháng. Cả hai dự án đều thuộc khu vực trung tâm của TPHCM và Viên Chăn.

 

Cụ thể, Sài Gòn Gem là khu phức hợp khách sạn 4-5 sao –trung tâm thương mại – văn phòng cho thuê. Dự án gồm 49 tầng với diện tích 4.3000m2 trên đường Lê Lơi và Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 1- TPHCM. Vốn đầu tư dự kiến là khoảng 140 triệu USD và GMD sẽ đóng góp 55% vốn trong khi đó Sài Gòn Tourist góp 45% còn lại. Dự án tại Viên Chăn, Lào là phức hợp khách sạn và trung tâm thương mại xây dựng trên diện tích 6.745m2 tại Sibunhuong, quận Chanthabouly, Viên Chăn, Lào. Vốn đầu tư của dự án này ước tính là khoảng 35 triệu USD và GMD đóng góp 75% vốn. Phần còn lại là vốn góp của một nhà đầu tư Lào.

 

  • GMD có thể khởi động lại dự án Gemalink trong năm tới – Gemalink sẽ là cảng container nước sâu lớn nhất tại khu vực Cái Mép – Thị Vải với tổng công suất 2,6 triệu TEU/năm (1,4 triệu TEU cho giai đoạn 1 và 1,2 triệu TEU cho giai đoạn 2). Dự án Gemalink đã đóng băng trong một thời gian dài và sẽ không thể khởi động lại dự án cho đến năm sau là sớm nhất. Trong giai đoạn 1, vốn đầu tư dự kiến là khoảng 345 triệu USD. GMD sẽ góp 75% vốn và CMA-CGM sẽ góp phần còn lại. Trong năm 2016, lượng hàng hàng hóa qua cảng của CMA tại cảng Cái Mép dự báo sẽ là 500.000 TEU. Hơn nữa, chúng tôi lưu ý lượng hàng xử lý của CMA tại các cảng tại Thái Lan và Philipin là 300.000 TEU đồng thời dự báo lượng hàng hóa xử lý của CMA sau sáp nhập với APL sẽ tăng thêm 300.000 – 350.000 TEU. Do đó, khi Gemalink đi vào hoạt động, một phần trong số 1,1 triệu TEU hàng hóa qua cảng của CMA có thể chuyển sang cảng mới. Dĩ nhiên là nếu các dự toán là hợp lý

 

Trước đó, quyết định khởi động lại dự án của GMD vẫn phụ thuộc vào (1) hoạt động chung trên khu vực cảng Cái Mép – Thị Vải đặc biệt là số lượng các tàu mẹ cập cảng; (2) tình hình tài chính của các dự án trong khu vực do GMD muốn xây dựng bến cảng rộng nhất có thể. Các yếu tố quan trọng khác bao gồm khả năng tiếp cận vốn và diễn biến từ phía CMA.

 

Quan điểm đầu tư – Lặp lại đánh giá Nắm giữ. Giá cổ phiếu đã tăng 3% so với đầu năm và PE pha loãng dự phóng là khoảng 16,2 lần. Tăng trưởng trong hai năm tới phụ thuộc vào sự mở rộng của mảng logistics và mở rộng tại Nam Hải Đình Vũ và chuyển nhượng phần còn lại của tòa nhà GMD. Các dự án hấp dẫn khác vẫn bị trì hoãn hoặc chờ đợi phê duyệt do GMD thiếu vốn để phát triển phần lớn các dự án này. Dự án trồng cao sư vẫn là yếu tố tác động giảm chính với nguồn lực khan hiếm và chưa có kế hoạch thoái vốn trong hiện tại. Đồng thời room cho NĐTNN đã đầy. Và bán thành công phần còn lại của tòa nhà GMD trong năm 2017 sẽ là yếu tố hỗ trợ giá ngắn hạn.

Nguồn: HSC

CÁC TIN LIÊN QUAN

Đối tác

Gọi ngay
Messenger
Zalo chát
Mở tài khoản
Góp ý