DANH MỤC

Mobile / Zalo: 0912 842 224
Đầu tư Cổ phiếu Group Facebook

Cập nhật cổ phiếu FMC – Định giá hợp lý khoảng 26.500 – 29.500đ/cp

Lượt xem: 11,256 - Ngày:
Chia sẻ

Thủy sản Sao Ta (FMC) là một trong các doanh nghiệp hàng đầu về sản xuất và chế biến tôm xuất khẩu ở Việt Nam. So về quy mô thì FMC là doanh nghiệp chỉ đứng thứ 4 sau Minh Phú, Stapimex, Quốc Việt… nhưng xét về tính hiệu quả trong sản xuất kinh doanh trong 2 năm 2015 – 2016 thì FMC cho kết quả khá tốt và ổn định.

FMC

  1. Đầu tư vào vùng nuôi tôm: Trong 2.5 năm liên tiếp FMC đã thực hiện 3 mục tiêu quan trọng là: Đầu tư vùng nuôi tôm nguyên liệu từ trại nuôi tôm trên vùng đất 163 ha (ở Thị xã Vĩnh Châu) của doanh nghiệp từ 80 ao cuối năm 2014 lên 144 ao cuối năm 2016. Năm 2017 – 2018 doanh nghiệp sẽ đầu tư thêm ao nuôi khoảng 50 ao, nâng số ao nuôi lên 200 ao hay tăng khoảng 33.4%. Nhưng vậy sản lượng tôm nguyên liệu tự nuôi có thể tăng thêm từ 300 tấn đến 400 tấn so với năm 2017. Tôm nguyên liệu tự nuôi tăng từ 550 tấn năm 2014 lên 745 tấn năm 2016 và năm 2017 dự kiến tôm nguyên liệu tự nuôi đạt 1.550 tấn, trong đó vụ 1 đã thu hoạch xong khoảng 1,000 tấn. Vụ 2 bắt đầu thả nuôi từ đầu tháng 9, thời gian thu hoạch từ 90 – 100 ngày sau khi thả tôm giống sản lượng dự kiến thu 550 tấn. Bên cạnh đó, FMC có 2 nhà máy đạt ở trung tâm vùng tôm nguyên liệu của Sóc Trăng, trong đó thị xã Vĩnh Châu và huyện Trần Đề là hai vùng nuôi đạt tiêu chuẩn BAP và ASC cho năng suất và sản lượng cao nhất tỉnh Sóc Trăng. Vùng nguyên liệu tôm toàn tỉnh cho sản lượng 110.000 tấn / năm trên diện tích nuôi tôm 18.000 ha. Trong đó sản lượng tôm thẻ chân trắng chiếm 70% hay khoảng 77.000 tấn. Ngoài vùng nuôi của doanh nghiệp FMC còn hợp tác với nhiều hộ nông dân trong vùng hơn 400 ha để thả nuôi tôm nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu.
  2. Đầu tư vào năng lực sản xuất: Cuối tháng 6/2016 FMC đã quyết định mua lại Công ty TNHH Tin An và xây dựng thành nhà máy chế biến thủy sản Tin An, FMC đã mua lại toàn bộ vốn góp của các thành viên góp vốn của doanh nghiệp này với giá trị chuyển nhượng đạt 35,61 tỷ đồng. Sau đó FMC tiến hành đầu tư xây dựng nhà xưởng mua sắm máy móc thiết bị và công nghệ chế biến mới cho nhà máy thêm khoảng 80 tỷ. Nhà máy Tin An đã đi vào hoạt động cuối tháng 6/2017 và việc hoàn thiện sữa chữa lớn nhà máy An San trong năm 2016 nâng năng lực chế biến tôm đông lạnh của FMC từ 60.000 con/ ngày lên 80.000 con/này. Theo FMC việc đầu tư mới này của doanh nghiệp là chuẩn bị năng lực sản xuất cho các khách hàng mới từ Hàn Quốc và EU cũng như các khách hàng trong khu vực và thị trường lớn từ Trung Quốc. Tổng mức đầu tư 2 năm qua là 218 tỷ. Trong đó hơn 85% là đầu tư vào TSCĐ, nhà xưởng, kho lạnh 4000 tấn, Máy Móc thiết bị, công nghệ… phần còn lại là cho phát triển vùng nuôi tôm.
  3. Thị trường tiêu thụ: Thời gian qua FMC đã tận dụng các hiệp định song phương và FTA với Hàn Quốc và liên minh Châu Âu để từng bước duy trì chuẩn bị và tiếp cận các thị trường này. Cụ thể: Thị phần EU từ 4.1% năm 2014 lên 15.9% năm 2015 và lên 18.8% năm 2016, Việc đầu tư vào nhà máy Tin An nhằm để hướng vào thị trường XK sắp tới là EU là một chiến lược quan trọng nhằm gia tăng doanh thu tiềm năng của thị trường này. Theo số liệu xuất khẩu của Hải Quan 8 tháng đầu năm thì xuất khẩu tôm qua thị trường EU tăng trưởng hơn 30%, đạt kim ngạch 484M USD. Tuy FMC đang được hưởng thuế chống phá giá tôm ở Mỹ 0% nhưng để tránh các rắc rối về kiện tụng, doanh nghiệp đã chủ động giảm thị phần vào Mỹ, từ 46.5% năm 2014 xuống 33% năm 2016. Trong khi thị phần tại thị trường Nhật vẫn duy trì mức 39%. Thị trường Hàn Quốc là thị trường mới tiềm năng cho FMC hứa hẹn nhiều triển vọng cho ngành tôm Việt Nam cũng như FMC. Với hiệp định FTA Việt Nam Hàn Quốc có hiệu lực, Hàn Quốc sẽ từng bước nâng tỷ lệ hạn ngạch nhập tôm từ Việt Nam từ 10.000 tấn năm 2016 lên 20.000 tấn năm 2020 với thuế suất 0% thay cho mức 8% – 13%. Theo thống kê của Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC), NK tôm của Hàn Quốc năm 2016 đạt 532,3 triệu USD; tăng 4,5% so với năm 2015. Việt Nam là nhà cung cấp tôm lớn nhất cho Hàn Quốc, chiếm gần 49% tổng NK tôm của nước này. Cả năm 2016, XK tôm Việt Nam sang Hàn Quốc tăng 13,6% so với năm 2015. Bước sang năm 2017, sau khi giảm 12,2% trong tháng 1, XK tôm sang thị trường này tăng trưởng 2 con số lần lượt 72% và 52% trong tháng 2 và 3. Trong quý đầu tiên của năm 2017, XK tôm Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 61,8 triệu USD; tăng 30,8% so với cùng kỳ năm 2016.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP) cho biết trong 9 tháng năm 2017, ước tính ngành tôm Việt Nam xuất khẩu đạt kim ngạch 2,5 tỷ USD, tăng 21,9% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, thị trường châu Âu (EU) tăng 32% so với cùng kỳ năm 2016. Đặc biệt thị trường Anh tăng hơn 46%, Hà Lan là 47% và Bỉ 34%. Từ nay đến cuối năm, thị trường châu Âu vẫn tăng nhập khẩu tôm để phục vụ cho các lễ hội ẩm thực và văn hóa.

         4. Kết quả thực hiện 2017: Theo báo cáo tài chính Quý 4 kết thúc niên độ tài chính 2016-2017 vừa công bố             FMC đạt được những kết quả khả quan như sau:

  • Doanh thu quý đạt 1,034 tỷ, cả năm đạt 3,248 tỷ tăng trưởng 6.81% hay tăng 207 tỷ so với cùng kỳ.
  • LNST quý đạt 58.6 tỷ tăng 21 tỷ hay tăng 57.1% so với cùng kỳ. Lũy kế cả năm đạt 122 tỷ tăng 128 tỷ hay tăng gần 30%. Biên lợi nhuận ròng đạt gần 4%.

fmc tồn kho

  • FMC có tồn kho cuối tháng 9/2017 là 898 tỷ, trong đó thành phẩm tồn kho chiếm 825 tỷ hay chiếm 92%.
  • Trong năm FMC có chi phí lãi vay 30 tỷ hay bình quân mỗi quý FMC trả lãi vay khoảng 7.5 tỷ. Chi phi sử dụng vốn của FMC trên doan thu khoảng 0.92%.

fmc2410Đồ thị FMC phiên giao dịch ngày 24/10/2017. Nguồn: AmiBroker

Triển vọng 2018 – 2020: Mục tiêu doanh thu 200M USD 2020

Theo Kế hoạch dự kiến 2018: FMC đặt kế hoạch sản lượng tôm thành phẩm đạt 16.000 tấn và nông sản đạt 1.500 tấn, tăng lần lượt 4% và 7% cùng kỳ năm trước, doanh thu cho năm 2018 là 155 triệu USD, tăng 7% so với kết quả ước thực hiện năm trước. Lợi nhuận sau thuế kế hoạch 120 tỷ đồng, giảm nhẹ 4%. Cổ tức dự kiến cho năm 2018 là 20%. Với sự hoàn thiện đầu tư mới nhà máy mới, kho lạnh và vùng nuôi thêm 33%, khả năng trưởng doanh thu năm 2018 vượt 170 triệu USD là khả quan. Khi đó FMC có thể đạt LNST từ 140 tỷ đến 150 tỷ. EPS năm 2018 của FMC khoảng 3,580 đồng đến 3,840 đồng/cp.

Theo KQKD nêu trên thì EPS năm 2017 trước và sau pha loãng lần lượt tương ứng là 4,038 đ/cp và 3,128 đ/cp. Với kế hoạch chia cổ tức 2018 từ 20% trở lên, cộng với cổ tức tiền mặt còn lại của năm 2017 là 15% thì FMC có mức lãi cơ bản với mức giá chốt phiên ngày 24/10/2017 là 17.5%. Với PE  8.5 đến 9.5 lần thì giá hợp lý của FMC tương ứng là 26.500 – 29.500đ/cp là giá hợp lý trong vòng 3 đến 6 tháng tới.

—————————
Phan Nhật Cường – Chuyên viên Tư vấn Chứng khoán Cao cấp
Điện thoại / Zalo / Viber: 0912 842 224
Facebook: https://www.facebook.com/dautucophieu.net/
Skype: dautu.cophieu
Email: dautucophieu68@gmail.com

CÁC TIN LIÊN QUAN

Đối tác

Gọi ngay
Messenger
Zalo chát
Mở tài khoản
Góp ý