DANH MỤC

Mobile / Zalo: 0912 842 224
Đầu tư Cổ phiếu Group Facebook

Cập nhật cổ phiếu DNP – Tiến độ các dự án nước

Lượt xem: 1,529 - Ngày:
Chia sẻ

DNP cũng dự kiến sẽ khởi công dự án DNP – Long An GĐ 1 (30.000 m3/ngày đêm) trong tháng 7/2017 và dự án DNP – Bắc Giang (60.000 m3/ngày đêm) trong quý 4/2017 với vốn đầu tư ước tính lần lượt là 900 và 1.400 tỷ đồng, trong đó tỷ lệ tài trợ bằng vốn vay là 70%. Đồng thời, Công ty cũng sẽ tăng vốn ở CTCP đầu tư ngành nước DNP thông qua phát hành riêng lẻ cho hai đối tác chiến lược để tăng vốn điều lệ lên 950 tỷ đồng

Đồ thị cổ phiếu DNP cập nhật ngày 4/07/2017. Nguồn: AmiBroker

Đồ thị cổ phiếu DNP cập nhật ngày 03/07/2017. Nguồn: AmiBroker

Ngày mai là ngày giao dịch không hưởng quyền cổ tức bằng cổ phiếu (25%) và phát hành ưu đãi (40%) bằng mệnh giá cho cổ đông hiện hữu của CTCP Nhựa Đồng Nai (HNX: DNP) để bổ sung vốn lưu động. Như vậy, đây là năm thứ tư liên tiếp DNP chi trả cổ tức bằng cổ phiếu cao, không có tiền mặt và đẩy mạnh huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu ưu đãi cho cổ đông hiện hữu và phát hành riêng lẻ. Tuy vậy, tốc độ tăng trưởng về KQKD của DNP cũng khá tốt để duy trì mức EPS như trước khi pha loãng.

Ống nhựa hạ tầng vẫn là mảng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu và lợi nhuận của DNP. Tuy nhiên, với nhiều dự án nước sạch dự kiến sẽ đưa vào hoạt động từ năm 2019 cùng kế hoạch M&A các dự án nước hiệu quả, mảng nước được kỳ vọng là sẽ đóng góp ngày càng đáng kể hơn. Đặc biệt, ngay sau ĐHĐCĐ năm 2017, DNP đã nhanh chóng hoàn tất các thủ tục để thành lập pháp nhân cho công ty con CTCP đầu tư ngành nước DNP (DNP water) với giá trị vốn góp là 735 tỷ đồng, tương ứng với 98% vốn điều lệ của công ty này và chuyển hết phần sở hữu của DNP tại CTCP Bình Hiệp (53,7%) và Đồng Tâm (57,2%) cho đơn vị này. Việc tách riêng mảng nước kỳ vọng sẽ giúp Công ty dễ dàng hơn huy động vốn cho các dự án nước mới và giảm bớt tình trạng pha loãng cổ phiếu ở công ty mẹ.

Nhà máy nước Bình Hiệp đã tăng công suất phát nước thiết kế từ 30.000 m3/ngày đêm lên 50.000 m3/ngày đêm ở cuối năm 2016 và hiện duy trì tỷ lệ khai thác cao (trên 80%). Chúng tôi ước tính sản lượng nước tiêu thụ của Bình Hiệp có thể đạt khoảng 15 triệu m3 nước và đóng góp cho lợi ích của Công ty mẹ khoảng 14,5 tỷ đồng, tăng ~56% so với năm 2016. Điểm tích cực hơn là công suất phát nước ở nhà máy nước Đồng Tâm có sự cải thiện rõ rệt với sản lượng nước tiêu thụ tăng gần gấp đôi từ mức 25.000 m3/ngày đêm kể từ thời điểm DNP tiếp quản nhà máy nước này (Quý 4/2017). Chỉ riêng việc nhà máy này hoạt động hòa vốn cũng đã giúp tăng LNST của DNP tăng thêm khoảng 16 tỷ đồng.

DNP cũng dự kiến sẽ khởi công dự án DNP – Long An GĐ 1 (30.000 m3/ngày đêm) trong tháng 7/2017 và dự án DNP – Bắc Giang (60.000 m3/ngày đêm) trong quý 4/2017 với vốn đầu tư ước tính lần lượt là 900 và 1.400 tỷ đồng, trong đó tỷ lệ tài trợ bằng vốn vay là 70%. Đồng thời, Công ty cũng sẽ tăng vốn ở CTCP đầu tư ngành nước DNP thông qua phát hành riêng lẻ cho hai đối tác chiến lược để tăng vốn điều lệ lên 950 tỷ đồng. Công ty có thể tiếp tục tăng vốn ở DNP Water lên 1.250 tỷ đồng ở cuối năm 2017. Mặc dù các dự án nước mới có thể đóng góp lợi nhuận tức thì cho DNP nhưng doanh thu bán ống (chiếm 80% chi phí đầu tư nhà máy nước) kỳ vọng sẽ hỗ trợ tăng trưởng KQKD trong các năm 2017-2019.

Nhìn chung, triển vọng doanh nghiệp chưa có thay đổi lớn so với thời điểm chúng tôi phát hành Báo cáo chiến lược năm 2017, do đó, chúng tôi duy trì dự phóng KQKD với DNP trong năm 2017 với doanh thu và LNST lần lượt đạt 1.960 và 130 tỷ đồng, tương ứng tăng 35,2% và 43,3% so với cùng kỳ. Trong đó, lợi nhuận quý 2/2017 có thể đạt khoảng 40 tỷ đồng khi các hoạt động xây dựng đã gia tăng nhiều so với quý 1/2017. Mức giá hợp lý với cổ phiếu DNP được xác định ở mức 29.700 đồng/cp (giá trước chia), thấp hơn 4,5% so với giá đóng cửa ngày 03/07/2017.

Nguồn: Rongviet Research

CÁC TIN LIÊN QUAN

Đối tác

Gọi ngay
Messenger
Zalo chát
Mở tài khoản
Góp ý