DANH MỤC

Mobile / Zalo: 0912 842 224
Đầu tư Cổ phiếu Group Facebook

Cập nhật cổ phiếu CII – Q3/2022: Tỷ suất lợi nhuận thấp như dự kiến

Lượt xem: 954 - Ngày:
Chia sẻ

Sự kiện: KQKD Q3/2022

CII công bố KQKD Q3/2022 với lợi nhuận thuần chỉ là 7,4 tỷ đồng – mặc dù vẫn tăng 305,2% so với cùng kỳ nhưng giảm 89,8% so với quý trước – với doanh thu thuần đạt 2.184 tỷ đồng (tăng 744,0% so với cùng kỳ và 119,5% so với quý trước). Kết quả này phần lớn sát với dự báo của chúng tôi.

Đồ thị cổ phiếu CII phiên giao dịch ngày 31/10/2022. Nguồn: AmiBroker

Nếu không bao gồm các khoản mục không thường xuyên trong cả hai giai đoạn, lợi nhuận “cốt lõi” của CII sẽ đạt 21 tỷ đồng so với lỗ 206 tỷ đồng trong Q3/2021.

Doanh thu rất cao trong Q3/2022 chủ yếu nhờ dự án BĐS The River Thủ Thiêm của CII, nhưng tỷ suất lợi nhuận gộp ở mức rất thấp là 7,5% do CII chuyển nhượng dự án này cho doanh nghiệp BĐS khác vào năm 2020 nhưng vẫn giữ lại một số lợi ích về sản phẩm, sát với kỳ vọng của chúng tôi. Nhìn chung, doanh thu và lợi nhuận thuần 9 tháng đầu năm 2022 đạt lần lượt 56,1% và 86,7% dự báo cả năm 2022 của chúng tôi.

Bảng 1: KQKD Q3/2022 của CII

Doanh thu tăng 744% so với cùng kỳ nhờ dự án The River

HSC phân tích KQKD Q3/2022 của CII theo từng mảng kinh doanh như sau:

  • Doanh thu BĐS đạt 1.704 tỷ đồng, tăng mạnh so với lần lượt 59 tỷ đồng và 355 tỷ đồng trong Q3/2021 và Q2/2022, chủ yếu nhờ bàn giao sản phẩm tại dự án The River Thủ Thiêm (lô đất 3-15 tại Thủ Thiêm). Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận gộp mảng này chỉ là 7,5% (so với mức bình quân trong 3 năm là 25%) do CII trước đó đã chuyển nhượng dự án này cho một doanh nghiệp BĐS khác vào năm 2020 nhưng vẫn giữ lại một phần lợi ích về sản phẩm, sát với kỳ vọng của chúng tôi.
  • Tổng doanh thu từ thu phí đạt 349 tỷ đồng, tăng mạnh 192,5% so với cùng kỳ và 1,5% so với quý trước do mức nền thấp cùng kỳ năm ngoái khi Việt Nam áp dụng các biện pháp phong tỏa để ngăn chặn dịch COVID-19 trong Q3/2021 khiến 4 dự án BOT của CII tại miền Nam (trong số 6 dự án BOT mở cửa thu phí) phải tạm dừng thu phí trong khoảng 2 tháng từ ngày 20/7- 1/10/2021.
  • Lưu ý, doanh thu từ thu phí không bao gồm doanh thu từ dự án BOT Trung Lương – Mỹ Thuận (TL-MT). Trong khi dự án này bắt đầu thu phí từ ngày 8/8/2022, CII vẫn chưa hợp nhất dự án này vào BCTC.
  • Hiện tại, CII sở hữu gián tiếp 90% dự án TL-MT thông qua 2 công ty là CTCP đầu tư cầu đường CII (LGC; Không xếp hạng), hiện do CII sở hữu 54,7% cổ phiếu và CTCP Đầu tư Xây dựng Tuấn Lộc (tư nhân). LGC (và CII) chỉ ghi nhận khoản thu nhập từ công ty liên doanh & liên kết là 1,24 tỷ đồng từ dự án BOT TL-MT. Chúng tôi cho rằng CII sẽ lùi thời gian hợp nhất dự án này sang năm 2023, chậm hơn so với kỳ vọng trước đó của chúng tôi.
  • Mảng xây dựng: Nhờ dự án TL-MT và dự án BĐS Delagi (124ha, Bình Thuận; thuộc sở hữu của NBB), KQKD mảng này đã phục hồi tốt so với mức nền thấp trong Q3/2021, khi hoạt động xây dựng bị đóng băng. ▪ Doanh thu mảng này đạt 91 tỷ đồng, tăng 109,3% so với cùng kỳ nhưng giảm 45,2% so với quý trước do công việc xây dựng tại dự án TL-MT liên tục chậm lại khi sắp hoàn thành. Lợi nhuận mảng này là 0,3 tỷ đồng so với lỗ lần lượt 15,6 tỷ đồng và 2 tỷ đồng trong Q1 và Q2/2022 nhờ giá nguyên liệu giảm.
  • Doanh thu mảng cấp nước đạt 54,6 tỷ đồng, tăng 15,6% so với cùng kỳ nhưng giảm 1,0% so với quý trước. Tỷ suất lợi nhuận gộp mảng này cải thiện lên -7,2% so với -13,2% trong Q3/2021. Do mảng này đang ghi nhận một lượng chi phí khấu hao lớn và cố định, do đó doanh thu tăng sẽ củng cố tỷ suất lợi nhuận.

KQKD mảng xây dựng và cấp nước đều sát với dự báo của chúng tôi.

Các khoản mục tài chính đáng chú ý khác trong Q3/2022

Thu nhập tài chính trong kỳ là 177 tỷ đồng, giảm 52,6% so với cùng kỳ do không còn khoản lãi không thường xuyên đáng kể nào (so với khoản lãi 250 tỷ đồng từ thoái vốn dự án Delagi trong Q3/2021). Chi phí tài chính tăng 16,1% so với cùng kỳ lên 323 tỷ đồng, chủ yếu do chi phí phát sinh trong kỳ là 25,6 tỷ đồng từ hợp đồng hợp tác kinh doanh. Trong khi đó, chi phí lãi vay tăng nhẹ 4% so với cùng kỳ.

Chi phí bán hàng & quản lý giảm 10,9% so với cùng kỳ và 32,3% so với quý trước, chủ yếu do không còn khoản dự phòng phải thu khó đòi so với lần lượt 20,2 tỷ đồng và 37,2 tỷ đồng trong Q3/2021 và Q2/2022.

Tình hình tài chính cải thiện nhưng áp lực dòng tiền sắp tới

Dư nợ của Cổ phiếu CII tăng nhẹ 2,2% so với quý trước lên 15,3 nghìn tỷ đồng nhưng vẫn giảm 10,0% so với đầu năm (17,0 nghìn tỷ đồng). Tuy nhiên, điều này chủ yếu do CII không còn hợp nhất dư nợ của NBB (1.189 tỷ đồng tính đến ngày 31/12/2021) vào BCTC và CII đã sử dụng khoản tiền thu được từ bán cổ phẩn NBB và cổ phiếu quỹ trong 6 tháng đầu năm 2022 để thanh toán một phần dư nợ.

Tính đến ngày 30/6/2022, CII sẽ có một khoản vay dài hạn và nợ trái phiếu là 3,7 nghìn tỷ đồng đến hạn thanh toán trong vòng 1 năm. CII đã bán tài sản bao gồm một phần tỷ lệ sở hữu tại NBB, cổ phiếu quỹ, cổ phần mảng cấp nước (SII; Không xếp hạng) để giảm bớt áp lực dòng tiền, nhưng chúng tôi cho rằng CII sẽ chịu áp lực lớn hơn so với dự báo trước đây của chúng tôi trong bối cảnh Việt Nam đang thắt chặt thị trường trái phiếu.

HSC đang xem xét lại khuyến nghị và giá mục tiêu

HSC đang xem xét lại khuyến nghị và giá mục tiêu. Theo dự báo hiện tại, CII đang giao dịch với mức chiết khấu 53,0% so với RNAV, lớn hơn so với mức chiết khấu bình quân trong 2 năm qua là 21,6%.

Nguồn: HSC

Tuyên bố miễn trách nhiệm: Báo cáo chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và nhà đầu tư chỉ nên sử dụng báo cáo phân tích này như một nguồn tham khảo. Dautucophieu.net sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm nào trước nhà đầu tư cũng như đối tượng được nhắc đến trong báo cáo này về những tổn thất có thể xảy ra khi đầu tư hoặc những thông tin sai lệch về doanh nghiệp.

CÁC TIN LIÊN QUAN

Đối tác

Gọi ngay
Messenger
Zalo chát
Mở tài khoản
Góp ý